CTTĐT - Hiện nay, sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đang đòi hỏi phải huy động mọi lực lượng, mọi giai tầng, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Do vậy, hơn bao giờ, công tác phụ nữ càng là vấn đề lớn, có vai trò quan trọng.
UBND tỉnh khen thưởng cho các hội viên phụ nữ điển hình làm kinh tế giỏi giai đoạn 2017 - 2023.
Công tác phụ nữ trực tiếp tuyên truyền, quán triệt sâu rộng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến phụ nữ - 1/2 dân số, giúp lực lượng xã hội to lớn này nắm được và hăng hái thực hiện. Công tác phụ nữ trực tiếp tập hợp, tổ chức, động viên phụ nữ - lực lượng xã hội to lớn với tiềm năng vô tận - thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Bên cạnh đó, công tác phụ nữ cũng góp phần quan trọng đào tạo, bồi dưỡng, cổ vũ, tạo điều kiện xây dựng, phát triển, phát huy đội ngũ cán bộ nữ - đó là đội ngũ nữ lãnh đạo quản lý, nữ trí thức, nữ cán bộ khoa học, nữ doanh nhân...; góp phần chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ; giúp phụ nữ phát triển và thúc đẩy bình đẳng giới.
Dù tiếp cận ở bất cứ góc độ nào cũng phải khẳng định vai trò lớn lao của phụ nữ và công tác phụ nữ trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay. Nhận thức rõ vai trò, sự đóng góp to lớn, không thể thiếu của phụ nữ trong thời kỳ mới, Đảng ta khẳng định: “Công tác phụ nữ là vấn đề lớn, quan trọng và là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
Những năm qua, Ðảng ta luôn quan tâm lãnh đạo công tác phụ nữ và thực hiện mục tiêu bình đẳng giới trong quá trình đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trung ương Đảng đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, kết luận để lãnh đạo công tác phụ nữ. Trên cơ sở đó, Quốc hội đã thể chế thành các văn bản pháp luật để thực hiện, như ban hành: Luật hôn nhân & gia đình, Luật bình đẳng giới, Luật phòng chống bạo lực gia đình... Cùng với đó Chính phủ có các Nghị định, Đề án liên quan nhằm đẩy mạnh công tác phụ nữ và thực hiện mục tiêu bình đẳng giới.
Trong những năm qua, phong trào phụ nữ và bình đẳng giới của nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn; góp phần quan trọng xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của đất nước. Nhận thức xã hội về bình đẳng giới được nâng lên. Phụ nữ được tôn trọng và bình đẳng hơn, địa vị của người phụ nữ trong xã hội và gia đình ngày càng được cải thiện.
Tuy vậy, vẫn còn một số hạn chế như việc tuyên truyền, phổ biến một số luật như Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng chống bạo lực gia đình chưa sâu rộng nên sự chuyển biến nhận thức chưa tốt. Việc dự báo xu hướng phát triển của phụ nữ, tình hình tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng chính đáng của phụ nữ để đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo công tác vận động phụ nữ có hiệu quả hơn chưa được quan tâm đúng mức…
Bên cạnh đó, một số địa phương chưa thực sự tạo điều kiện cho Hội LHPN làm tốt công tác giám sát, phản biện xã hội và tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Tỷ lệ cán bộ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành, tham gia cấp ủy ở nhiều cấp chưa đạt so với mục tiêu...
Để thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa công tác phụ nữ trong thời gian tới, trước tiên, cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức Đảng các cấp, các tổ chức trong hệ thống chính trị và toàn xã hội đối với công tác phụ nữ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quán triệt sâu sắc các quan điểm, mục tiêu công tác phụ nữ trong tình hình mới, tạo bước chuyển biến rõ rệt về hiệu quả công tác phụ nữ ở từng ngành, địa phương, đơn vị.
Trong đó, Hội LHPN Việt Nam các cấp phấn đấu làm tốt vai trò nòng cốt tham mưu và thực hiện các giải pháp cần thiết để nâng cao nhận thức cho phụ nữ về bình đẳng giới, để phụ nữ vươn lên, đóng góp ngày càng nhiều cho gia đình, xã hội.
Nhà nước cần xây dựng, hoàn thiện và thực hiện tốt hệ thống luật pháp, chính sách về bình đẳng giới, tạo điều kiện cho sự phát triển của phụ nữ. Qua đó, bảo đảm tốt hơn quyền lợi chính đáng của phụ nữ, đặc biệt trong các lĩnh vực: lao động-việc làm, giáo dục - đào tạo, dạy nghề, doanh nghiệp, bảo hiểm xã hội, hôn nhân-gia đình, chăm sóc sức khỏe, bảo vệ bà mẹ, trẻ em.
Đặc biệt, Chính phủ và các ngành chức năng cần quan tâm nghiên cứu, ban hành một số chính sách đặc thù nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển của phụ nữ, như: Chính sách hỗ trợ phụ nữ trong đào tạo, bồi dưỡng, tiếp cận thông tin, ứng dụng tiến bộ khoa học-kỹ thuật, công nghệ mới…
Cùng với đó, đổi mới và tăng cường hơn nữa việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác cán bộ nữ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới. Trong đó làm tốt quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và bố trí sử dụng cán bộ nữ. Các cấp ủy Đảng có trách nhiệm lãnh đạo xây dựng quy hoạch cán bộ nữ trong quy hoạch tổng thể về cán bộ của Ðảng ở từng cấp, từng ngành, từng địa phương.
Cần bảo đảm tỷ lệ nữ tham gia gia các khóa đào tạo tại các trường lý luận chính trị, quản lý hành chính nhà nước từ 30% trở lên. Thực hiện cử tuyển đào tạo cán bộ nữ trong các dân tộc thiểu số, tôn giáo và trong các lĩnh vực có tỷ lệ cán bộ nữ quá thấp. Phổ cập kiến thức, kỹ năng chuyển đổi số cho cán bộ nữ các cấp.
Đồng thời xây dựng chính sách phát triển đội ngũ cán bộ nữ phù hợp yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Có chính sách cụ thể về quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, luân chuyển đối với cán bộ nữ; đặc biệt quan tâm cán bộ nữ là trí thức, công nhân, người dân tộc thiểu số, tôn giáo.
Xây dựng, củng cố Hội LHPN Việt Nam thực sự vững mạnh, phát huy đầy đủ vai trò nòng cốt trong công tác vận động phụ nữ. Các cấp ủy Đảng tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng, củng cố tổ chức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cấp Hội. Đồng thời, các ngành chức năng liên quan cần phối hợp chặt chẽ với Hội LHPN để thực hiện tốt công tác phụ nữ, thực hiện tốt chính sách về bình đẳng giới, xây dựng, bổ sung hoàn thiện hệ thống pháp luật, bảo đảm tốt hơn quyền lợi chính đáng của phụ nữ…
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Hiện nay, sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đang đòi hỏi phải huy động mọi lực lượng, mọi giai tầng, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Do vậy, hơn bao giờ, công tác phụ nữ càng là vấn đề lớn, có vai trò quan trọng. Công tác phụ nữ trực tiếp tuyên truyền, quán triệt sâu rộng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến phụ nữ - 1/2 dân số, giúp lực lượng xã hội to lớn này nắm được và hăng hái thực hiện. Công tác phụ nữ trực tiếp tập hợp, tổ chức, động viên phụ nữ - lực lượng xã hội to lớn với tiềm năng vô tận - thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Bên cạnh đó, công tác phụ nữ cũng góp phần quan trọng đào tạo, bồi dưỡng, cổ vũ, tạo điều kiện xây dựng, phát triển, phát huy đội ngũ cán bộ nữ - đó là đội ngũ nữ lãnh đạo quản lý, nữ trí thức, nữ cán bộ khoa học, nữ doanh nhân...; góp phần chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ; giúp phụ nữ phát triển và thúc đẩy bình đẳng giới.
Dù tiếp cận ở bất cứ góc độ nào cũng phải khẳng định vai trò lớn lao của phụ nữ và công tác phụ nữ trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay. Nhận thức rõ vai trò, sự đóng góp to lớn, không thể thiếu của phụ nữ trong thời kỳ mới, Đảng ta khẳng định: “Công tác phụ nữ là vấn đề lớn, quan trọng và là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
Những năm qua, Ðảng ta luôn quan tâm lãnh đạo công tác phụ nữ và thực hiện mục tiêu bình đẳng giới trong quá trình đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trung ương Đảng đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, kết luận để lãnh đạo công tác phụ nữ. Trên cơ sở đó, Quốc hội đã thể chế thành các văn bản pháp luật để thực hiện, như ban hành: Luật hôn nhân & gia đình, Luật bình đẳng giới, Luật phòng chống bạo lực gia đình... Cùng với đó Chính phủ có các Nghị định, Đề án liên quan nhằm đẩy mạnh công tác phụ nữ và thực hiện mục tiêu bình đẳng giới.
Trong những năm qua, phong trào phụ nữ và bình đẳng giới của nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn; góp phần quan trọng xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của đất nước. Nhận thức xã hội về bình đẳng giới được nâng lên. Phụ nữ được tôn trọng và bình đẳng hơn, địa vị của người phụ nữ trong xã hội và gia đình ngày càng được cải thiện.
Tuy vậy, vẫn còn một số hạn chế như việc tuyên truyền, phổ biến một số luật như Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng chống bạo lực gia đình chưa sâu rộng nên sự chuyển biến nhận thức chưa tốt. Việc dự báo xu hướng phát triển của phụ nữ, tình hình tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng chính đáng của phụ nữ để đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo công tác vận động phụ nữ có hiệu quả hơn chưa được quan tâm đúng mức…
Bên cạnh đó, một số địa phương chưa thực sự tạo điều kiện cho Hội LHPN làm tốt công tác giám sát, phản biện xã hội và tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Tỷ lệ cán bộ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành, tham gia cấp ủy ở nhiều cấp chưa đạt so với mục tiêu...
Để thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa công tác phụ nữ trong thời gian tới, trước tiên, cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức Đảng các cấp, các tổ chức trong hệ thống chính trị và toàn xã hội đối với công tác phụ nữ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quán triệt sâu sắc các quan điểm, mục tiêu công tác phụ nữ trong tình hình mới, tạo bước chuyển biến rõ rệt về hiệu quả công tác phụ nữ ở từng ngành, địa phương, đơn vị.
Trong đó, Hội LHPN Việt Nam các cấp phấn đấu làm tốt vai trò nòng cốt tham mưu và thực hiện các giải pháp cần thiết để nâng cao nhận thức cho phụ nữ về bình đẳng giới, để phụ nữ vươn lên, đóng góp ngày càng nhiều cho gia đình, xã hội.
Nhà nước cần xây dựng, hoàn thiện và thực hiện tốt hệ thống luật pháp, chính sách về bình đẳng giới, tạo điều kiện cho sự phát triển của phụ nữ. Qua đó, bảo đảm tốt hơn quyền lợi chính đáng của phụ nữ, đặc biệt trong các lĩnh vực: lao động-việc làm, giáo dục - đào tạo, dạy nghề, doanh nghiệp, bảo hiểm xã hội, hôn nhân-gia đình, chăm sóc sức khỏe, bảo vệ bà mẹ, trẻ em.
Đặc biệt, Chính phủ và các ngành chức năng cần quan tâm nghiên cứu, ban hành một số chính sách đặc thù nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển của phụ nữ, như: Chính sách hỗ trợ phụ nữ trong đào tạo, bồi dưỡng, tiếp cận thông tin, ứng dụng tiến bộ khoa học-kỹ thuật, công nghệ mới…
Cùng với đó, đổi mới và tăng cường hơn nữa việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác cán bộ nữ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới. Trong đó làm tốt quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và bố trí sử dụng cán bộ nữ. Các cấp ủy Đảng có trách nhiệm lãnh đạo xây dựng quy hoạch cán bộ nữ trong quy hoạch tổng thể về cán bộ của Ðảng ở từng cấp, từng ngành, từng địa phương.
Cần bảo đảm tỷ lệ nữ tham gia gia các khóa đào tạo tại các trường lý luận chính trị, quản lý hành chính nhà nước từ 30% trở lên. Thực hiện cử tuyển đào tạo cán bộ nữ trong các dân tộc thiểu số, tôn giáo và trong các lĩnh vực có tỷ lệ cán bộ nữ quá thấp. Phổ cập kiến thức, kỹ năng chuyển đổi số cho cán bộ nữ các cấp.
Đồng thời xây dựng chính sách phát triển đội ngũ cán bộ nữ phù hợp yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Có chính sách cụ thể về quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, luân chuyển đối với cán bộ nữ; đặc biệt quan tâm cán bộ nữ là trí thức, công nhân, người dân tộc thiểu số, tôn giáo.
Xây dựng, củng cố Hội LHPN Việt Nam thực sự vững mạnh, phát huy đầy đủ vai trò nòng cốt trong công tác vận động phụ nữ. Các cấp ủy Đảng tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng, củng cố tổ chức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cấp Hội. Đồng thời, các ngành chức năng liên quan cần phối hợp chặt chẽ với Hội LHPN để thực hiện tốt công tác phụ nữ, thực hiện tốt chính sách về bình đẳng giới, xây dựng, bổ sung hoàn thiện hệ thống pháp luật, bảo đảm tốt hơn quyền lợi chính đáng của phụ nữ…