CTTĐT - Xác định tầm quan trọng của công tác tuyên truyền về bình đẳng giới trong đời sống gia đình và các lĩnh vực của đời sống xã hội, thời gian qua, các cấp, các ngành và địa phương trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã quan tâm triển khai nhiều hoạt động để thực hiện bình đẳng giới trong đời sống gia đình, từng bước xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới.
Truyền thông về xóa bỏ định kiến và khuôn mẫu giới, xây dựng môi trường sống an toàn cho phụ nữ và trẻ em tại thị xã Nghĩa Lộ.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông và các đơn vị liên quan của tỉnh đã chỉ đạo, hướng dẫn công tác tuyên truyền trên hệ thống loa thông tin lưu động, pano, áp phích, băng rôn, khẩu hiệu, các văn bản phổ biến pháp luật, tác phẩm, tiểu phẩm nghệ thuật có nội dung tuyên truyền về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình trên phạm vi toàn tỉnh; tham mưu lồng ghép nội dung tuyên truyền về bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ cho đội tuyên truyền lưu động đi cơ sở tuyên truyền phục vụ nhân dân.
Các hình thức tuyên truyền phù hợp với từng nhóm đối tượng để nâng cao hiệu quả công tác truyền thông, đặc biệt là thu hút sự tham gia của nam giới vào các hoạt động truyền thông về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới. Các chủ đề truyền thông được tuyên truyền gồm: “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới”, qua đó giáo dục pháp luật về bình đẳng giới, tăng cường giáo dục kiến thức, kỹ năng phòng ngừa xâm hại tình dục và bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em, bạo lực gia đình, bạo lực giới...
Trong khuôn khổ Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, tính đến tháng 9/2023, Yên Bái đã thành lập được 226 Tổ truyền thông cộng đồng, 14 Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng, tổ chức 4 cuộc đối thoại chính sách cấp xã, hỗ trợ 1 Tổ nhóm sinh kế có phụ nữ làm chủ ứng dụng công nghệ thông tin, tiếp cận với các dịch vụ kinh tế thương mại, quảng bá sản phẩm, kết nối thị trường trong sản xuất và kinh doanh hàng hóa.
Đồng thời, tổ chức 6 lớp tập huấn nâng cao năng lực, hướng dẫn vận hành và quản lý Tổ truyền thông cộng đồng; 3 lớp đối thoại chính sách, 9 lớp thành lập, vận hành “Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng” cho đội ngũ cán bộ huyện, xã triển khai dự án và cho các thành viên “Tổ truyền thông” tại các thôn, bản.
Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái cũng đã tập trung thực hiện chương trình truyền thông xóa bỏ định kiến và khuôn mẫu giới, những tập tục văn hóa có hại, một số vấn đề xã hội cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em; xây dựng môi trường sống an toàn cho phụ nữ và trẻ em tại các địa bàn Dự án; phối hợp tổ chức Hội thi tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức và vận động phụ nữ sinh con tại cơ sở y tế; tuyên truyền nội dung phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; về xâm hại, mua bán phụ nữ và trẻ em, xuất cảnh trái phép...Các hoạt động truyền thông được tổ chức linh hoạt, phù hợp tình hình thực tế tại các địa phương với các hình thức như: truyền thông, hội thi, tọa đàm, hái hoa dân chủ, giao lưu văn nghệ và nội dung sát thực với thực tế từng địa phương.
Qua hoạt động truyền thông đã giúp cán bộ, hội viên, phụ nữ và nhân dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm, góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những hủ tục và tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Xác định tầm quan trọng của công tác tuyên truyền về bình đẳng giới trong đời sống gia đình và các lĩnh vực của đời sống xã hội, thời gian qua, các cấp, các ngành và địa phương trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã quan tâm triển khai nhiều hoạt động để thực hiện bình đẳng giới trong đời sống gia đình, từng bước xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới.Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông và các đơn vị liên quan của tỉnh đã chỉ đạo, hướng dẫn công tác tuyên truyền trên hệ thống loa thông tin lưu động, pano, áp phích, băng rôn, khẩu hiệu, các văn bản phổ biến pháp luật, tác phẩm, tiểu phẩm nghệ thuật có nội dung tuyên truyền về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình trên phạm vi toàn tỉnh; tham mưu lồng ghép nội dung tuyên truyền về bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ cho đội tuyên truyền lưu động đi cơ sở tuyên truyền phục vụ nhân dân.
Các hình thức tuyên truyền phù hợp với từng nhóm đối tượng để nâng cao hiệu quả công tác truyền thông, đặc biệt là thu hút sự tham gia của nam giới vào các hoạt động truyền thông về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới. Các chủ đề truyền thông được tuyên truyền gồm: “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới”, qua đó giáo dục pháp luật về bình đẳng giới, tăng cường giáo dục kiến thức, kỹ năng phòng ngừa xâm hại tình dục và bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em, bạo lực gia đình, bạo lực giới...
Trong khuôn khổ Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, tính đến tháng 9/2023, Yên Bái đã thành lập được 226 Tổ truyền thông cộng đồng, 14 Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng, tổ chức 4 cuộc đối thoại chính sách cấp xã, hỗ trợ 1 Tổ nhóm sinh kế có phụ nữ làm chủ ứng dụng công nghệ thông tin, tiếp cận với các dịch vụ kinh tế thương mại, quảng bá sản phẩm, kết nối thị trường trong sản xuất và kinh doanh hàng hóa.
Đồng thời, tổ chức 6 lớp tập huấn nâng cao năng lực, hướng dẫn vận hành và quản lý Tổ truyền thông cộng đồng; 3 lớp đối thoại chính sách, 9 lớp thành lập, vận hành “Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng” cho đội ngũ cán bộ huyện, xã triển khai dự án và cho các thành viên “Tổ truyền thông” tại các thôn, bản.
Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Yên Bái cũng đã tập trung thực hiện chương trình truyền thông xóa bỏ định kiến và khuôn mẫu giới, những tập tục văn hóa có hại, một số vấn đề xã hội cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em; xây dựng môi trường sống an toàn cho phụ nữ và trẻ em tại các địa bàn Dự án; phối hợp tổ chức Hội thi tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức và vận động phụ nữ sinh con tại cơ sở y tế; tuyên truyền nội dung phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; về xâm hại, mua bán phụ nữ và trẻ em, xuất cảnh trái phép...Các hoạt động truyền thông được tổ chức linh hoạt, phù hợp tình hình thực tế tại các địa phương với các hình thức như: truyền thông, hội thi, tọa đàm, hái hoa dân chủ, giao lưu văn nghệ và nội dung sát thực với thực tế từng địa phương.
Qua hoạt động truyền thông đã giúp cán bộ, hội viên, phụ nữ và nhân dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm, góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những hủ tục và tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số.