Xác định việc triển khai Nghị quyết số 28-NQ/TW là nhiệm vụ quan trọng của Ngành, nên ngay khi Nghị quyết được ban hành, BHXH tỉnh Yên Bái đã tích cực triển khai nhiều giải pháp quyết liệt, hiệu quả để hoàn thành tốt chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra.
Tuyên truyền chính sách BHXH, BHYT đến với người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh
Theo đó, đến nay toàn tỉnh có 03 tổ chức dịch vụ thu, với trên 550 điểm thu và trên 750 nhân viên thu, đây là đội ngũ “cánh tay nối dài” đưa chính sách BHXH, BHYT đến với người dân. Từ năm 2018 đến nay, BHXH tỉnh đã phối hợp với các sở ngành liên quan, hội đoàn thể, tổ chức dịch vụ thu tổ chức được trên 8.000 hội nghị truyền thông trực tiếp, trong đó trên 6.500 cuộc truyền thông theo nhóm nhỏ, qua đó giúp cho người dân hiểu được quyền lợi chính sách BHXH, BHYT của Đảng và Nhà nước, cùng tham gia chung tay thực hiện BHXH, BHYT toàn dân.
Diện bao phủ BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh cũng không ngừng tăng, nhất là về số người tham gia BHXH tự nguyện. Tính đến 31/10/2022, toàn tỉnh có trên 78.200 người tham gia BHXH, tăng gần 22.300 người so với năm 2018, đạt 18,9% so với lực lượng lao động; trong đó có trên 24.200 người tham gia BHXH tự nguyện, tăng 20.300 người so với năm 2018 và đạt 5,9% so với lực lượng lao động, vượt 4,9% so với mục tiêu giai đoạn đến năm 2021 Nghị quyết 28-NQ/TW đề ra. Số thu BHXH, BHYT tăng dần qua các năm, năm sau cao hơn năm trước, đều đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch BHXH Việt Nam giao; số nợ BHXH, BHYT từ năm 2018 đến năm 2022 luôn ở mức thấp so với tỷ lệ nợ chung của toàn Ngành (tính đến 31/10/2022 tỷ lệ nợ chiếm 2,7%). BHXH tỉnh cũng chủ động phối hợp với các sở, ngành liên quan thực hiện thanh tra liên ngành, thanh tra đột xuất chuyên ngành đóng BHXH, BHYT; qua đó truy thu hàng tỷ đồng nợ BHXH, BHYT để bảo đảm quyền lợi cho người lao động. Số người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, chế độ trợ cấp một lần, chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe và chế độ trợ cấp thất nghiệp cũng tăng dần hàng năm, giải quyết kịp thời cho người thụ hưởng.
Cùng với đó, BHXH tỉnh cũng tích cực ứng dụng công nghệ thông tin và đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính để nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách, rút ngắn thời gian giao dịch của người lao động và đơn vị sử dụng lao động theo đúng kế hoạch BHXH Việt Nam đề ra. Đến nay, 100% đơn vị sử dụng lao động đã đăng ký và thực hiện giao dịch điện tử trong công tác thu BHXH, BHYT và giải quyết các chế độ BHXH. Từ năm 2021 đến nay BHXH tỉnh đã quyết liệt triển khai ứng dụng VssID đến người tham gia BHXH, BHYT; tính đến 13/11/2022, toàn tỉnh đã phê duyệt hợp lệ hồ sơ VssID cho 110.414 người; tuyên truyền cho người dân về việc tích hợp dữ liệu thẻ BHYT với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để có thể sử dụng căn cước công dân khi đi khám, chữa bệnh thay thế thẻ BHYT bằng giấy, đến ngày 13/11/2022 trên địa bàn tỉnh có 555.890 người có thẻ BHYT được đồng bộ với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư còn hiệu lực để đi khám, chữa bệnh bằng căn cước công.
Đặc biệt, BHXH tỉnh đã đẩy mạnh và linh hoạt các hình thức truyền thông, vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương như: Truyền thông qua hội nghị khách hàng, tư vấn, đối thoại, truyền thông theo từng nhóm nhỏ đến tận hộ gia đình, địa bàn dân cư, các khu chợ; phát huy vai trò của già làng, trưởng bản, người có uy tín trong việc vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện; tăng cường tuyên truyền qua hệ thống loa truyền thanh cơ sở và qua mạng xã hội Facebook, Zalo…
Có thể thấy, sau hơn 04 năm tích cực triển khai thực hiện, Nghị quyết số 28-NQ/TW đã từng bước đi vào cuộc sống. Đặc biệt, vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp cũng như nhận thức của người dân, người lao động ngày càng được nâng cao. Điều này góp phần đưa chính sách BHXH ngày càng lan tỏa trong cuộc sống, hướng tới hoàn thành mục tiêu BHXH toàn dân theo tinh thần Nghị quyết 28-NQ/TW đã đề ra./.
Theo Bảo hiểm xã hội tỉnh
Xác định việc triển khai Nghị quyết số 28-NQ/TW là nhiệm vụ quan trọng của Ngành, nên ngay khi Nghị quyết được ban hành, BHXH tỉnh Yên Bái đã tích cực triển khai nhiều giải pháp quyết liệt, hiệu quả để hoàn thành tốt chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra. Theo đó, đến nay toàn tỉnh có 03 tổ chức dịch vụ thu, với trên 550 điểm thu và trên 750 nhân viên thu, đây là đội ngũ “cánh tay nối dài” đưa chính sách BHXH, BHYT đến với người dân. Từ năm 2018 đến nay, BHXH tỉnh đã phối hợp với các sở ngành liên quan, hội đoàn thể, tổ chức dịch vụ thu tổ chức được trên 8.000 hội nghị truyền thông trực tiếp, trong đó trên 6.500 cuộc truyền thông theo nhóm nhỏ, qua đó giúp cho người dân hiểu được quyền lợi chính sách BHXH, BHYT của Đảng và Nhà nước, cùng tham gia chung tay thực hiện BHXH, BHYT toàn dân.
Diện bao phủ BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh cũng không ngừng tăng, nhất là về số người tham gia BHXH tự nguyện. Tính đến 31/10/2022, toàn tỉnh có trên 78.200 người tham gia BHXH, tăng gần 22.300 người so với năm 2018, đạt 18,9% so với lực lượng lao động; trong đó có trên 24.200 người tham gia BHXH tự nguyện, tăng 20.300 người so với năm 2018 và đạt 5,9% so với lực lượng lao động, vượt 4,9% so với mục tiêu giai đoạn đến năm 2021 Nghị quyết 28-NQ/TW đề ra. Số thu BHXH, BHYT tăng dần qua các năm, năm sau cao hơn năm trước, đều đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch BHXH Việt Nam giao; số nợ BHXH, BHYT từ năm 2018 đến năm 2022 luôn ở mức thấp so với tỷ lệ nợ chung của toàn Ngành (tính đến 31/10/2022 tỷ lệ nợ chiếm 2,7%). BHXH tỉnh cũng chủ động phối hợp với các sở, ngành liên quan thực hiện thanh tra liên ngành, thanh tra đột xuất chuyên ngành đóng BHXH, BHYT; qua đó truy thu hàng tỷ đồng nợ BHXH, BHYT để bảo đảm quyền lợi cho người lao động. Số người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, chế độ trợ cấp một lần, chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe và chế độ trợ cấp thất nghiệp cũng tăng dần hàng năm, giải quyết kịp thời cho người thụ hưởng.
Cùng với đó, BHXH tỉnh cũng tích cực ứng dụng công nghệ thông tin và đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính để nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách, rút ngắn thời gian giao dịch của người lao động và đơn vị sử dụng lao động theo đúng kế hoạch BHXH Việt Nam đề ra. Đến nay, 100% đơn vị sử dụng lao động đã đăng ký và thực hiện giao dịch điện tử trong công tác thu BHXH, BHYT và giải quyết các chế độ BHXH. Từ năm 2021 đến nay BHXH tỉnh đã quyết liệt triển khai ứng dụng VssID đến người tham gia BHXH, BHYT; tính đến 13/11/2022, toàn tỉnh đã phê duyệt hợp lệ hồ sơ VssID cho 110.414 người; tuyên truyền cho người dân về việc tích hợp dữ liệu thẻ BHYT với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để có thể sử dụng căn cước công dân khi đi khám, chữa bệnh thay thế thẻ BHYT bằng giấy, đến ngày 13/11/2022 trên địa bàn tỉnh có 555.890 người có thẻ BHYT được đồng bộ với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư còn hiệu lực để đi khám, chữa bệnh bằng căn cước công.
Đặc biệt, BHXH tỉnh đã đẩy mạnh và linh hoạt các hình thức truyền thông, vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương như: Truyền thông qua hội nghị khách hàng, tư vấn, đối thoại, truyền thông theo từng nhóm nhỏ đến tận hộ gia đình, địa bàn dân cư, các khu chợ; phát huy vai trò của già làng, trưởng bản, người có uy tín trong việc vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện; tăng cường tuyên truyền qua hệ thống loa truyền thanh cơ sở và qua mạng xã hội Facebook, Zalo…
Có thể thấy, sau hơn 04 năm tích cực triển khai thực hiện, Nghị quyết số 28-NQ/TW đã từng bước đi vào cuộc sống. Đặc biệt, vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp cũng như nhận thức của người dân, người lao động ngày càng được nâng cao. Điều này góp phần đưa chính sách BHXH ngày càng lan tỏa trong cuộc sống, hướng tới hoàn thành mục tiêu BHXH toàn dân theo tinh thần Nghị quyết 28-NQ/TW đã đề ra./.
Theo Bảo hiểm xã hội tỉnh