Hiện nay, theo Điều 12 Nghị định số 125/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới thì các hành vi vi phạm, hình thức xử phạt và mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới liên quan đến y tế được quy định như sau:
Ảnh minh họa.
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi xúi giục người khác không tham gia các hoạt động giáo dục sức khỏe, truyền thông về chăm sóc sức khỏe, sức khỏe sinh sản và sử dụng các dịch vụ y tế vì định kiến giới.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm người tham gia các hoạt động giáo dục sức khỏe, truyền thông về chăm sóc sức khỏe, sức khỏe sinh sản và sử dụng các dịch vụ y tế vì định kiến giới;
b) Trì hoãn, không cung cấp đầy đủ, đúng thời hạn theo quy định các tài liệu cho người tham gia các hoạt động giáo dục sức khỏe, truyền thông về chăm sóc sức khỏe, sức khỏe sinh sản và sử dụng các dịch vụ y tế vì định kiến giới.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cản trở hoặc không cho người khác tham gia các hoạt động giáo dục, truyền thông về chăm sóc sức khỏe, sức khỏe sinh sản và sử dụng các dịch vụ y tế vì định kiến giới;
b) Đe dọa dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần người tham gia các hoạt động giáo dục, truyền thông về chăm sóc sức khỏe, sức khỏe sinh sản và sử dụng các dịch vụ y tế vì định kiến giới.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi dùng vũ lực cản trở người khác tham gia các hoạt động giáo dục sức khỏe, truyền thông về chăm sóc sức khỏe, sức khỏe sinh sản và sử dụng các dịch vụ y tế vì định kiến giới.
5. Các hành vi vi phạm hành chính liên quan đến lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức hoặc xúi giục, ép buộc người khác phá thai vì giới tính của thai nhi bị xử phạt theo quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 4 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xin lỗi công khai người bị xâm phạm đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều này (trừ trường hợp người bị xâm phạm có đơn không yêu cầu);
b) Buộc khôi phục quyền lợi hợp pháp của người bị xâm phạm đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều này;
c) Buộc chịu mọi chi phí khám bệnh, chữa bệnh hợp lý đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 3 và khoản 4 Điều này trong trường hợp gây thiệt hại về sức khỏe, tinh thần cho người bị xâm phạm.
Như vậy, người có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới liên quan đến y tế, tùy theo mức độ vi phạm, ngoài việc bị xử phạt tiền với các mức tiền phạt khác nhau còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả.
Ban Biên tập
Hiện nay, theo Điều 12 Nghị định số 125/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới thì các hành vi vi phạm, hình thức xử phạt và mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới liên quan đến y tế được quy định như sau:1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi xúi giục người khác không tham gia các hoạt động giáo dục sức khỏe, truyền thông về chăm sóc sức khỏe, sức khỏe sinh sản và sử dụng các dịch vụ y tế vì định kiến giới.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm người tham gia các hoạt động giáo dục sức khỏe, truyền thông về chăm sóc sức khỏe, sức khỏe sinh sản và sử dụng các dịch vụ y tế vì định kiến giới;
b) Trì hoãn, không cung cấp đầy đủ, đúng thời hạn theo quy định các tài liệu cho người tham gia các hoạt động giáo dục sức khỏe, truyền thông về chăm sóc sức khỏe, sức khỏe sinh sản và sử dụng các dịch vụ y tế vì định kiến giới.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cản trở hoặc không cho người khác tham gia các hoạt động giáo dục, truyền thông về chăm sóc sức khỏe, sức khỏe sinh sản và sử dụng các dịch vụ y tế vì định kiến giới;
b) Đe dọa dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần người tham gia các hoạt động giáo dục, truyền thông về chăm sóc sức khỏe, sức khỏe sinh sản và sử dụng các dịch vụ y tế vì định kiến giới.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi dùng vũ lực cản trở người khác tham gia các hoạt động giáo dục sức khỏe, truyền thông về chăm sóc sức khỏe, sức khỏe sinh sản và sử dụng các dịch vụ y tế vì định kiến giới.
5. Các hành vi vi phạm hành chính liên quan đến lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức hoặc xúi giục, ép buộc người khác phá thai vì giới tính của thai nhi bị xử phạt theo quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 4 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xin lỗi công khai người bị xâm phạm đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều này (trừ trường hợp người bị xâm phạm có đơn không yêu cầu);
b) Buộc khôi phục quyền lợi hợp pháp của người bị xâm phạm đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều này;
c) Buộc chịu mọi chi phí khám bệnh, chữa bệnh hợp lý đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 3 và khoản 4 Điều này trong trường hợp gây thiệt hại về sức khỏe, tinh thần cho người bị xâm phạm.
Như vậy, người có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới liên quan đến y tế, tùy theo mức độ vi phạm, ngoài việc bị xử phạt tiền với các mức tiền phạt khác nhau còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả.