Năm 2018, Ban Chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 về Cải cách chính sách BHXH. Đây là những định hướng cải cách chính sách tại Nghị quyết hứa hẹn sẽ tạo ra nhiều bứt phá trong năm 2019.
Người lao động tại công ty Vạn Đạt (Yên Bái)
Các mục tiêu tại Nghị quyết 28-NQ/TW:
Mở rộng diện bao phủ BHXH đến các năm 2021, 2025, 2030, tương ứng phải đạt bao phủ 35%, 45%, 60% lực lượng lao động tham gia BHXH, trong đó, yêu cầu phát triển BHXH tự nguyện với mục tiêu phải đạt từ 1%, 2,5%, 5% lực lượng lao động trong độ tuổi; với BHTN phải đạt 28%, 35%; 45% lực lượng lao động tương ứng đến các năm 2021, 2025, 2030
|
Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng được đánh giá là có những nội dung cải cách chính sách BHXH tiến bộ, tiệm cận với các tiêu chuẩn về an sinh xã hội trong các Công ước và Khuyến nghị của ILO. Theo đó, với việc hoàn thiện chính sách BHXH theo định hướng cải cách tại Nghị quyết 28, chúng ta tin tưởng rằng sẽ tạo ra những đột phá mới, quyền lợi của người tham gia BHXH sẽ ngày càng được bảo đảm tốt hơn, cụ thể: cải cách chính sách BHXH hướng đến bao phủ toàn dân được nhìn nhận toàn diện từ yếu tố đầu vào đến các yếu tố đầu ra. Đó là việc hoàn thành tỷ lệ bao phủ tham gia BHXH so với lực lượng lao động trong độ tuổi (35% năm 2021; 45% năm 2025; 60% năm 2030) và số người sau độ tuổi hưởng lương hưu được hưởng lương hưu (45%; 55%; 60%). Cải cách chính sách BHXH không chỉ quan tâm đến lao động khu vực chính thức mà còn đặc biệt chú trọng đến lao động là nông dân, lao động khu vực phi chính thức – đây là khoảng trống vẫn chưa được quan tâm triệt để trong những lần thiết kế chính sách trước đây. Mục tiêu đến 2025, trong số 45% lực lượng lao động (LLLĐ) trong độ tuổi tham gia BHXH thì nông dân, lao động phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện chiếm khoảng 2,5% lực lượng lao động trong độ tuổi.
cải cách chính sách BHXH chú trọng cả đến quá trình tổ chức thực hiện chính sách thông qua việc chú trọng nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ hướng tới sự hài lòng của người tham gia BHXH đạt 80% năm 2021; 85% năm 2025 và 90% năm 2030.
Nghị quyết 28-NQ/TW coi phạm vi BHXH không chỉ bao gồm những quan hệ đóng hưởng trực tiếp vào quỹ BHXH mà còn bao gồm cả những quan hệ đóng hưởng gián tiếp vào ngân sách nhà nước. Theo đó, hệ thống BHXH đa tầng, ngân sách nhà nước cung cấp một khoản trợ cấp cho người cao tuổi không có lương hưu, hoặc BHXH hằng tháng. Bên cạnh đó, nhà nước còn có chính sách huy động các nguồn lực xã hội đóng thêm để các đối tượng này có mức hưởng cao hơn; điều chỉnh giảm dần độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội phù hợp với khả năng của ngân sách. Điều này cho thấy Nhà nước ngày càng quan tâm hơn đến việc bảo đảm an sinh cho người dân thông qua việc hướng tới tất cả người hết tuổi lao động trong xã hội đều có lương hưu.
Ngoài ra, việc cải cách chính sách BHXH còn quan tâm đến linh hoạt điều kiện tham gia BHXH để hưởng chế độ. Các chính sách trước đây quy định tối thiểu phải 20 năm đóng BHXH, người lao động mới có cơ hội được hưởng lương hưu. Chính quy định thời gian dài như vậy dẫn đến rất nhiều lao động khu vực trí thức, nông dân khó có điều kiện tham gia để được hưởng lương hưu. Lần này Trung ương đã đưa ra chủ trương rất lớn sẽ có lộ trình giảm dần từ 20 năm xuống còn 15 năm, thậm chí tiến tới còn 10 năm để bảo đảm người dân có lương hưu để bảo đảm cuộc sống tuổi già.
Điểm mới về chính sách BHXH tại Nghị quyết 28-NQ/TW là phát triển BHXH đa tầng, nhằm mục tiêu các tầng chính sách sẽ hỗ trợ và bổ sung cho nhau để bảo đảm an sinh cho mọi người dân. Điều này xuất phát từ thực tế thời gian vừa qua, giữa các chính sách xã hội thiếu sự liên kết dẫn đến vẫn còn có khoảng 5 triệu người cao tuổi (hơn 60 và dưới 80 mà không thuộc hộ nghèo; không bị khuyết tật) chưa được hưởng trợ cấp hàng tháng, tuổi già gặp rất nhiều khó khăn. Rất nhiều quốc gia trên thế giới đã xác định trợ cấp tuổi già (Việt Nam đang áp dụng với người trên 80 tuổi) là tầng lương hưu xã hội trong hệ thống BHXH đa tầng. Trong cải cách chính sách BHXH lần này, hệ thống BHXH đa tầng được xác định. Cụ thể, tầng đầu tiên sẽ là trợ cấp hưu trí xã hội, bằng cách ngân sách nhà nước cung cấp một khoản bảo đảm về thu nhập cho người cao tuổi không có lương hưu, hoặc BHXH hằng tháng. Tầng trên đó là BHXH cơ bản, bao gồm BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện. Tầng cuối cùng là bảo hiểm hưu trí bổ sung, hay nói cách khác là chế độ hưu trí tự nguyện theo nguyên tắc thị trường, tạo điều kiện cho người sử dụng lao động và người lao động có thêm lựa chọn tham gia đóng góp để được hưởng mức lương hưu cao hơn. Thực hiện hệ thống BHXH đa tầng sẽ giúp người dân tiếp cận chính sách BHXH một cách toàn diện, đầy đủ các chế độ và tiến tới mọi người cao tuổi đều có lương hưu.
Ban Biên tập
Năm 2018, Ban Chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 về Cải cách chính sách BHXH. Đây là những định hướng cải cách chính sách tại Nghị quyết hứa hẹn sẽ tạo ra nhiều bứt phá trong năm 2019.
Các mục tiêu tại Nghị quyết 28-NQ/TW:
Mở rộng diện bao phủ BHXH đến các năm 2021, 2025, 2030, tương ứng phải đạt bao phủ 35%, 45%, 60% lực lượng lao động tham gia BHXH, trong đó, yêu cầu phát triển BHXH tự nguyện với mục tiêu phải đạt từ 1%, 2,5%, 5% lực lượng lao động trong độ tuổi; với BHTN phải đạt 28%, 35%; 45% lực lượng lao động tương ứng đến các năm 2021, 2025, 2030
Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng được đánh giá là có những nội dung cải cách chính sách BHXH tiến bộ, tiệm cận với các tiêu chuẩn về an sinh xã hội trong các Công ước và Khuyến nghị của ILO. Theo đó, với việc hoàn thiện chính sách BHXH theo định hướng cải cách tại Nghị quyết 28, chúng ta tin tưởng rằng sẽ tạo ra những đột phá mới, quyền lợi của người tham gia BHXH sẽ ngày càng được bảo đảm tốt hơn, cụ thể: cải cách chính sách BHXH hướng đến bao phủ toàn dân được nhìn nhận toàn diện từ yếu tố đầu vào đến các yếu tố đầu ra. Đó là việc hoàn thành tỷ lệ bao phủ tham gia BHXH so với lực lượng lao động trong độ tuổi (35% năm 2021; 45% năm 2025; 60% năm 2030) và số người sau độ tuổi hưởng lương hưu được hưởng lương hưu (45%; 55%; 60%). Cải cách chính sách BHXH không chỉ quan tâm đến lao động khu vực chính thức mà còn đặc biệt chú trọng đến lao động là nông dân, lao động khu vực phi chính thức – đây là khoảng trống vẫn chưa được quan tâm triệt để trong những lần thiết kế chính sách trước đây. Mục tiêu đến 2025, trong số 45% lực lượng lao động (LLLĐ) trong độ tuổi tham gia BHXH thì nông dân, lao động phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện chiếm khoảng 2,5% lực lượng lao động trong độ tuổi.
cải cách chính sách BHXH chú trọng cả đến quá trình tổ chức thực hiện chính sách thông qua việc chú trọng nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ hướng tới sự hài lòng của người tham gia BHXH đạt 80% năm 2021; 85% năm 2025 và 90% năm 2030.
Nghị quyết 28-NQ/TW coi phạm vi BHXH không chỉ bao gồm những quan hệ đóng hưởng trực tiếp vào quỹ BHXH mà còn bao gồm cả những quan hệ đóng hưởng gián tiếp vào ngân sách nhà nước. Theo đó, hệ thống BHXH đa tầng, ngân sách nhà nước cung cấp một khoản trợ cấp cho người cao tuổi không có lương hưu, hoặc BHXH hằng tháng. Bên cạnh đó, nhà nước còn có chính sách huy động các nguồn lực xã hội đóng thêm để các đối tượng này có mức hưởng cao hơn; điều chỉnh giảm dần độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội phù hợp với khả năng của ngân sách. Điều này cho thấy Nhà nước ngày càng quan tâm hơn đến việc bảo đảm an sinh cho người dân thông qua việc hướng tới tất cả người hết tuổi lao động trong xã hội đều có lương hưu.
Ngoài ra, việc cải cách chính sách BHXH còn quan tâm đến linh hoạt điều kiện tham gia BHXH để hưởng chế độ. Các chính sách trước đây quy định tối thiểu phải 20 năm đóng BHXH, người lao động mới có cơ hội được hưởng lương hưu. Chính quy định thời gian dài như vậy dẫn đến rất nhiều lao động khu vực trí thức, nông dân khó có điều kiện tham gia để được hưởng lương hưu. Lần này Trung ương đã đưa ra chủ trương rất lớn sẽ có lộ trình giảm dần từ 20 năm xuống còn 15 năm, thậm chí tiến tới còn 10 năm để bảo đảm người dân có lương hưu để bảo đảm cuộc sống tuổi già.
Điểm mới về chính sách BHXH tại Nghị quyết 28-NQ/TW là phát triển BHXH đa tầng, nhằm mục tiêu các tầng chính sách sẽ hỗ trợ và bổ sung cho nhau để bảo đảm an sinh cho mọi người dân. Điều này xuất phát từ thực tế thời gian vừa qua, giữa các chính sách xã hội thiếu sự liên kết dẫn đến vẫn còn có khoảng 5 triệu người cao tuổi (hơn 60 và dưới 80 mà không thuộc hộ nghèo; không bị khuyết tật) chưa được hưởng trợ cấp hàng tháng, tuổi già gặp rất nhiều khó khăn. Rất nhiều quốc gia trên thế giới đã xác định trợ cấp tuổi già (Việt Nam đang áp dụng với người trên 80 tuổi) là tầng lương hưu xã hội trong hệ thống BHXH đa tầng. Trong cải cách chính sách BHXH lần này, hệ thống BHXH đa tầng được xác định. Cụ thể, tầng đầu tiên sẽ là trợ cấp hưu trí xã hội, bằng cách ngân sách nhà nước cung cấp một khoản bảo đảm về thu nhập cho người cao tuổi không có lương hưu, hoặc BHXH hằng tháng. Tầng trên đó là BHXH cơ bản, bao gồm BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện. Tầng cuối cùng là bảo hiểm hưu trí bổ sung, hay nói cách khác là chế độ hưu trí tự nguyện theo nguyên tắc thị trường, tạo điều kiện cho người sử dụng lao động và người lao động có thêm lựa chọn tham gia đóng góp để được hưởng mức lương hưu cao hơn. Thực hiện hệ thống BHXH đa tầng sẽ giúp người dân tiếp cận chính sách BHXH một cách toàn diện, đầy đủ các chế độ và tiến tới mọi người cao tuổi đều có lương hưu.