CTTĐT - Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chủ trì, đã tạo động lực, cơ chế để các cấp hội phụ nữ tỉnh Yên Bái, Lào Cai tổ chức các hoạt động thiết thực.
Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh Yên Bái đã tổ chức Hội nghị triển khai Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” giai đoạn 2021-2025 và năm 2023
Dự án 8 về thực hiện bình đẳng giới tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN được triển khai tại 59 xã, 55 thôn đặc biệt khó khăn của các huyện: Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn, Trấn Yên, Văn Yên, Yên Bình, Lục Yên và thị xã Nghĩa Lộ của tỉnh Yên Bái.
Đối tượng thụ hưởng là phụ nữ và trẻ em gái tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn với mục tiêu chung là nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến giới; chăm lo, giải quyết một số vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em.
Khi dự án triển khai trên địa bàn, tỉnh Yên Bái đặt chỉ tiêu là thành lập 314 tổ truyền thông cộng đồng; thành lập mới 32 địa chỉ tin cậy cộng đồng; củng cố, thành lập mới 65 Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi”; tổ chức 156 cuộc đối thoại chính sách cấp xã và cụm thôn bản được tổ chức tại địa bàn xã đặc biệt khó khăn; 50 cán bộ nữ DTTS được nâng cao năng lực phù hợp; 17 tổ/nhóm sinh kế có phụ nữ làm chủ hoặc đồng làm chủ (tổ nhóm sinh kế, tổ hợp tác, hợp tác xã) ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất và kết nối thị trường; 80% phụ nữ DTTS có tỷ lệ sinh con tại nhà được tuyên truyền, vận động, tư vấn và tiếp cận với dịch vụ sinh đẻ an toàn.
Theo Phó Chủ tịch Thường trực Hội Liên hiệp Phụ nữ, Trưởng ban Ban Điều hành Dự án 8 tỉnh Yên Bái Hoàng Phương Thúy để đạt mục tiêu, chỉ tiêu Dự án 8 đặt ra, Hội LHPN tỉnh luôn chủ động nắm bắt những khó khăn, hạn chế từ cấp huyện để có những giải pháp hỗ trợ tháo gỡ; tổ chức giao ban giữa các cơ quan liên quan trong việc triển khai để cùng nhau trao đổi tháo gỡ các khó khăn, tồn tại; xây dựng kế hoạch bám sát vào các mục tiêu, chỉ tiêu của Dự án, đồng thời căn cứ thực tế tại các địa phương để xây dựng chương trình hoạt động hiệu quả; phối hợp đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; tăng cường sử dụng Internet, mạng xã hội trong hoạt động tuyên truyền.
Đối với đội ngũ cán bộ các cấp, tổ chức các khóa tập huấn nâng cao về quản lý, triển khai thực hiện Dự án. Đối với cộng đồng, người dân, chú trọng tăng cường các hoạt động tại cộng đồng có tính tương tác cao với người tham gia; huy động sự tham gia của thành phần nam giới trong các hoạt động Dự án; tăng cường nắm bắt, hỗ trợ giải quyết những khó khăn, vướng mắc từ cơ sở; tổ chức các hoạt động kiểm tra, giám sát trực tiếp tại địa phương.
Với 4 nội dung của Dự án, đến nay, Yên Bái đã đạt được những kết quả nhất định: đã thành lập được 224 tổ truyền thông cộng đồng, 12 địa chỉ tin cậy tại cộng đồng, tổ chức 3 cuộc đối thoại chính sách cấp xã, hỗ trợ 1 tổ nhóm sinh kế có phụ nữ làm chủ ứng dụng công nghệ thông tin, tiếp cận với các dịch vụ kinh tế thương mại, quảng bá sản phẩm, kết nối thị trường trong sản xuất và kinh doanh hàng hóa; tổ chức 6 lớp tập huấn nâng cao năng lực, hướng dẫn vận hành và quản lý tổ truyền thông cộng đồng; 3 lớp đối thoại chính sách, 9 lớp thành lập, vận hành địa chỉ tin cậy tại cộng đồng cho đội ngũ cán bộ huyện, xã triển khai dự án và cho các thành viên tổ truyền thông tại thôn, bản. Các tổ truyền thông cộng đồng, địa chỉ tin cậy tại cộng đồng đã tổ chức được 75 cuộc truyền thông, hội thi với những nội dung thiết thực với phụ nữ và trẻ em...
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chủ trì, đã tạo động lực, cơ chế để các cấp hội phụ nữ tỉnh Yên Bái, Lào Cai tổ chức các hoạt động thiết thực.Dự án 8 về thực hiện bình đẳng giới tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN được triển khai tại 59 xã, 55 thôn đặc biệt khó khăn của các huyện: Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn, Trấn Yên, Văn Yên, Yên Bình, Lục Yên và thị xã Nghĩa Lộ của tỉnh Yên Bái.
Đối tượng thụ hưởng là phụ nữ và trẻ em gái tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn với mục tiêu chung là nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến giới; chăm lo, giải quyết một số vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em.
Khi dự án triển khai trên địa bàn, tỉnh Yên Bái đặt chỉ tiêu là thành lập 314 tổ truyền thông cộng đồng; thành lập mới 32 địa chỉ tin cậy cộng đồng; củng cố, thành lập mới 65 Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi”; tổ chức 156 cuộc đối thoại chính sách cấp xã và cụm thôn bản được tổ chức tại địa bàn xã đặc biệt khó khăn; 50 cán bộ nữ DTTS được nâng cao năng lực phù hợp; 17 tổ/nhóm sinh kế có phụ nữ làm chủ hoặc đồng làm chủ (tổ nhóm sinh kế, tổ hợp tác, hợp tác xã) ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất và kết nối thị trường; 80% phụ nữ DTTS có tỷ lệ sinh con tại nhà được tuyên truyền, vận động, tư vấn và tiếp cận với dịch vụ sinh đẻ an toàn.
Theo Phó Chủ tịch Thường trực Hội Liên hiệp Phụ nữ, Trưởng ban Ban Điều hành Dự án 8 tỉnh Yên Bái Hoàng Phương Thúy để đạt mục tiêu, chỉ tiêu Dự án 8 đặt ra, Hội LHPN tỉnh luôn chủ động nắm bắt những khó khăn, hạn chế từ cấp huyện để có những giải pháp hỗ trợ tháo gỡ; tổ chức giao ban giữa các cơ quan liên quan trong việc triển khai để cùng nhau trao đổi tháo gỡ các khó khăn, tồn tại; xây dựng kế hoạch bám sát vào các mục tiêu, chỉ tiêu của Dự án, đồng thời căn cứ thực tế tại các địa phương để xây dựng chương trình hoạt động hiệu quả; phối hợp đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; tăng cường sử dụng Internet, mạng xã hội trong hoạt động tuyên truyền.
Đối với đội ngũ cán bộ các cấp, tổ chức các khóa tập huấn nâng cao về quản lý, triển khai thực hiện Dự án. Đối với cộng đồng, người dân, chú trọng tăng cường các hoạt động tại cộng đồng có tính tương tác cao với người tham gia; huy động sự tham gia của thành phần nam giới trong các hoạt động Dự án; tăng cường nắm bắt, hỗ trợ giải quyết những khó khăn, vướng mắc từ cơ sở; tổ chức các hoạt động kiểm tra, giám sát trực tiếp tại địa phương.
Với 4 nội dung của Dự án, đến nay, Yên Bái đã đạt được những kết quả nhất định: đã thành lập được 224 tổ truyền thông cộng đồng, 12 địa chỉ tin cậy tại cộng đồng, tổ chức 3 cuộc đối thoại chính sách cấp xã, hỗ trợ 1 tổ nhóm sinh kế có phụ nữ làm chủ ứng dụng công nghệ thông tin, tiếp cận với các dịch vụ kinh tế thương mại, quảng bá sản phẩm, kết nối thị trường trong sản xuất và kinh doanh hàng hóa; tổ chức 6 lớp tập huấn nâng cao năng lực, hướng dẫn vận hành và quản lý tổ truyền thông cộng đồng; 3 lớp đối thoại chính sách, 9 lớp thành lập, vận hành địa chỉ tin cậy tại cộng đồng cho đội ngũ cán bộ huyện, xã triển khai dự án và cho các thành viên tổ truyền thông tại thôn, bản. Các tổ truyền thông cộng đồng, địa chỉ tin cậy tại cộng đồng đã tổ chức được 75 cuộc truyền thông, hội thi với những nội dung thiết thực với phụ nữ và trẻ em...