Bảo hiểm Xã hội Việt Nam vừa có quyết định về việc ban hành dịch vụ công trực tuyến giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp dưỡng sức phục hồi sức khỏe thuộc lĩnh vực thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội.
Dịch vụ công giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.(Ảnh minh họa).
Các trường hợp áp dụng hưởng chế độ ốm đau bao gồm:
- Người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động, hoặc điều trị thương tật, bệnh tật tái phát do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
- Người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền. Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con mà thuộc một trong các trường hợp quy định ở trên.
Đối với hưởng chế độ thai sản, áp dụng với các trường hợp gồm: Lao động nữ mang thai; lao động nữ sinh con; lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ; người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi; lao động nữ đặt vòng tránh thai, thực hiện biện pháp triệt sản; lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
Người lao động theo quy định nêu trên phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Đối với hưởng trợ cấp dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, áp dụng với người lao động đã nghỉ hưởng chế độ ốm đau đủ thời gian trong một năm theo quy định, kể cả người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khoẻ chưa phục hồi.
Quy định cũng áp dụng cho lao động nữ sau thời gian hưởng chế độ thai sản, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi; người lao động đang tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động, hoặc bệnh tật do bệnh nghề nghiệp bị suy giảm khả năng lao động từ 15% trở lên, trong thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi.
Về cách thức thực hiện, người lao động nộp hồ sơ trực tiếp cho đơn vị sử dụng lao động.
Đơn vị sử dụng lao động nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội bằng một trong các hình thức sau: Qua giao dịch điện tử; qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội. Thời hạn giải quyết tối đa 6 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan bảo hiểm xã hội nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Dịch vụ công giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sẽ được kết nối, tích hợp để cung cấp trên Cổng Dịch vụ công ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam và trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, áp dụng từ ngày 15/6/2022.
Ban Biên tập
Bảo hiểm Xã hội Việt Nam vừa có quyết định về việc ban hành dịch vụ công trực tuyến giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp dưỡng sức phục hồi sức khỏe thuộc lĩnh vực thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội.Các trường hợp áp dụng hưởng chế độ ốm đau bao gồm:
- Người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động, hoặc điều trị thương tật, bệnh tật tái phát do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
- Người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền. Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con mà thuộc một trong các trường hợp quy định ở trên.
Đối với hưởng chế độ thai sản, áp dụng với các trường hợp gồm: Lao động nữ mang thai; lao động nữ sinh con; lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ; người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi; lao động nữ đặt vòng tránh thai, thực hiện biện pháp triệt sản; lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
Người lao động theo quy định nêu trên phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Đối với hưởng trợ cấp dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, áp dụng với người lao động đã nghỉ hưởng chế độ ốm đau đủ thời gian trong một năm theo quy định, kể cả người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khoẻ chưa phục hồi.
Quy định cũng áp dụng cho lao động nữ sau thời gian hưởng chế độ thai sản, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi; người lao động đang tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động, hoặc bệnh tật do bệnh nghề nghiệp bị suy giảm khả năng lao động từ 15% trở lên, trong thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi.
Về cách thức thực hiện, người lao động nộp hồ sơ trực tiếp cho đơn vị sử dụng lao động.
Đơn vị sử dụng lao động nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội bằng một trong các hình thức sau: Qua giao dịch điện tử; qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội. Thời hạn giải quyết tối đa 6 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan bảo hiểm xã hội nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Dịch vụ công giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sẽ được kết nối, tích hợp để cung cấp trên Cổng Dịch vụ công ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam và trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, áp dụng từ ngày 15/6/2022.