CTTĐT - Nhận thấy thực tế nhiều nơi nhất là trong các doanh nghiệp, người lao động chưa quan tâm nhiều và chưa hiểu biết sâu sắc về pháp luật lao động. Do đó, nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động và người sử dụng lao động, Liên đoàn lao động tỉnh Yên Bái đã chủ động đưa pháp luật đến với người lao động và người sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh.
LĐLĐ tỉnh Yên Bái đã tổ chức hội nghị quán triệt Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XII)
Hiện nay, người lao động khi tìm việc làm hoặc vào công ty, doanh nghiệp làm việc họ chỉ chú trọng đến những nhu cầu cơ bản như: Tiền lương, ngày giờ công lao động, thu nhập tăng thêm, chế độ bảo hiểm…. Trong khi đó, còn những nội dung rất quan trọng khác có liên quan mà người lao động ít chú ý như: Điều kiện lao động, môi trường lao động, giải quyết tai nạn lao động (nếu có), an toàn lao động, vấn đề lao động nữ, vấn đề xử lý kỷ luật lao động…. Còn người sử dụng lao động thì cũng chưa thật sự quan tâm nhiều đến việc giúp cho người lao động hiểu biết cặn kẽ Luật lao động, một phần do yếu tố khách quan về thời gian, phương tiện, con người… Xác định vai trò của Công đoàn trong công tác phổ biến pháp luật tại các doanh nghiệp là hết sức cần thiết, trong 10 năm, các cấp công đoàn đã tổ chức trên 20.000 cuộc tuyên truyền cho hàng ngàn lượt CNVCLĐ, 100% cán bộ công đoàn chuyên trách đã học tập các Nghị quyết của Đảng, của Tỉnh ủy.
Mỗi năm bình quân có trên 6.100 công nhân lao động trẻ, đoàn viên công đoàn mới được học các bài về chính trị, CĐCS tổ chức nhiều buổi tuyên truyền, tư vấn pháp luật tại cơ sở cho CNLĐ; LĐLĐ tỉnh phát hành trên 10.000 cuốn sổ tay “Những điều cần biết về pháp luật lao động, CĐ và BHXH” và tổ chức nhiều lớp tuyên truyền, tư vấn về KHHGĐ, phòng chống HIV/AIDS, ma tuý, tội phạm, mại dâm và các TNXH gắn với học các bài chính trị cơ bản cho hơn 30.000 lượt CNLĐ.
Thông qua hoạt động tư vấn pháp luật đã trực tiếp tư vấn, hỗ trợ người lao động kiến thức để tự bảo vệ bản thân và giúp cán bộ CĐCS làm tốt chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Ngoài ra, hàng năm, các cấp CĐ phổ biến, quán triệt tới 100% CĐ cấp trên cơ sở, CĐCS, cán bộ CĐ; triển khai thực hiện việc “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, 100% cán bộ CĐ chuyên trách toàn tỉnh được học tập, có bản thu hoạch và đăng ký làm theo tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Vừa qua, LĐLĐ tỉnh cũng đã trang bị 4 tủ sách pháp luật cho CĐCS trị giá 16.000.000 đồng; trong 10 năm đã tổ chức trên 100 đợt tuyên truyền gắn với tư vấn pháp luật được triển khai đã trở thành kênh tuyên truyền có hiệu quả, được CNVCLĐ đánh giá cao.
Không riêng gì người lao động, kể cả người sử dụng lao động cũng cần phải hiểu biết thấu đáo pháp luật về lao động. Có như thế mới tạo ra mối quan hệ lao động hài hòa, xây dựng được môi trường lao động thân thiện, hợp lý, góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả lao động, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, phát triển sản xuất, phát triển nền kinh tế cho toàn xã hội.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Nhận thấy thực tế nhiều nơi nhất là trong các doanh nghiệp, người lao động chưa quan tâm nhiều và chưa hiểu biết sâu sắc về pháp luật lao động. Do đó, nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động và người sử dụng lao động, Liên đoàn lao động tỉnh Yên Bái đã chủ động đưa pháp luật đến với người lao động và người sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh.Hiện nay, người lao động khi tìm việc làm hoặc vào công ty, doanh nghiệp làm việc họ chỉ chú trọng đến những nhu cầu cơ bản như: Tiền lương, ngày giờ công lao động, thu nhập tăng thêm, chế độ bảo hiểm…. Trong khi đó, còn những nội dung rất quan trọng khác có liên quan mà người lao động ít chú ý như: Điều kiện lao động, môi trường lao động, giải quyết tai nạn lao động (nếu có), an toàn lao động, vấn đề lao động nữ, vấn đề xử lý kỷ luật lao động…. Còn người sử dụng lao động thì cũng chưa thật sự quan tâm nhiều đến việc giúp cho người lao động hiểu biết cặn kẽ Luật lao động, một phần do yếu tố khách quan về thời gian, phương tiện, con người… Xác định vai trò của Công đoàn trong công tác phổ biến pháp luật tại các doanh nghiệp là hết sức cần thiết, trong 10 năm, các cấp công đoàn đã tổ chức trên 20.000 cuộc tuyên truyền cho hàng ngàn lượt CNVCLĐ, 100% cán bộ công đoàn chuyên trách đã học tập các Nghị quyết của Đảng, của Tỉnh ủy.
Mỗi năm bình quân có trên 6.100 công nhân lao động trẻ, đoàn viên công đoàn mới được học các bài về chính trị, CĐCS tổ chức nhiều buổi tuyên truyền, tư vấn pháp luật tại cơ sở cho CNLĐ; LĐLĐ tỉnh phát hành trên 10.000 cuốn sổ tay “Những điều cần biết về pháp luật lao động, CĐ và BHXH” và tổ chức nhiều lớp tuyên truyền, tư vấn về KHHGĐ, phòng chống HIV/AIDS, ma tuý, tội phạm, mại dâm và các TNXH gắn với học các bài chính trị cơ bản cho hơn 30.000 lượt CNLĐ.
Thông qua hoạt động tư vấn pháp luật đã trực tiếp tư vấn, hỗ trợ người lao động kiến thức để tự bảo vệ bản thân và giúp cán bộ CĐCS làm tốt chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Ngoài ra, hàng năm, các cấp CĐ phổ biến, quán triệt tới 100% CĐ cấp trên cơ sở, CĐCS, cán bộ CĐ; triển khai thực hiện việc “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, 100% cán bộ CĐ chuyên trách toàn tỉnh được học tập, có bản thu hoạch và đăng ký làm theo tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Vừa qua, LĐLĐ tỉnh cũng đã trang bị 4 tủ sách pháp luật cho CĐCS trị giá 16.000.000 đồng; trong 10 năm đã tổ chức trên 100 đợt tuyên truyền gắn với tư vấn pháp luật được triển khai đã trở thành kênh tuyên truyền có hiệu quả, được CNVCLĐ đánh giá cao.
Không riêng gì người lao động, kể cả người sử dụng lao động cũng cần phải hiểu biết thấu đáo pháp luật về lao động. Có như thế mới tạo ra mối quan hệ lao động hài hòa, xây dựng được môi trường lao động thân thiện, hợp lý, góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả lao động, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, phát triển sản xuất, phát triển nền kinh tế cho toàn xã hội.