CTTĐT - Trong những năm qua, việc triển khai chính sách bảo hiểm thất nghiệp đã thể hiện tính nhân văn, tinh thần đoàn kết của người lao động, và chủ sử dụng lao động đối với những lao động bị mất việc. Sau gần 9 năm thực hiện, chính sách bảo hiểm thất nghiệp đã giúp hàng nghìn người lao động giảm bớt khó khăn khi mất việc làm. Với những lợi ích mang lại trong thời gian qua, bảo hiểm thất nghiệp thực sự đi vào cuộc sống và trở thành cứu cánh cho người lao động.
Người lao động được hưởng tiền trợ cấp thất nghiệp bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc
Với số tiền đóng góp không lớn (người sử dụng lao động đóng 1% quỹ tiền lương, tiền công; NLĐ đóng 1% tiền lương, tiền công tháng) NLĐ đã được tham gia BHTN, một chính sách thiết thực và ý nghĩa. Điều 15 của Nghị định số 127 về hướng dẫn điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp là người thất nghiệp đã đóng BHTN đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật. Tháng đóng Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) của NLĐ được tính nếu người sử dụng lao động và NLĐ đã đóng BHTN; NLĐ đã thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc ít nhất một ngày trong tháng đó. NLĐ đã đăng ký thất nghiệp với Trung tâm Giới thiệu việc làm thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội khi mất việc làm; chưa tìm được việc làm sau 15 ngày tính theo ngày làm việc kể từ ngày đăng ký thất nghiệp với Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh.
Theo quy định, trong vòng 7 ngày kể từ ngày mất việc, chấm dứt hợp đồng lao động, NLĐ phải đăng ký thất nghiệp với Trung tâm Giới thiệu việc làm. 15 ngày sau đó, người lao động phải nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, như sổ BHXH gốc. Như vậy, chỉ trong vòng 22 ngày, người lao động phải hoàn thiện đầy đủ hồ sơ để được hưởng 60% mức bình quân tiền lương, tiền công của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ là: 3 tháng nếu đóng BHTN đủ 12 tháng đến dưới 36 tháng; 6 tháng nếu đóng BHTN đủ 36 tháng đến dưới 72 tháng; 9 tháng nếu đóng BHTN đủ 72 tháng đến dưới 144 tháng; 12 tháng nếu đóng BHTN đủ 144 tháng trở lên.
Bên cạnh đó, người hưởng trợ cấp BHTN còn được hưởng các quyền lợi khác gồm: hỗ trợ chi phí học nghề thời gian tối đa không quá 6 tháng, mức hỗ trợ học nghề tùy theo mức chi phí học nghề của từng nghề và thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Trường hợp NLĐ có nhu cầu học nghề với mức chi phí cao hơn mức hỗ trợ chi phí học nghề theo quy định thì phần vượt quá mức chi phí này do NLĐ chi trả; được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí và hưởng chế độ BHYT trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Chị Lý Thị Som, thôn 7, xã Yên Hưng, huyện Văn Yên cho biết, chị làm trong công ty trong Bình Dương được 10 năm và có thời gian 5 năm tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Sau đó gia đình có việc, chị về quê. Được Trung tâm giới thiệu việc làm hướng dẫn làm thủ tục để hưởng trợ cấp thất nghiệp ngắn gọn, gia đình chị tạm thời đã có một khoản chi phí hỗ trợ trong quá trình tìm việc mới.
Hiện nay, toàn tỉnh có 1.913 đơn vị tham gia bảo hiểm thất nghiệp, với trên 41 nghìn lao động. Từ đầu năm 2017 đến nay, Trung tâm Dịch vụ giới thiệu việc làm đã tiếp nhận trên 1 nghìn 200 hồ sơ đăng ký hưởng bảo hiểm thất nghiệp trong đó số người đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng 689 người với tổng số tiền trợ gấp gần 12 tỷ đồng.
Có thể thấy, BHTN đã và đang là chỗ dựa cho người lao động khi bị mất việc làm để họ ổn định cuộc sống, có điều kiện được học nghề và tìm việc làm mới. Tuy nhiên, để người lao động thụ hưởng đầy đủ các quyền lợi từ chính sách BHTN, các cơ quan chức năng, đặc biệt là đơn vị lao động cần tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để người lao động thấy được ích lợi và chủ động tham gia BHTN, góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Trong những năm qua, việc triển khai chính sách bảo hiểm thất nghiệp đã thể hiện tính nhân văn, tinh thần đoàn kết của người lao động, và chủ sử dụng lao động đối với những lao động bị mất việc. Sau gần 9 năm thực hiện, chính sách bảo hiểm thất nghiệp đã giúp hàng nghìn người lao động giảm bớt khó khăn khi mất việc làm. Với những lợi ích mang lại trong thời gian qua, bảo hiểm thất nghiệp thực sự đi vào cuộc sống và trở thành cứu cánh cho người lao động.Với số tiền đóng góp không lớn (người sử dụng lao động đóng 1% quỹ tiền lương, tiền công; NLĐ đóng 1% tiền lương, tiền công tháng) NLĐ đã được tham gia BHTN, một chính sách thiết thực và ý nghĩa. Điều 15 của Nghị định số 127 về hướng dẫn điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp là người thất nghiệp đã đóng BHTN đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật. Tháng đóng Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) của NLĐ được tính nếu người sử dụng lao động và NLĐ đã đóng BHTN; NLĐ đã thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc ít nhất một ngày trong tháng đó. NLĐ đã đăng ký thất nghiệp với Trung tâm Giới thiệu việc làm thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội khi mất việc làm; chưa tìm được việc làm sau 15 ngày tính theo ngày làm việc kể từ ngày đăng ký thất nghiệp với Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh.
Theo quy định, trong vòng 7 ngày kể từ ngày mất việc, chấm dứt hợp đồng lao động, NLĐ phải đăng ký thất nghiệp với Trung tâm Giới thiệu việc làm. 15 ngày sau đó, người lao động phải nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, như sổ BHXH gốc. Như vậy, chỉ trong vòng 22 ngày, người lao động phải hoàn thiện đầy đủ hồ sơ để được hưởng 60% mức bình quân tiền lương, tiền công của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ là: 3 tháng nếu đóng BHTN đủ 12 tháng đến dưới 36 tháng; 6 tháng nếu đóng BHTN đủ 36 tháng đến dưới 72 tháng; 9 tháng nếu đóng BHTN đủ 72 tháng đến dưới 144 tháng; 12 tháng nếu đóng BHTN đủ 144 tháng trở lên.
Bên cạnh đó, người hưởng trợ cấp BHTN còn được hưởng các quyền lợi khác gồm: hỗ trợ chi phí học nghề thời gian tối đa không quá 6 tháng, mức hỗ trợ học nghề tùy theo mức chi phí học nghề của từng nghề và thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Trường hợp NLĐ có nhu cầu học nghề với mức chi phí cao hơn mức hỗ trợ chi phí học nghề theo quy định thì phần vượt quá mức chi phí này do NLĐ chi trả; được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí và hưởng chế độ BHYT trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Chị Lý Thị Som, thôn 7, xã Yên Hưng, huyện Văn Yên cho biết, chị làm trong công ty trong Bình Dương được 10 năm và có thời gian 5 năm tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Sau đó gia đình có việc, chị về quê. Được Trung tâm giới thiệu việc làm hướng dẫn làm thủ tục để hưởng trợ cấp thất nghiệp ngắn gọn, gia đình chị tạm thời đã có một khoản chi phí hỗ trợ trong quá trình tìm việc mới.
Hiện nay, toàn tỉnh có 1.913 đơn vị tham gia bảo hiểm thất nghiệp, với trên 41 nghìn lao động. Từ đầu năm 2017 đến nay, Trung tâm Dịch vụ giới thiệu việc làm đã tiếp nhận trên 1 nghìn 200 hồ sơ đăng ký hưởng bảo hiểm thất nghiệp trong đó số người đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng 689 người với tổng số tiền trợ gấp gần 12 tỷ đồng.
Có thể thấy, BHTN đã và đang là chỗ dựa cho người lao động khi bị mất việc làm để họ ổn định cuộc sống, có điều kiện được học nghề và tìm việc làm mới. Tuy nhiên, để người lao động thụ hưởng đầy đủ các quyền lợi từ chính sách BHTN, các cơ quan chức năng, đặc biệt là đơn vị lao động cần tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để người lao động thấy được ích lợi và chủ động tham gia BHTN, góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.