CTTĐT - Phát huy truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam, phụ nữ các dân tộc tỉnh Yên Bái nêu cao tinh thần đoàn kết, ý chí tự lực, tự cường, khắc phục khó khăn, hăng hái thực hiện Phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” gắn với các phong trào thi đua, các cuộc vận động do Trung ương và tỉnh phát động, đóng góp hiệu quả trên các lĩnh vực, chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, ngày càng khẳng định được vị thế, vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội.
Phụ nữ thôn Minh Thân, xã Đại Minh, huyện Yên Bình quét dọn vệ sinh, chăm sóc các đoạn đường hoa trong thôn.
Yên Bái là tỉnh miền núi phía Bắc, có diện tích tự nhiên 6.892,68 km2, dân số trên 83 vạn người, nữ chiếm 49,64%, trong đó có gần 21,6 vạn phụ nữ từ 18 tuổi trở lên; trên 30 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 57,29%. Toàn tỉnh có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó 02 huyện vùng cao đặc biệt khó khăn, 173 xã/phường/thị trấn, trong đó 59 xã đặc biệt khó khăn. Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức do tác động tiêu cực của tình hình thời tiết biến đổi cực đoan, rét đậm, rét hại kéo dài, lũ ống, lũ quét, ngập úng, sạt lở đất nghiêm trọng gây thiệt hại lớn về người, tài sản của nhân dân và cơ sở hạ tầng của tỉnh; tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhất là ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, song tỉnh Yên Bái đã triển khai thực hiện đồng bộ, toàn diện, cơ bản đảm bảo kế hoạch các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Trong những năm qua, các tầng lớp phụ nữ chấp hành nghiêm chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia các sự kiện chính trị của tỉnh và địa phương. Chủ động tham gia xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, góp ý vào văn kiện Đại hội Đảng các cấp, hăng hái tham gia cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Tỷ lệ nữ đảng viên tăng, nữ tham gia cấp ủy đạt từ 15% trở lên, nữ đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp đạt trên 30%. Toàn tỉnh có 572 nữ thạc sỹ, chiếm 53,6% tổng số thạc sỹ của tỉnh, 11 nữ tiến sỹ, chiếm 28,2% tổng số tiến sỹ của tỉnh. Chị em đã thể hiện bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với Đảng, tận tụy với Nhân dân, vượt qua khó khăn, thách thức, không ngừng học tập, rèn luyện, đổi mới, sáng tạo, ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách hành chính, vận động quần chúng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Nhiều chị được tín nhiệm giao trọng trách, giữ cương vị lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành.
Trong lĩnh vực kinh tế, lực lượng lao động nữ chiếm trên 50% trong sản xuất nông - lâm nghiệp và dịch vụ thương mại. Nhiệm kỳ qua, đã có gần 113 nghìn lao động nữ đã qua đào tạo, trên 40 nghìn lao động nữ được giải quyết việc làm. Với 25% doanh nghiệp, hợp tác xã do nữ làm chủ, chị em đã mạnh dạn đầu tư để mở rộng sản xuất ngành nghề phù hợp, áp dụng khoa học kỹ thuật, đổi mới phương thức tổ chức sản xuất. Tích cực thi đua lao động sản xuất, nghiên cứu, học hỏi, tiếp cận các nguồn vốn; các chương trình, đề án chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng mô hình sản xuất theo chuỗi, góp phần bảo đảm vững chắc an ninh lương thực, thúc đẩy sản xuất hàng hóa, giảm nghèo bền vững gắn với bảo vệ môi trường, góp phần đáng kể vào phong trào thi đua “Yên Bái chung sức xây dựng nông thôn mới” và duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn tỉnh bình quân đạt 6,64%, thu nhập bình quân đầu người đạt 42 triệu đồng/năm, giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 32,21% năm 2016 xuống còn 7,04% năm 2020 (theo tiêu chí nghèo giai đoạn 2016 - 2021). Qua đó, đã có nhiều điển hình tiên tiến làm kinh tế giỏi thu nhập từ 500 triệu đồng/năm trở lên. Nhiều chị vinh dự được nhận Bằng khen của Trung ương và của tỉnh.
Trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch, phụ nữ đã khẳng định được vai trò quan trọng trong bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của các dân tộc, thông qua hoạt động lễ hội, giới thiệu, quảng bá hình ảnh quê hương, con người Yên Bái tới bạn bè trong nước và quốc tế. Nhiều nữ nghệ nhân ưu tú đã và đang đóng góp vào việc giữ gìn, bảo tồn và khôi phục các giá trị văn hóa truyền thống phục vụ phát triển du lịch, nhiều cơ sở du lịch cộng đồng do phụ nữ làm chủ hoạt động hiệu quả.
Cuộc vận động “Mỗi phụ nữ chọn một hình thức văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao phù hợp” đã thành lập nhiều tổ, nhóm, câu lạc bộ đọc sách, hát dân ca và yoga, rumba, erobic, dân vũ,… góp phần nâng cao dân trí, tăng cường sức khỏe, cải thiện đời sống tinh thần của chị em, đặc biệt ở vùng nông thôn được nâng lên rõ rệt. Toàn tỉnh đã xây dựng và duy trì 1.627 đội văn nghệ quần chúng; 510 câu lạc bộ thể dục thể thao, nhiều nữ vận động viên tham gia các giải thể thao phong trào; thể thao thành tích cao toàn quốc và tại tỉnh đạt thành tích cao. Lực lượng nữ nghệ sĩ đã sáng tạo, hoạt động nghệ thuật, say mê cống hiến trong niềm tin yêu của nhân dân, có 2 nữ nghệ sĩ được phong tặng Nghệ sĩ ưu tú.
Trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo, phụ nữ với tư cách là người mẹ, người chị có vai trò không nhỏ trong việc giáo dục, chăm lo, dạy dỗ con cái; phụ nữ vùng cao tích cực tham gia các lớp xóa mù chữ và đóng vai trò quan trọng trong việc huy động trẻ ra lớp ngày càng tăng. Lực lượng nòng cốt là nữ cán bộ, giáo viên ngành Giáo dục và Đào tạo chiếm 77% số cán bộ toàn ngành, trong đó 972 chị là cán bộ quản lý, chiếm 65,3% tổng số cán bộ quản lý toàn ngành. Với tinh thần trách nhiệm đối với sự nghiệp “trồng người”, chị em tích cực hưởng ứng phong trào “Giỏi việc trường, đảm việc nhà”; “Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập” và các cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương tự học và sáng tạo”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, xây dựng “Trường học hạnh phúc, lớp học hạnh phúc”, góp phần không nhỏ trong công tác tham mưu, chỉ đạo và thực hiện các mục tiêu về lĩnh vực giáo dục và đào tạo; nhiều cô giáo là những tấm gương vượt khó dạy học tại các huyện, xã vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn, góp phần phát triển văn hóa xã hội tỉnh Yên Bái. Hiện có 282 chị có trình độ thạc sĩ (chiếm 60,1%), 6 chị có trình độ tiến sĩ (chiếm 37,5%), 23 nữ nhà giáo ưu tú.
Trong lĩnh vực Y tế, phụ nữ các dân tộc trong tỉnh tích cực thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, chăm sóc các thành viên trong gia đình, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, nhất là tham gia phòng chống dịch bệnh Covid-19. Đặc biệt, phụ nữ ngành Y tế chiếm trên 62% lực lượng lao động toàn ngành, với phương châm “sáng y đức, giỏi chuyên môn” và thực hiện phong trào "Vì sự tiến bộ phụ nữ y tế", chị em đã không ngừng phấn đấuthực hiện tốt 12 điều y đức, nâng cao chất lượng khám và điều trị cho Nhân dân, đóng góp tích cực vào thành tích chung của ngành Y tế tỉnh nhà. Trong 5 năm có thêm 01nữ “Thầy thuốc nhân dân” và 12 nữ “Thầy thuốc ưu tú”, nhiều chị có trình độ bác sĩ chuyên khoa I, chuyên khoa II.
Trong lĩnh vực Khoa học - Công nghệ, chị em luôn chủ động, say mê trong nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật. Giai đoạn 2016 - 2020, toàn tỉnh đã triển khai thực hiện 250 đề tài, dự án khoa học công nghệ, mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trên các lĩnh vực, trong đó có 37 đề tài, dự án khoa học cấp tỉnh do nữ làm chủ nhiệm và 374 chị em tham gia trong nhóm thực hiện đề tài, dự án trongcác lĩnh vực nông, lâm nghiệp, khoa học xã hội, y tế, an ninh... có tính khả thi, được áp dụng rộng rãi, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái.
Trong lĩnh vực quốc phòng - an ninh và đối ngoại, chị em tích cực tham gia giữ gìn trật tự an toàn xã hội, phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, chủ động tham gia các hoạt động đối ngoại nhân dân, tranh thủ sự hỗ trợ, hợp tác, thu hút đầu tư do các tổ chức trong và ngoài nước tài trợ; đồng thời tích cực đấu tranh chống âm mưu diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch. Là hậu phương vững chắc, kịp thời thăm hỏi động viên con, em và gia đình có người thân đang làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc; vận động con, em thực hiện tốt nghĩa vụ quân sự. Phụ nữ trong lực lượng vũ trang đã nêu cao phẩm chất đạo đức cách mạng, bản lĩnh chính trị, năng lực trí tuệ, chủ động, trách nhiệm, kỷ cương, sáng tạo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Trong gia đình, với thiên chức là người vợ, người mẹ - người thầy đầu tiên của con người, chị em đã tăng cường chăm sóc, bảo vệ các thành viên trong gia đình; tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức“Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang”, tích cực lao động, nâng cao thu nhập, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, gắn kết yêu thương, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh.
Có thể khẳng định, 5 năm qua, phụ nữ các dân tộc tỉnh Yên Bái đã phát huy truyền thống tốt đẹp, đoàn kết, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu có nhiều đóng góp trong các lĩnh vực lao động, công tác, đời sống xã hội. Nữ công nhân viên chức lao động chiếm tỷ lệ 62,2% ở mọi ngành nghề, lĩnh vực, trong đó 62,5% có trình độ cao đẳng, đại học trở lên. Chị em hăng hái thi đua thực hiện phong trào “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Phụ nữ cao tuổi là chỗ dựa tinh thần, lưu giữ các giá trị truyền thống, truyền thụ kiến thức, kỹ năng cho thế hệ trẻ. Nữ thanh niên tích cực học tập, lao động, xung kích, tình nguyện phát triển kinh tế - xã hội, phát triển cộng đồng. Phụ nữ các dân tộc thiểu số luôn đoàn kết, cần cù lao động, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, chung tay xây dựng đời sống văn hóa mới. Phụ nữ các tôn giáo sống “tốt đời đẹp đạo”, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. Nhóm phụ nữ yếu thế, dễ bị tổn thương, khuyết tật đã khắc phục hoàn cảnh khó khăn, tự tin, phát huy năng lực, hòa nhập vào đời sống xã hội. Trong nhiệm kỳ qua, đã có hàng nghìn điển hình phụ nữ được nhận bằng khen, giấy khen của các cấp, các ngành, trong đó 485 tập thể, 339 cá nhân phụ nữ tiêu biểu được nhận các giải thưởng, danh hiệu cao quý của Đảng và Nhà nước, Bằng khen của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương và tỉnh.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Phát huy truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam, phụ nữ các dân tộc tỉnh Yên Bái nêu cao tinh thần đoàn kết, ý chí tự lực, tự cường, khắc phục khó khăn, hăng hái thực hiện Phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” gắn với các phong trào thi đua, các cuộc vận động do Trung ương và tỉnh phát động, đóng góp hiệu quả trên các lĩnh vực, chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, ngày càng khẳng định được vị thế, vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội.Yên Bái là tỉnh miền núi phía Bắc, có diện tích tự nhiên 6.892,68 km2, dân số trên 83 vạn người, nữ chiếm 49,64%, trong đó có gần 21,6 vạn phụ nữ từ 18 tuổi trở lên; trên 30 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 57,29%. Toàn tỉnh có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó 02 huyện vùng cao đặc biệt khó khăn, 173 xã/phường/thị trấn, trong đó 59 xã đặc biệt khó khăn. Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức do tác động tiêu cực của tình hình thời tiết biến đổi cực đoan, rét đậm, rét hại kéo dài, lũ ống, lũ quét, ngập úng, sạt lở đất nghiêm trọng gây thiệt hại lớn về người, tài sản của nhân dân và cơ sở hạ tầng của tỉnh; tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhất là ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, song tỉnh Yên Bái đã triển khai thực hiện đồng bộ, toàn diện, cơ bản đảm bảo kế hoạch các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Trong những năm qua, các tầng lớp phụ nữ chấp hành nghiêm chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia các sự kiện chính trị của tỉnh và địa phương. Chủ động tham gia xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, góp ý vào văn kiện Đại hội Đảng các cấp, hăng hái tham gia cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Tỷ lệ nữ đảng viên tăng, nữ tham gia cấp ủy đạt từ 15% trở lên, nữ đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp đạt trên 30%. Toàn tỉnh có 572 nữ thạc sỹ, chiếm 53,6% tổng số thạc sỹ của tỉnh, 11 nữ tiến sỹ, chiếm 28,2% tổng số tiến sỹ của tỉnh. Chị em đã thể hiện bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với Đảng, tận tụy với Nhân dân, vượt qua khó khăn, thách thức, không ngừng học tập, rèn luyện, đổi mới, sáng tạo, ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách hành chính, vận động quần chúng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Nhiều chị được tín nhiệm giao trọng trách, giữ cương vị lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành.
Trong lĩnh vực kinh tế, lực lượng lao động nữ chiếm trên 50% trong sản xuất nông - lâm nghiệp và dịch vụ thương mại. Nhiệm kỳ qua, đã có gần 113 nghìn lao động nữ đã qua đào tạo, trên 40 nghìn lao động nữ được giải quyết việc làm. Với 25% doanh nghiệp, hợp tác xã do nữ làm chủ, chị em đã mạnh dạn đầu tư để mở rộng sản xuất ngành nghề phù hợp, áp dụng khoa học kỹ thuật, đổi mới phương thức tổ chức sản xuất. Tích cực thi đua lao động sản xuất, nghiên cứu, học hỏi, tiếp cận các nguồn vốn; các chương trình, đề án chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng mô hình sản xuất theo chuỗi, góp phần bảo đảm vững chắc an ninh lương thực, thúc đẩy sản xuất hàng hóa, giảm nghèo bền vững gắn với bảo vệ môi trường, góp phần đáng kể vào phong trào thi đua “Yên Bái chung sức xây dựng nông thôn mới” và duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn tỉnh bình quân đạt 6,64%, thu nhập bình quân đầu người đạt 42 triệu đồng/năm, giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 32,21% năm 2016 xuống còn 7,04% năm 2020 (theo tiêu chí nghèo giai đoạn 2016 - 2021). Qua đó, đã có nhiều điển hình tiên tiến làm kinh tế giỏi thu nhập từ 500 triệu đồng/năm trở lên. Nhiều chị vinh dự được nhận Bằng khen của Trung ương và của tỉnh.
Trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch, phụ nữ đã khẳng định được vai trò quan trọng trong bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của các dân tộc, thông qua hoạt động lễ hội, giới thiệu, quảng bá hình ảnh quê hương, con người Yên Bái tới bạn bè trong nước và quốc tế. Nhiều nữ nghệ nhân ưu tú đã và đang đóng góp vào việc giữ gìn, bảo tồn và khôi phục các giá trị văn hóa truyền thống phục vụ phát triển du lịch, nhiều cơ sở du lịch cộng đồng do phụ nữ làm chủ hoạt động hiệu quả.
Cuộc vận động “Mỗi phụ nữ chọn một hình thức văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao phù hợp” đã thành lập nhiều tổ, nhóm, câu lạc bộ đọc sách, hát dân ca và yoga, rumba, erobic, dân vũ,… góp phần nâng cao dân trí, tăng cường sức khỏe, cải thiện đời sống tinh thần của chị em, đặc biệt ở vùng nông thôn được nâng lên rõ rệt. Toàn tỉnh đã xây dựng và duy trì 1.627 đội văn nghệ quần chúng; 510 câu lạc bộ thể dục thể thao, nhiều nữ vận động viên tham gia các giải thể thao phong trào; thể thao thành tích cao toàn quốc và tại tỉnh đạt thành tích cao. Lực lượng nữ nghệ sĩ đã sáng tạo, hoạt động nghệ thuật, say mê cống hiến trong niềm tin yêu của nhân dân, có 2 nữ nghệ sĩ được phong tặng Nghệ sĩ ưu tú.
Trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo, phụ nữ với tư cách là người mẹ, người chị có vai trò không nhỏ trong việc giáo dục, chăm lo, dạy dỗ con cái; phụ nữ vùng cao tích cực tham gia các lớp xóa mù chữ và đóng vai trò quan trọng trong việc huy động trẻ ra lớp ngày càng tăng. Lực lượng nòng cốt là nữ cán bộ, giáo viên ngành Giáo dục và Đào tạo chiếm 77% số cán bộ toàn ngành, trong đó 972 chị là cán bộ quản lý, chiếm 65,3% tổng số cán bộ quản lý toàn ngành. Với tinh thần trách nhiệm đối với sự nghiệp “trồng người”, chị em tích cực hưởng ứng phong trào “Giỏi việc trường, đảm việc nhà”; “Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập” và các cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương tự học và sáng tạo”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, xây dựng “Trường học hạnh phúc, lớp học hạnh phúc”, góp phần không nhỏ trong công tác tham mưu, chỉ đạo và thực hiện các mục tiêu về lĩnh vực giáo dục và đào tạo; nhiều cô giáo là những tấm gương vượt khó dạy học tại các huyện, xã vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn, góp phần phát triển văn hóa xã hội tỉnh Yên Bái. Hiện có 282 chị có trình độ thạc sĩ (chiếm 60,1%), 6 chị có trình độ tiến sĩ (chiếm 37,5%), 23 nữ nhà giáo ưu tú.
Trong lĩnh vực Y tế, phụ nữ các dân tộc trong tỉnh tích cực thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, chăm sóc các thành viên trong gia đình, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, nhất là tham gia phòng chống dịch bệnh Covid-19. Đặc biệt, phụ nữ ngành Y tế chiếm trên 62% lực lượng lao động toàn ngành, với phương châm “sáng y đức, giỏi chuyên môn” và thực hiện phong trào "Vì sự tiến bộ phụ nữ y tế", chị em đã không ngừng phấn đấuthực hiện tốt 12 điều y đức, nâng cao chất lượng khám và điều trị cho Nhân dân, đóng góp tích cực vào thành tích chung của ngành Y tế tỉnh nhà. Trong 5 năm có thêm 01nữ “Thầy thuốc nhân dân” và 12 nữ “Thầy thuốc ưu tú”, nhiều chị có trình độ bác sĩ chuyên khoa I, chuyên khoa II.
Trong lĩnh vực Khoa học - Công nghệ, chị em luôn chủ động, say mê trong nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật. Giai đoạn 2016 - 2020, toàn tỉnh đã triển khai thực hiện 250 đề tài, dự án khoa học công nghệ, mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trên các lĩnh vực, trong đó có 37 đề tài, dự án khoa học cấp tỉnh do nữ làm chủ nhiệm và 374 chị em tham gia trong nhóm thực hiện đề tài, dự án trongcác lĩnh vực nông, lâm nghiệp, khoa học xã hội, y tế, an ninh... có tính khả thi, được áp dụng rộng rãi, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái.
Trong lĩnh vực quốc phòng - an ninh và đối ngoại, chị em tích cực tham gia giữ gìn trật tự an toàn xã hội, phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, chủ động tham gia các hoạt động đối ngoại nhân dân, tranh thủ sự hỗ trợ, hợp tác, thu hút đầu tư do các tổ chức trong và ngoài nước tài trợ; đồng thời tích cực đấu tranh chống âm mưu diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch. Là hậu phương vững chắc, kịp thời thăm hỏi động viên con, em và gia đình có người thân đang làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc; vận động con, em thực hiện tốt nghĩa vụ quân sự. Phụ nữ trong lực lượng vũ trang đã nêu cao phẩm chất đạo đức cách mạng, bản lĩnh chính trị, năng lực trí tuệ, chủ động, trách nhiệm, kỷ cương, sáng tạo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Trong gia đình, với thiên chức là người vợ, người mẹ - người thầy đầu tiên của con người, chị em đã tăng cường chăm sóc, bảo vệ các thành viên trong gia đình; tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức“Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang”, tích cực lao động, nâng cao thu nhập, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, gắn kết yêu thương, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh.
Có thể khẳng định, 5 năm qua, phụ nữ các dân tộc tỉnh Yên Bái đã phát huy truyền thống tốt đẹp, đoàn kết, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu có nhiều đóng góp trong các lĩnh vực lao động, công tác, đời sống xã hội. Nữ công nhân viên chức lao động chiếm tỷ lệ 62,2% ở mọi ngành nghề, lĩnh vực, trong đó 62,5% có trình độ cao đẳng, đại học trở lên. Chị em hăng hái thi đua thực hiện phong trào “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Phụ nữ cao tuổi là chỗ dựa tinh thần, lưu giữ các giá trị truyền thống, truyền thụ kiến thức, kỹ năng cho thế hệ trẻ. Nữ thanh niên tích cực học tập, lao động, xung kích, tình nguyện phát triển kinh tế - xã hội, phát triển cộng đồng. Phụ nữ các dân tộc thiểu số luôn đoàn kết, cần cù lao động, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, chung tay xây dựng đời sống văn hóa mới. Phụ nữ các tôn giáo sống “tốt đời đẹp đạo”, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. Nhóm phụ nữ yếu thế, dễ bị tổn thương, khuyết tật đã khắc phục hoàn cảnh khó khăn, tự tin, phát huy năng lực, hòa nhập vào đời sống xã hội. Trong nhiệm kỳ qua, đã có hàng nghìn điển hình phụ nữ được nhận bằng khen, giấy khen của các cấp, các ngành, trong đó 485 tập thể, 339 cá nhân phụ nữ tiêu biểu được nhận các giải thưởng, danh hiệu cao quý của Đảng và Nhà nước, Bằng khen của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương và tỉnh.