CTTĐT - Thời gian qua, các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Mù Cang Chải đã tích cực triển khai Dự án 8, nhằm thúc đẩy chăm sóc phụ nữ và trẻ em dân tộc thiểu số. Các mô hình, hoạt động triển khai tại các thôn, xã đặc biệt khó khăn được người dân, phụ nữ đồng tình ủng hộ, được cấp ủy, chính quyền địa phương đánh giá cao.
Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Mù Cang Chải tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ hội viên phụ nữ
Gia đình hội viên Lý Thị Sáng ở bản Dào Xa, xã Lao Chải trước đây là một trong những hội viên có hoàn cảnh khó khăn nên chị luôn tự ti và không muốn tham gia các hoạt động xã hội. Song được hội phụ nữ huyện, hội phụ nữ xã thường xuyên gặp gỡ, trao đổi về việc chuyển đổi cơ cấu, cây trồng vật nuôi trong phát triển kinh tế. Đặc biệt là truyền thông xóa bỏ định kiến giới và khuôn mẫu giới, xây dựng môi trường sống cho phụ nữ và trẻ em. Từ đó đã giúp chị hiểu và từng bước cải thiện đời sống. Chị Lý Thị Sáng ở bản Dào Xa, xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải cho biết: “Trước đây gia đình tôi nghèo lắm, nhưng được sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp phụ nữ trong huyện, cấp ủy chính quyền địa phương đã giúp gia đình được tiếp cận các nguồn vốn từ mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Giờ gia đình đã xây dựng được nhà cửa khang trang và có cuộc sống khá hơn trước”
Còn đây là buổi đối thoại các vấn đề liên quan đến phụ nữ và trẻ em do Hội phụ nữ huyện phối hợp với xã Lao Chải tổ chức. Tại hội nghị đối thoại đã tiếp nhận 10 ý kiến của cán bộ, hội viên phụ nữ và các em học sinh trường phổ thông Dân tộc bán trú-THCS xã Lao Chải. Bên cạnh các ý kiến liên quan đến phát triển nông nghiệp, chính sách phát triển kinh tế xã hội, hội viên phụ nữ xã đã mạnh dạn đưa ra các câu hỏi đối thoại về tình trạng bạo lực gia đình hiện nay, tình trạng trộm cắp tài sản của người dân; một số chính sách đặc thù đối với phụ nữ và trẻ em; Trách nhiệm nuôi dưỡng trẻ em được quy định như nào và gia đình hoạt động xã hội của trẻ em như thế nào….Được tham gia buổi đối thoại nhiều hội viên phụ nữ trên địa xã Lao Chải đều bày tỏ sự vui mừng, phấn khởi. Bởi đây là một hội nghị ý nghĩa và thiết thực để giúp chị em được bày tỏ mong muốn và nói lên những lời tâm sự của bản thân với cấp ủy chính quyền địa phương.
Việc tổ đối thoại các vấn đề liên quan đến phụ nữ và trẻ nhằm để truyền thông xóa bỏ định kiến giới và khuôn mẫu giới, xây dựng môi trường sống cho phụ nữ và trẻ em, an toàn giao thông, phòng, chống xâm hại phụ nữ và trẻ em, phòng, chống buôn bán người, phòng, chống ma túy, phòng, chống lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng... cho cán bộ, hội viên, phụ nữ. Cấp ủy chính quyền xã Lao Chải đã luôn đồng hành, tổ chức tập huấn đối thoại chính sách; tổ chức đối thoại giữa cấp ủy, chính quyền với cán bộ, hội viên, phụ nữ; tập huấn nâng cao năng lực về bình đẳng giới và tăng quyền năng cho phụ nữ... Qua đó, các hoạt động chăm lo, hỗ trợ mọi mặt cho phụ nữ trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số tiếp tục được đổi mới, nâng cao.
Mù Cang Chải là một huyện vùng cao, trên 91% là đồng bào Mông, trình độ nhận thức chưa đồng đều, nhiều hủ tục còn tồn tại, phụ nữ và trẻ em gái vẫn là nạn nhân của những vụ bạo lực gia đình với nhiều nguyên nhân, nạn tảo hôn còn phổ biến… Từ thực tế đó, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện xác định chú trọng xây dựng, nhân rộng các mô hình, trong đó lực lượng nòng cốt là cán bộ từ thôn, bản, người có uy tín, phụ nữ, trẻ em trong cộng đồng tham gia là những người đi đầu trong thay đổi những nếp nghĩ, cách làm, dần xóa bỏ những hủ tục, văn hóa lạc hậu. Để đạt mục tiêu, chỉ tiêu Dự án 8 đặt ra, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Mù Cang Chải luôn chủ động nắm bắt những khó khăn, hạn chế từ cấp xã; tổ chức giao ban để cùng trao đổi, tìm giải pháp tháo gỡ; bám sát vào các mục tiêu, chỉ tiêu, đồng thời căn cứ thực tế tại các địa phương để xây dựng chương trình hoạt động hiệu quả; phối hợp đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, các mạng xã hội. Thông qua các hoạt động đối thoại là dịp để lãnh đạo hội phụ nữ, các cấp, các ngành và chính quyền địa phương trực tiếp lắng nghe những ý kiến, kiến nghị, đề xuất của cán bộ hội viên, phụ nữ để kịp thời có biện pháp giải quyết, tiếp tục chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng đối với cán bộ, hội viên, phụ nữ và trẻ em tại cơ sở.
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Thời gian qua, các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Mù Cang Chải đã tích cực triển khai Dự án 8, nhằm thúc đẩy chăm sóc phụ nữ và trẻ em dân tộc thiểu số. Các mô hình, hoạt động triển khai tại các thôn, xã đặc biệt khó khăn được người dân, phụ nữ đồng tình ủng hộ, được cấp ủy, chính quyền địa phương đánh giá cao.Gia đình hội viên Lý Thị Sáng ở bản Dào Xa, xã Lao Chải trước đây là một trong những hội viên có hoàn cảnh khó khăn nên chị luôn tự ti và không muốn tham gia các hoạt động xã hội. Song được hội phụ nữ huyện, hội phụ nữ xã thường xuyên gặp gỡ, trao đổi về việc chuyển đổi cơ cấu, cây trồng vật nuôi trong phát triển kinh tế. Đặc biệt là truyền thông xóa bỏ định kiến giới và khuôn mẫu giới, xây dựng môi trường sống cho phụ nữ và trẻ em. Từ đó đã giúp chị hiểu và từng bước cải thiện đời sống. Chị Lý Thị Sáng ở bản Dào Xa, xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải cho biết: “Trước đây gia đình tôi nghèo lắm, nhưng được sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp phụ nữ trong huyện, cấp ủy chính quyền địa phương đã giúp gia đình được tiếp cận các nguồn vốn từ mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Giờ gia đình đã xây dựng được nhà cửa khang trang và có cuộc sống khá hơn trước”
Còn đây là buổi đối thoại các vấn đề liên quan đến phụ nữ và trẻ em do Hội phụ nữ huyện phối hợp với xã Lao Chải tổ chức. Tại hội nghị đối thoại đã tiếp nhận 10 ý kiến của cán bộ, hội viên phụ nữ và các em học sinh trường phổ thông Dân tộc bán trú-THCS xã Lao Chải. Bên cạnh các ý kiến liên quan đến phát triển nông nghiệp, chính sách phát triển kinh tế xã hội, hội viên phụ nữ xã đã mạnh dạn đưa ra các câu hỏi đối thoại về tình trạng bạo lực gia đình hiện nay, tình trạng trộm cắp tài sản của người dân; một số chính sách đặc thù đối với phụ nữ và trẻ em; Trách nhiệm nuôi dưỡng trẻ em được quy định như nào và gia đình hoạt động xã hội của trẻ em như thế nào….Được tham gia buổi đối thoại nhiều hội viên phụ nữ trên địa xã Lao Chải đều bày tỏ sự vui mừng, phấn khởi. Bởi đây là một hội nghị ý nghĩa và thiết thực để giúp chị em được bày tỏ mong muốn và nói lên những lời tâm sự của bản thân với cấp ủy chính quyền địa phương.
Việc tổ đối thoại các vấn đề liên quan đến phụ nữ và trẻ nhằm để truyền thông xóa bỏ định kiến giới và khuôn mẫu giới, xây dựng môi trường sống cho phụ nữ và trẻ em, an toàn giao thông, phòng, chống xâm hại phụ nữ và trẻ em, phòng, chống buôn bán người, phòng, chống ma túy, phòng, chống lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng... cho cán bộ, hội viên, phụ nữ. Cấp ủy chính quyền xã Lao Chải đã luôn đồng hành, tổ chức tập huấn đối thoại chính sách; tổ chức đối thoại giữa cấp ủy, chính quyền với cán bộ, hội viên, phụ nữ; tập huấn nâng cao năng lực về bình đẳng giới và tăng quyền năng cho phụ nữ... Qua đó, các hoạt động chăm lo, hỗ trợ mọi mặt cho phụ nữ trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số tiếp tục được đổi mới, nâng cao.
Mù Cang Chải là một huyện vùng cao, trên 91% là đồng bào Mông, trình độ nhận thức chưa đồng đều, nhiều hủ tục còn tồn tại, phụ nữ và trẻ em gái vẫn là nạn nhân của những vụ bạo lực gia đình với nhiều nguyên nhân, nạn tảo hôn còn phổ biến… Từ thực tế đó, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện xác định chú trọng xây dựng, nhân rộng các mô hình, trong đó lực lượng nòng cốt là cán bộ từ thôn, bản, người có uy tín, phụ nữ, trẻ em trong cộng đồng tham gia là những người đi đầu trong thay đổi những nếp nghĩ, cách làm, dần xóa bỏ những hủ tục, văn hóa lạc hậu. Để đạt mục tiêu, chỉ tiêu Dự án 8 đặt ra, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Mù Cang Chải luôn chủ động nắm bắt những khó khăn, hạn chế từ cấp xã; tổ chức giao ban để cùng trao đổi, tìm giải pháp tháo gỡ; bám sát vào các mục tiêu, chỉ tiêu, đồng thời căn cứ thực tế tại các địa phương để xây dựng chương trình hoạt động hiệu quả; phối hợp đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, các mạng xã hội. Thông qua các hoạt động đối thoại là dịp để lãnh đạo hội phụ nữ, các cấp, các ngành và chính quyền địa phương trực tiếp lắng nghe những ý kiến, kiến nghị, đề xuất của cán bộ hội viên, phụ nữ để kịp thời có biện pháp giải quyết, tiếp tục chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng đối với cán bộ, hội viên, phụ nữ và trẻ em tại cơ sở.