CTTĐT - Bình đẳng giới là vấn đề luôn được Nhà nước Việt Nam quan tâm và triển khai nhiều chính sách quan trọng mang lại quyền lợi bình đẳng giữa mọi người, đồng thời tuyên truyền, giáo dục để thay đổi quan niệm, tư duy của nam giới và chính nữ giới. Vì thế, vấn đề bình đẳng giới ở Việt Nam và Yên Bái nói riêng đã có những bước phát triển mạnh mẽ.
Lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ công đoàn về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực
Trải qua hơn 10 năm thực hiện Luật Bình đắng giới, Yên Bái đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về sự tiến bộ của phụ nữ, nhận thức của người dân về vấn đề giới và bình đắng giới được tăng lên, vị thế, vai trò của mỗi giới được nhìn nhận một cách khách quan, cấp ủy, chính quyền các cấp có nhiều cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện có hiệu quả các quyền cơ bản và phát huy vai trò của phụ nữ đối với phát triển kinh tế - xã hội.
Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, sử dụng cán bộ nữ có đủ tiêu chuân giữ các vị tri lãnh đạo trọng; các cơ quan Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể nhân dân các cấp được quan tâm, chú trọng; vị thế của phụ nữ ngày càng được khẳng định và nâng cao hơn trong xã hội, tại nơi làm việc; Phụ nữ tham gia ngày càng đông đảo trong lĩnh vực kinh doanh và làm chủ doanh nghiệp. Với những kết quả đó, phụ nữ của tỉnh Yên Bái cùng với phụ nữ cả nước đã ngày càng vươn lên giữ vị trí quan trọng trong tất cả các lĩnh vực, các cơ quan, các doanh nghiệp, góp phần to lớn vào sự phát triển bền vững của tỉnh, giảm dần sự bất bình đẳng giới giữa nam và nữ.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được trong bình đẳng giới thì hiện nay còn có nhiều hạn chế như: công tác tuyên truyền, tập huấn ở cơ sở còn yếu; công tác lồng ghép giới vào quá trình hoạch định, thực thi chính sách chưa được thực hiện đồng bộ; các vấn đề như bạo lực trên cơ sở giới đối với phụ nữ trong gia đình, tại nơi làm việc và ngoài xã hội vẫn xảy ra thường xuyên, sự tham gia và tiếng nói của phụ nữ ở các vị trí lãnh đạo chủ chốt các cấp chưa tương xứng với tiềm năng của phụ nữ; còn tồn tại những khác biệt đáng kể trong cơ hội tìm kiếm việc làm, thu nhập giữa các nhóm phụ nữ và nam giới; nhận thức về vai trò của phụ nữ từ gia đình đến xã hội, cùng với tính tự ti vẫn là lực cản lớn hạn chế sự đóng góp của phụ nữ đối với sự phát triển nói chung. Từ đó cho thấy, đế đạt được mục tiêu bình đắng giới đã được ghi trong Luật Bình đắng giới, Chiến lược quốc gia vê bình đẳng giới giai đoạn 2011- 2020, chúng ta còn gặp nhiều rào cản, trong đó hàng đầu là rào cản về nhận thức.
Một trong những giải pháp nhiệm vụ trọng tâm trong Kế hoạch thực hiện chiến lược quốc gia về bình đẳng giới tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016- 2020 là tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật và tập huấn nâng cao năng lực, nhận thức cho lãnh đạo, cán bộ các ngành, các cấp. Thực hiện Kế hoạch công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ năm 2017 đã được UBND tỉnh Yên Bái phê duyệt và Chương trình phối hợp số 02 ngày 16/5/2016 giữa Liên đoàn Lao động và Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh Yên Bái…
Tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức cho lãnh đạo, cán bộ công chức nhà nước theo hướng hỗ trợ thông tin khoa học và thực tế để hiểu rõ, hiểu đúng, hiểu sâu sắc, toàn diện về bình đẳng giới; kỹ năng tạo cơ hội bình đẳng giới rõ ràng có tính đến đặc thù giới tính trong chính sách pháp luật, bảo đảm không làm phát sinh bất bình đẳng giới khi thực thi các quy định về cơ hội bình đẳng giới.
Trước tình hình các xâm phạm về quyền bình đẳng giới diễn ra phức tạp và tinh vi, cần có một lực lượng chuyên trách đủ khả năng giúp đỡ phụ nữ trong những trường hợp quyền bình đẳng giới bị xâm hại. Lực lượng chuyên trách này cần có mô hình cụ thể, được trang bị quyền lực nhà nước đủ mạnh để trừng trị những hành vi vi xâm phạm quyền bình đẳng giới đồng thời đủ thuyết phục để phụ nữ có thể tự tin tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc dựa vào cơ quan bảo vệ quyền bình đẳng của phụ nữ.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Bình đẳng giới là vấn đề luôn được Nhà nước Việt Nam quan tâm và triển khai nhiều chính sách quan trọng mang lại quyền lợi bình đẳng giữa mọi người, đồng thời tuyên truyền, giáo dục để thay đổi quan niệm, tư duy của nam giới và chính nữ giới. Vì thế, vấn đề bình đẳng giới ở Việt Nam và Yên Bái nói riêng đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Trải qua hơn 10 năm thực hiện Luật Bình đắng giới, Yên Bái đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về sự tiến bộ của phụ nữ, nhận thức của người dân về vấn đề giới và bình đắng giới được tăng lên, vị thế, vai trò của mỗi giới được nhìn nhận một cách khách quan, cấp ủy, chính quyền các cấp có nhiều cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện có hiệu quả các quyền cơ bản và phát huy vai trò của phụ nữ đối với phát triển kinh tế - xã hội.
Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, sử dụng cán bộ nữ có đủ tiêu chuân giữ các vị tri lãnh đạo trọng; các cơ quan Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể nhân dân các cấp được quan tâm, chú trọng; vị thế của phụ nữ ngày càng được khẳng định và nâng cao hơn trong xã hội, tại nơi làm việc; Phụ nữ tham gia ngày càng đông đảo trong lĩnh vực kinh doanh và làm chủ doanh nghiệp. Với những kết quả đó, phụ nữ của tỉnh Yên Bái cùng với phụ nữ cả nước đã ngày càng vươn lên giữ vị trí quan trọng trong tất cả các lĩnh vực, các cơ quan, các doanh nghiệp, góp phần to lớn vào sự phát triển bền vững của tỉnh, giảm dần sự bất bình đẳng giới giữa nam và nữ.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được trong bình đẳng giới thì hiện nay còn có nhiều hạn chế như: công tác tuyên truyền, tập huấn ở cơ sở còn yếu; công tác lồng ghép giới vào quá trình hoạch định, thực thi chính sách chưa được thực hiện đồng bộ; các vấn đề như bạo lực trên cơ sở giới đối với phụ nữ trong gia đình, tại nơi làm việc và ngoài xã hội vẫn xảy ra thường xuyên, sự tham gia và tiếng nói của phụ nữ ở các vị trí lãnh đạo chủ chốt các cấp chưa tương xứng với tiềm năng của phụ nữ; còn tồn tại những khác biệt đáng kể trong cơ hội tìm kiếm việc làm, thu nhập giữa các nhóm phụ nữ và nam giới; nhận thức về vai trò của phụ nữ từ gia đình đến xã hội, cùng với tính tự ti vẫn là lực cản lớn hạn chế sự đóng góp của phụ nữ đối với sự phát triển nói chung. Từ đó cho thấy, đế đạt được mục tiêu bình đắng giới đã được ghi trong Luật Bình đắng giới, Chiến lược quốc gia vê bình đẳng giới giai đoạn 2011- 2020, chúng ta còn gặp nhiều rào cản, trong đó hàng đầu là rào cản về nhận thức.
Một trong những giải pháp nhiệm vụ trọng tâm trong Kế hoạch thực hiện chiến lược quốc gia về bình đẳng giới tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016- 2020 là tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật và tập huấn nâng cao năng lực, nhận thức cho lãnh đạo, cán bộ các ngành, các cấp. Thực hiện Kế hoạch công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ năm 2017 đã được UBND tỉnh Yên Bái phê duyệt và Chương trình phối hợp số 02 ngày 16/5/2016 giữa Liên đoàn Lao động và Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh Yên Bái…
Tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức cho lãnh đạo, cán bộ công chức nhà nước theo hướng hỗ trợ thông tin khoa học và thực tế để hiểu rõ, hiểu đúng, hiểu sâu sắc, toàn diện về bình đẳng giới; kỹ năng tạo cơ hội bình đẳng giới rõ ràng có tính đến đặc thù giới tính trong chính sách pháp luật, bảo đảm không làm phát sinh bất bình đẳng giới khi thực thi các quy định về cơ hội bình đẳng giới.
Trước tình hình các xâm phạm về quyền bình đẳng giới diễn ra phức tạp và tinh vi, cần có một lực lượng chuyên trách đủ khả năng giúp đỡ phụ nữ trong những trường hợp quyền bình đẳng giới bị xâm hại. Lực lượng chuyên trách này cần có mô hình cụ thể, được trang bị quyền lực nhà nước đủ mạnh để trừng trị những hành vi vi xâm phạm quyền bình đẳng giới đồng thời đủ thuyết phục để phụ nữ có thể tự tin tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc dựa vào cơ quan bảo vệ quyền bình đẳng của phụ nữ.