CTTĐT - Với đặc thù địa phương có trên 90% là người dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, hạn chế, đặc biệt là những khu vực vùng sâu, vùng xa, địa hình chia cắt, nhưng những năm qua, BHXH huyện Mù Cang Chải đã có những giải pháp tích cực, phù hợp nhằm phát triển BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình tại địa phương.
Người dân xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải được tuyên truyền về lợi ích khi tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Điều đó thể hiện rõ qua số lượng người tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn huyện Mù Cang Chải ngày càng tăng lên qua các năm. Năm 2018, toàn huyện chỉ có chưa đầy 100 người tham gia BHXH tự nguyện, đến năm 2020 đã tăng lên gần 500 người.
Đến nay, huyện Mù Cang Chải hiện có trên 2.400 người tham gia BHXH bắt buộc, 540 người tham gia BHXH tự nguyện, gần 2.000 người tham gia bảo hiểm thất nghiệp và tỷ lệ bao phủ BHYT đạt gần 99%.
Đạt được kết quả trên là nhờ công tác cải cách thủ tục hành chính ở BHXH huyện Mù Cang Chải luôn nhận được sự quan tâm của BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh, cùng với sự nỗ lực của cán bộ, công chức, viên chức nên công tác tiếp nhận, giải quyết hồ sơ theo cơ chế “một cửa” được duy trì tốt, thực hiện thuận lợi, nhanh chóng, kịp thời.
Vì địa hình đồi núi, giao thông đi lại khó khăn, nhiều người dân phải đi bộ từ sáng sớm, nhưng có khi hết ngày mới tới được cơ quan BHXH huyện. Cán bộ BHXH huyện thường xuyên làm việc ngoài giờ hành chính để giải quyết công việc, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân.
BHXH huyện cũng chủ động phối hợp các phòng, ban, đoàn thể chính trị xã hội, và UBND xã, thị trấn, tổ chức hội nghị tuyên truyền BHXH tự nguyện, BHYT hộ gai đình với thời gian, địa điểm linh hoạt và được tuyên truyền bằng 2 thứ tiếng Việt - Mông. Thực hiện giao chỉ tiêu phát triển người tham gia cho từng công chức, viên chức trong cơ quan; có hình thức khen thưởng, động viên kịp thời những người có thành tích xuất sắc...
Đặc biệt, cùng với đội ngũ cán bộ, tuyên truyền viên của BHXH, các trưởng thôn, trưởng bản cũng đã phát huy vai trò trong công tác tuyên truyền, vận động, phát triển đối tượng tham gia. Thông qua trưởng thôn, trưởng bản, người có uy tín trong dòng họ giải thích cho người dân, con, cháu hiểu rõ lợi ích khi tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình.
Bên cạnh đó, BHXH huyện luôn coi trọng công tác đào tạo đại lý thu BHXH, bảo hiểm y tế, phối hợp với các đại lý đến từng gia đình theo phương châm "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” để vận động. Các đại lý tích cực phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức các buổi đối thoại tuyên truyền đến từng thôn, bản. Ðối tượng hướng tới là nông dân, người lao động tự do, thành viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong hợp tác xã, người lao động đã đủ điều kiện về tuổi đời nhưng chưa đủ điều kiện về thời gian đóng để hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về BHXH.
Đáng chú ý, cán bộ, công chức, viên chức BHXH huyện Mù Cang Chải tăng cường thực hiện các giải pháp vận động và thu hút, tích cực đi cơ sở tuyên truyền, vận động phát triển người tham gia BHXH tự nguyện.
Gần 15 năm gắn bó với công tác bảo hiểm xã hội ở Mù Cang Chải, chị Nguyễn Thị Oanh thường xuyên có những chuyến công tác thực tế để tuyên tuyền về chính sách BHXH tự nguyện, bảo hiểm y tế hộ gia đình.
Chị Oanh chia sẻ: “Với đặc thù của một huyện vùng cao như Mù Cang Chải, khó khăn lớn nhất không phải khoảng cách về địa lý mà là thuyết phục được đồng bào vào lưới an sinh. Hơn 90% dân số Mù Cang Chải là người dân tộc thiểu số, hầu hết bà con có nhận thức, hiểu biết về pháp luật, chính sách BHXH, BHYT còn hạn chế, lại bất đồng về ngôn ngữ nên cán bộ BHXH phải kiên nhẫn nói đi nói lại nhiều lần, dùng những hình ảnh minh họa, gần gũi để họ dễ hiểu, dễ nhớ. Đa số đồng bào dân tộc thiểu số ở các địa phương vẫn còn xa lạ với chính sách bảo hiểm, an sinh xã hội, đồng bào nghĩ lương hưu là dành cho cán bộ. Khi được tư vấn, họ mới vỡ ra là có chính sách BHXH tự nguyện dành cho lao động tự do, tham gia BHXH sẽ có lương hưu khi về già, đồng thời được cấp thẻ BHYT miễn phí, lại được Nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng. Vì vậy, cán bộ tuyên truyền cần phải hiểu rõ về chính sách BHXH, BHYT, thường xuyên cập nhật thông tin liên quan đến những chính sách, quy định mới. Thông qua công tác tuyên truyền làm thay đổi nhận thức, hành động của người dân, từ đó họ chủ động tham gia BHXH, BHYT. Đặc biệt là phải kiên trì vì có những người phải đến vận động 3, 4 lần họ mới hiểu và tham gia”.
Cùng với kênh tuyên truyền trực tiếp, BHXH huyện đẩy mạnh đa dạng hóa các hình thức khác, như: phát thanh lưu động bằng song ngữ Việt - Mông; tuyên truyền trực quan bằng pano, áp phích, băng rôn, phát hành tờ gấp; tổ chức quầy tư vấn tại các buổi chợ phiên...
Là huyện vùng cao, chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông sinh sống, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn nên công tác phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, BHYT hộ gia đình luôn là bài toán khó đối với huyện Mù Cang Chải. Để tiếp tục phát triển các đối tượng tham gia vào lưới an sinh, thời gian tới, BHXH huyện Mù Cang Chải đẩy mạnh tuyên truyền để người dân nắm vững và tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình để được hưởng các chính sách ưu việt của Đảng, Nhà nước, góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn, trong đó chú trọng tuyên truyền, vận động đối tượng đến hạn tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình và người dân bị giảm thẻ BHYT theo Quyết định 861 nhằm đảm bảo thẻ BHYT được nối tiếp, không ảnh hưởng đến quyền lợi 5 năm./.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Với đặc thù địa phương có trên 90% là người dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, hạn chế, đặc biệt là những khu vực vùng sâu, vùng xa, địa hình chia cắt, nhưng những năm qua, BHXH huyện Mù Cang Chải đã có những giải pháp tích cực, phù hợp nhằm phát triển BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình tại địa phương.Điều đó thể hiện rõ qua số lượng người tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn huyện Mù Cang Chải ngày càng tăng lên qua các năm. Năm 2018, toàn huyện chỉ có chưa đầy 100 người tham gia BHXH tự nguyện, đến năm 2020 đã tăng lên gần 500 người.
Đến nay, huyện Mù Cang Chải hiện có trên 2.400 người tham gia BHXH bắt buộc, 540 người tham gia BHXH tự nguyện, gần 2.000 người tham gia bảo hiểm thất nghiệp và tỷ lệ bao phủ BHYT đạt gần 99%.
Đạt được kết quả trên là nhờ công tác cải cách thủ tục hành chính ở BHXH huyện Mù Cang Chải luôn nhận được sự quan tâm của BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh, cùng với sự nỗ lực của cán bộ, công chức, viên chức nên công tác tiếp nhận, giải quyết hồ sơ theo cơ chế “một cửa” được duy trì tốt, thực hiện thuận lợi, nhanh chóng, kịp thời.
Vì địa hình đồi núi, giao thông đi lại khó khăn, nhiều người dân phải đi bộ từ sáng sớm, nhưng có khi hết ngày mới tới được cơ quan BHXH huyện. Cán bộ BHXH huyện thường xuyên làm việc ngoài giờ hành chính để giải quyết công việc, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân.
BHXH huyện cũng chủ động phối hợp các phòng, ban, đoàn thể chính trị xã hội, và UBND xã, thị trấn, tổ chức hội nghị tuyên truyền BHXH tự nguyện, BHYT hộ gai đình với thời gian, địa điểm linh hoạt và được tuyên truyền bằng 2 thứ tiếng Việt - Mông. Thực hiện giao chỉ tiêu phát triển người tham gia cho từng công chức, viên chức trong cơ quan; có hình thức khen thưởng, động viên kịp thời những người có thành tích xuất sắc...
Đặc biệt, cùng với đội ngũ cán bộ, tuyên truyền viên của BHXH, các trưởng thôn, trưởng bản cũng đã phát huy vai trò trong công tác tuyên truyền, vận động, phát triển đối tượng tham gia. Thông qua trưởng thôn, trưởng bản, người có uy tín trong dòng họ giải thích cho người dân, con, cháu hiểu rõ lợi ích khi tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình.
Bên cạnh đó, BHXH huyện luôn coi trọng công tác đào tạo đại lý thu BHXH, bảo hiểm y tế, phối hợp với các đại lý đến từng gia đình theo phương châm "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” để vận động. Các đại lý tích cực phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức các buổi đối thoại tuyên truyền đến từng thôn, bản. Ðối tượng hướng tới là nông dân, người lao động tự do, thành viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong hợp tác xã, người lao động đã đủ điều kiện về tuổi đời nhưng chưa đủ điều kiện về thời gian đóng để hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về BHXH.
Đáng chú ý, cán bộ, công chức, viên chức BHXH huyện Mù Cang Chải tăng cường thực hiện các giải pháp vận động và thu hút, tích cực đi cơ sở tuyên truyền, vận động phát triển người tham gia BHXH tự nguyện.
Gần 15 năm gắn bó với công tác bảo hiểm xã hội ở Mù Cang Chải, chị Nguyễn Thị Oanh thường xuyên có những chuyến công tác thực tế để tuyên tuyền về chính sách BHXH tự nguyện, bảo hiểm y tế hộ gia đình.
Chị Oanh chia sẻ: “Với đặc thù của một huyện vùng cao như Mù Cang Chải, khó khăn lớn nhất không phải khoảng cách về địa lý mà là thuyết phục được đồng bào vào lưới an sinh. Hơn 90% dân số Mù Cang Chải là người dân tộc thiểu số, hầu hết bà con có nhận thức, hiểu biết về pháp luật, chính sách BHXH, BHYT còn hạn chế, lại bất đồng về ngôn ngữ nên cán bộ BHXH phải kiên nhẫn nói đi nói lại nhiều lần, dùng những hình ảnh minh họa, gần gũi để họ dễ hiểu, dễ nhớ. Đa số đồng bào dân tộc thiểu số ở các địa phương vẫn còn xa lạ với chính sách bảo hiểm, an sinh xã hội, đồng bào nghĩ lương hưu là dành cho cán bộ. Khi được tư vấn, họ mới vỡ ra là có chính sách BHXH tự nguyện dành cho lao động tự do, tham gia BHXH sẽ có lương hưu khi về già, đồng thời được cấp thẻ BHYT miễn phí, lại được Nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng. Vì vậy, cán bộ tuyên truyền cần phải hiểu rõ về chính sách BHXH, BHYT, thường xuyên cập nhật thông tin liên quan đến những chính sách, quy định mới. Thông qua công tác tuyên truyền làm thay đổi nhận thức, hành động của người dân, từ đó họ chủ động tham gia BHXH, BHYT. Đặc biệt là phải kiên trì vì có những người phải đến vận động 3, 4 lần họ mới hiểu và tham gia”.
Cùng với kênh tuyên truyền trực tiếp, BHXH huyện đẩy mạnh đa dạng hóa các hình thức khác, như: phát thanh lưu động bằng song ngữ Việt - Mông; tuyên truyền trực quan bằng pano, áp phích, băng rôn, phát hành tờ gấp; tổ chức quầy tư vấn tại các buổi chợ phiên...
Là huyện vùng cao, chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông sinh sống, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn nên công tác phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, BHYT hộ gia đình luôn là bài toán khó đối với huyện Mù Cang Chải. Để tiếp tục phát triển các đối tượng tham gia vào lưới an sinh, thời gian tới, BHXH huyện Mù Cang Chải đẩy mạnh tuyên truyền để người dân nắm vững và tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình để được hưởng các chính sách ưu việt của Đảng, Nhà nước, góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn, trong đó chú trọng tuyên truyền, vận động đối tượng đến hạn tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình và người dân bị giảm thẻ BHYT theo Quyết định 861 nhằm đảm bảo thẻ BHYT được nối tiếp, không ảnh hưởng đến quyền lợi 5 năm./.