CTTĐT - Do tác động tiêu cực của đại dịch covid-19 đến thị trường lao động, hiện nay, tình trạng người lao động mất việc làm, nhận BHXH 1 lần có xu hướng gia tăng. Đây là lựa chọn khiến người lao động chịu nhiều thiệt thòi về quyền lợi, cần cân nhắc khi quyết định.
NLĐ nên cân nhắc kỹ trước khi quyết định hưởng BHXH một lần.
Người lao động khi quyết định rút bảo hiểm xã hội 1 lần sẽ không còn trong hệ thống BHXH được nhà nước tổ chức thực hiện và bảo hộ; mất cơ hội hưởng lương hưu – nguồn thu nhập ổn định, hữu ích khi về già; số tiền nhận được ít hơn so với số tiền đóng vào Quỹ BHXH; mất cơ hội được nhận thẻ BHYT miễn phí khi hết tuổi lao động; thân nhân mất cơ hội nhận trợ cấp mai táng và chế độ tử tuất…
Hiện nay, theo quy định của pháp luật, tổng mức đóng BHXH là 22% mức tiền lương tháng trong đó người lao động đóng 8% và người sử dụng lao động đóng 14%; tổng mức đóng vào quỹ BHXH hàng năm bằng 2,64 tháng lương. Nếu hưởng BHXH 1 lần thì người lao động chỉ được thanh toán bằng 2 tháng lương làm chăn cứ đóng BHXH cho một năm tham gia BHXH, như vậy, người lao động mấy 0.64 tháng lương mỗi năm.
Đã đóng BHXH được 5 năm rồi nghỉ việc, sau đó vì không có tiền trang trải cuộc sống, cộng với con cái đang tuổi ăn tuổi học nên anh H (ở thành phố Yên Bái) đã quyết định rút tiền bảo hiểm xã hội 1 lần. Với số tiền rút về, anh cùng mấy người bạn đầu tư mở nhà hàng nhưng do đại dịch covid nên mặc dù đầu tư khá nhiều vào nhà hàng nhưng hầu như không có lãi. Giờ đây, nhiều lúc ngồi nghĩ, anh H thấy tiếc vì do nóng vội, anh đã rút bảo hiểm xã hội 1 lần. Lo sợ rằng, khi về già anh sẽ chưa biết trông cậy vào đâu.
Không chỉ anh H, hiện nay nhiều người nuối tiếc vì rút bảo hiểm xã hội sớm. Tuổi càng cao thì lo lắng sẽ càng tăng hơn bởi không ai muốn tuổi già không tiền bạc, sống chỉ dựa vào con cháu. Trong khi đó, nhiều lao động còn trẻ hoặc trung niên đã đi rút BHXH, chấp nhận tuổi già không có chỗ dựa tài chính, bảo hiểm y tế. Do vậy, cần phải có những giải pháp để hạn chế tình trạng này và giữ người lao động đã tham gia bảo hiểm xã hội ở lại hệ thống an sinh này.
Hiến pháp năm 2013 nêu rõ "Công dân có quyền được bảo đảm an sinh xã hội". Tham gia Bảo hiểm xã hội chính là đảm bảo an sinh cho mỗi công dân nhưng nhiều người đang lựa chọn từ bỏ an sinh cho chính mình khi về già.
Cầm tiền về chỉ là trước mắt nhưng hàng chục năm tuổi già của họ sẽ như thế nào nếu không có tích lũy, không có lương hưu và không bảo hiểm y tế. Trong khi đó, quan niệm "già cậy con" đã ngày càng xa vời khi mà gần một nửa người già hiện nay ở cả đô thị hay nông thôn đang sống một mình.
Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, chỉ trong quý I/2022, đã có hơn 200 nghìn người được giải quyết hưởng Bảo hiểm xã hội 1 lần. Con số này lớn hơn cùng kỳ năm 2021. Mỗi người lao động đều có những băn khoăn cân nhắc khi rút tiền Bảo hiểm xã hội 1 lần, nhưng với hoàn cảnh khác nhau họ đành chấp nhận những hệ lụy sau này.
Trong thực tế đã có rất nhiều trường hợp khi đã nhận BHXH một lần muốn nộp lại tiền để phục hồi số năm đã tham gia BHXH cho đủ điều kiện hưởng lương hưu, nhưng pháp luật về BHXH chưa quy định về trường hợp này. Vì vậy, NLĐ nên cân nhắc kỹ trước khi quyết định hưởng BHXH một lần.
Cách hữu hiệu nhất để có tuổi già an yên, không phụ thuộc vào con cháu là có nguồn tài chính ổn định qua lương hưu hằng tháng khi về già, được cấp thẻ BHYT để chăm sóc sức khỏe trong suốt thời gian hưởng lương hưu. Muốn vậy, NLĐ hãy tích lũy, tham gia BHXH ngay khi còn trẻ. Nếu ở thời điểm khó khăn không thể đóng tiếp BHXH, NLĐ có quyền bảo lưu và sau đó đóng tiếp (bằng cách tham gia BHXH bắt buộc hoặc tự nguyện) để đủ điều kiện nhận lương hưu và được cấp thẻ BHYT giúp chăm sóc sức khỏe khi về già.
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Do tác động tiêu cực của đại dịch covid-19 đến thị trường lao động, hiện nay, tình trạng người lao động mất việc làm, nhận BHXH 1 lần có xu hướng gia tăng. Đây là lựa chọn khiến người lao động chịu nhiều thiệt thòi về quyền lợi, cần cân nhắc khi quyết định. Người lao động khi quyết định rút bảo hiểm xã hội 1 lần sẽ không còn trong hệ thống BHXH được nhà nước tổ chức thực hiện và bảo hộ; mất cơ hội hưởng lương hưu – nguồn thu nhập ổn định, hữu ích khi về già; số tiền nhận được ít hơn so với số tiền đóng vào Quỹ BHXH; mất cơ hội được nhận thẻ BHYT miễn phí khi hết tuổi lao động; thân nhân mất cơ hội nhận trợ cấp mai táng và chế độ tử tuất…
Hiện nay, theo quy định của pháp luật, tổng mức đóng BHXH là 22% mức tiền lương tháng trong đó người lao động đóng 8% và người sử dụng lao động đóng 14%; tổng mức đóng vào quỹ BHXH hàng năm bằng 2,64 tháng lương. Nếu hưởng BHXH 1 lần thì người lao động chỉ được thanh toán bằng 2 tháng lương làm chăn cứ đóng BHXH cho một năm tham gia BHXH, như vậy, người lao động mấy 0.64 tháng lương mỗi năm.
Đã đóng BHXH được 5 năm rồi nghỉ việc, sau đó vì không có tiền trang trải cuộc sống, cộng với con cái đang tuổi ăn tuổi học nên anh H (ở thành phố Yên Bái) đã quyết định rút tiền bảo hiểm xã hội 1 lần. Với số tiền rút về, anh cùng mấy người bạn đầu tư mở nhà hàng nhưng do đại dịch covid nên mặc dù đầu tư khá nhiều vào nhà hàng nhưng hầu như không có lãi. Giờ đây, nhiều lúc ngồi nghĩ, anh H thấy tiếc vì do nóng vội, anh đã rút bảo hiểm xã hội 1 lần. Lo sợ rằng, khi về già anh sẽ chưa biết trông cậy vào đâu.
Không chỉ anh H, hiện nay nhiều người nuối tiếc vì rút bảo hiểm xã hội sớm. Tuổi càng cao thì lo lắng sẽ càng tăng hơn bởi không ai muốn tuổi già không tiền bạc, sống chỉ dựa vào con cháu. Trong khi đó, nhiều lao động còn trẻ hoặc trung niên đã đi rút BHXH, chấp nhận tuổi già không có chỗ dựa tài chính, bảo hiểm y tế. Do vậy, cần phải có những giải pháp để hạn chế tình trạng này và giữ người lao động đã tham gia bảo hiểm xã hội ở lại hệ thống an sinh này.
Hiến pháp năm 2013 nêu rõ "Công dân có quyền được bảo đảm an sinh xã hội". Tham gia Bảo hiểm xã hội chính là đảm bảo an sinh cho mỗi công dân nhưng nhiều người đang lựa chọn từ bỏ an sinh cho chính mình khi về già.
Cầm tiền về chỉ là trước mắt nhưng hàng chục năm tuổi già của họ sẽ như thế nào nếu không có tích lũy, không có lương hưu và không bảo hiểm y tế. Trong khi đó, quan niệm "già cậy con" đã ngày càng xa vời khi mà gần một nửa người già hiện nay ở cả đô thị hay nông thôn đang sống một mình.
Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, chỉ trong quý I/2022, đã có hơn 200 nghìn người được giải quyết hưởng Bảo hiểm xã hội 1 lần. Con số này lớn hơn cùng kỳ năm 2021. Mỗi người lao động đều có những băn khoăn cân nhắc khi rút tiền Bảo hiểm xã hội 1 lần, nhưng với hoàn cảnh khác nhau họ đành chấp nhận những hệ lụy sau này.
Trong thực tế đã có rất nhiều trường hợp khi đã nhận BHXH một lần muốn nộp lại tiền để phục hồi số năm đã tham gia BHXH cho đủ điều kiện hưởng lương hưu, nhưng pháp luật về BHXH chưa quy định về trường hợp này. Vì vậy, NLĐ nên cân nhắc kỹ trước khi quyết định hưởng BHXH một lần.
Cách hữu hiệu nhất để có tuổi già an yên, không phụ thuộc vào con cháu là có nguồn tài chính ổn định qua lương hưu hằng tháng khi về già, được cấp thẻ BHYT để chăm sóc sức khỏe trong suốt thời gian hưởng lương hưu. Muốn vậy, NLĐ hãy tích lũy, tham gia BHXH ngay khi còn trẻ. Nếu ở thời điểm khó khăn không thể đóng tiếp BHXH, NLĐ có quyền bảo lưu và sau đó đóng tiếp (bằng cách tham gia BHXH bắt buộc hoặc tự nguyện) để đủ điều kiện nhận lương hưu và được cấp thẻ BHYT giúp chăm sóc sức khỏe khi về già.