CTTĐT - Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1719 năm 2022 gồm 10 dự án, trong đó giao cho Hội LHPN Việt Nam chủ trì Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”.
Những buổi vệ sinh đường làng, ngõ xóm chăm sóc tuyến đường hoa là một trong những hoạt động nhằm “thay đổi nếp nghĩ, cách làm” trong công tác bảo vệ môi trường được triển khai trong nội dung của Dự án 8 tại xã Phúc Sơn, thị xã Nghĩa Lộ
Để thực hiện Dự án có hiệu quả, các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Yên Bái đã tổ chức nhiều phong trào, hoạt động, mô hình thiết thực thể hiện rõ việc thực thi đường lối, chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phát huy vai trò trong xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, bảo đảm an ninh trật tự, tích cực tham gia bảo vệ môi trường… Qua đó, góp phần nâng cao vị thế của phụ nữ trong mọi hoạt động và đời sống xã hội. Trong đó, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những tập tục văn hóa có hại. Xây dựng và nhân rộng các mô hình nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ. Thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em. Đảm bảo tiếng nói và sự tham gia thực chất của phụ nữ và trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng, giám sát và phản biện … Nhằm huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và xã hội nhằm thúc đẩy, nâng cao vai trò và phát huy lợi thế của phụ nữ bằng những hoạt động thiết thực, cụ thể phù hợp với điều kiện của từng địa phương.
Những buổi vệ sinh đường làng, ngõ xóm chăm sóc tuyến đường hoa là một trong những hoạt động nhằm “thay đổi nếp nghĩ, cách làm” trong công tác bảo vệ môi trường được triển khai trong nội dung của Dự án 8 tại xã Phúc Sơn, thị xã Nghĩa Lộ. Theo đó, đều đặn mỗi tháng một lần, cũng như các chị em phụ nữ ở các thôn, bản khác trong xã, chị em phụ nữ chi hội thôn Lụ 2 lại cùng nhau thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường tại các địa điểm công cộng của địa phương. Mỗi người một việc, từ quét dọn đến thu gom rác thải, chăm sóc cây xanh được thực hiện cẩn thận, tỉ mỉ trong không khí rộn ràng, phấn khởi. Việc làm này đã trở thành phong trào, ai cũng ý thức được trách nhiệm của mình để giữ gìn bộ mặt làng quê nông thôn mới sạch, đẹp. Những hoạt động tập thể như thế này đã gắn kết và thể hiện vai trò của phụ nữ trong tham gia thực hiện các hoạt động chính trị - xã hội, góp phần nâng cao đời sống, cùng nhau xây dựng thôn, bản ngày càng khang trang, sạch đẹp.
Có thể nói, trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở các địa phương vùng cao, tiêu chí khó thực hiện và duy trì nhất là tiêu chí môi trường. Bởi nhiều thói quen thiếu khoa học trong sinh hoạt, xử lý rác thải đã ăn sâu, bám rễ trong cuộc sống của bà con, đặc biệt là đối với việc xử lý rác thải. Đây cũng là thách thức lớn đối với một xã thuần nông có tới 95% bà con là người dân tộc thiểu số như Phúc Sơn. Vì vậy, với nhiệm vụ được giao, đầu năm 2023 Ban chấp hành Hội Phụ nữ xã đã khảo sát, đề xuất với chính quyền địa phương xây dựng mô hình tự phân loại và xử lý rác thải tại nguồn đến 100% hội viên, gia đình phụ nữ trên địa bàn xã. Theo đó, tùy theo điều kiện, mỗi gia đình hội viên phụ nữ sẽ tận dụng các bao tải, thùng, sọt có dung tích lớn để phân loại thu gom rác thải thành từng khu vực khác nhau như: chất thải rắn, rác hữu cơ, rác tái chế. Và dựa theo từng loại rác thải để thực hiện sử lý cho phù hợp nhất, nhằm bảo vệ môi trường sống.
Được thực hiện với mục tiêu đảm bảo tiếng nói và sự tham gia thực chất của phụ nữ và trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng, giám sát và phản biện. Do vậy mô hình “thay đổi nếp nghĩ, cách làm” trong bảo vệ môi trường ở xã Phúc Sơn, thị xã Nghĩa Lộ không chỉ phát huy hiệu quả trong mỗi gia đình, hội viên mà còn góp phần giúp phụ nữ phát triển kinh tế thông qua việc gây quỹ hỗ trợ hội viên nghèo vượt khó. Hưởng ứng nội dung này, định kỳ 6 tháng 1 lần tất cả chị em phụ nữ trong xã lại tập trung mang rác thải nhựa tới các hội trường thôn, bản để đóng góp. Theo đó, trong mỗi lần thu gom, Hội Phụ nữ xã thu được hàng triệu đồng từ tiền bán phế liệu để hỗ trợ cho các gia đình khó khăn. Số tiền tuy không nhiều nhưng đã tạo động lực lớn cho các hội viên khó khăn có điều kiện vươn lên phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững .
Thực tế sau quá trình triển khai cho thấy, những phong trào, hoạt động thiết thực do Hội Phụ nữ xã Phúc Sơn triển khai đã phát huy hiệu quả góp phần đáng kể nhằm thay đổi nhận thức, tư duy và hành động của phụ nữ nói riêng và người dân nói chung trong bảo vệ môi trường. Để có được những kết quả đó là nhờ việc thực hiện tốt công tác tuyên truyền một cách linh hoạt, sáng tạo và sâu rộng. Cụ thể, Hội đã phối hợp với các tổ chức, đoàn thể tích cực truyên truyền, triển khai các cuộc vận động, phong trào bảo vệ môi trường như: “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, “Phân loại rác thải tại nhà”, “Nói không với rác thải nhựa”… Đồng thời, chỉ đạo các chi hội lồng ghép tuyên truyền bảo vệ môi trường tại các buổi sinh hoạt của các chi hội phụ nữ, vận động gia đình hội viên ký cam kết về vệ sinh môi trường, không xả rác bừa bãi, nâng cao ý thức trong việc sử dụng và thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật… Nhờ vậy, trên các tuyến đường liên thôn, liên xã của Phúc Sơn giờ đây đã không còn bãi rác tồn đọng, cảnh quan, môi trường sạch đẹp hơn. Đặc biệt, Hội còn thành lập các tổ vệ sinh đường làng, ngõ xóm. Nhiều hộ đã chủ động hơn trong việc thực hiện nếp sống văn minh ngay tại nơi mình sinh sống.
Với sự phong phú về hình thức và đa dạng về nội dung trong công tác tuyên truyền, cùng với những hoạt động hiệu quả, thiết thực, việc triển khai dự án 8 của Hội Liên hiệp phụ nữ xã Phúc Sơn, thị xã Nghĩa Lộ đã góp phần vào việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong việc bảo vệ môi trường sâu rộng đến cán bộ, hội viên phụ nữ và toàn thể nhân dân, thúc đẩy các hoạt động bảo vệ môi trường ngày càng thiết thực. Các hoạt động không những giữ gìn môi trường sống, ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường mà còn góp phần thực hiện nếp sống văn minh, xây dựng gia đình hạnh phúc, nâng cao chất lượng cuộc sống cho phụ nữ nói riêng và môi trường sống tại địa phương nói chung, nhờ vậy, từng bước nâng cao vai trò, tiếng nói của phụ nữ trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị - xã hội hướng đến mục tiêu bình đẳng giới.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1719 năm 2022 gồm 10 dự án, trong đó giao cho Hội LHPN Việt Nam chủ trì Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”. Để thực hiện Dự án có hiệu quả, các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Yên Bái đã tổ chức nhiều phong trào, hoạt động, mô hình thiết thực thể hiện rõ việc thực thi đường lối, chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phát huy vai trò trong xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, bảo đảm an ninh trật tự, tích cực tham gia bảo vệ môi trường… Qua đó, góp phần nâng cao vị thế của phụ nữ trong mọi hoạt động và đời sống xã hội. Trong đó, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những tập tục văn hóa có hại. Xây dựng và nhân rộng các mô hình nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ. Thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em. Đảm bảo tiếng nói và sự tham gia thực chất của phụ nữ và trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng, giám sát và phản biện … Nhằm huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và xã hội nhằm thúc đẩy, nâng cao vai trò và phát huy lợi thế của phụ nữ bằng những hoạt động thiết thực, cụ thể phù hợp với điều kiện của từng địa phương.
Những buổi vệ sinh đường làng, ngõ xóm chăm sóc tuyến đường hoa là một trong những hoạt động nhằm “thay đổi nếp nghĩ, cách làm” trong công tác bảo vệ môi trường được triển khai trong nội dung của Dự án 8 tại xã Phúc Sơn, thị xã Nghĩa Lộ. Theo đó, đều đặn mỗi tháng một lần, cũng như các chị em phụ nữ ở các thôn, bản khác trong xã, chị em phụ nữ chi hội thôn Lụ 2 lại cùng nhau thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường tại các địa điểm công cộng của địa phương. Mỗi người một việc, từ quét dọn đến thu gom rác thải, chăm sóc cây xanh được thực hiện cẩn thận, tỉ mỉ trong không khí rộn ràng, phấn khởi. Việc làm này đã trở thành phong trào, ai cũng ý thức được trách nhiệm của mình để giữ gìn bộ mặt làng quê nông thôn mới sạch, đẹp. Những hoạt động tập thể như thế này đã gắn kết và thể hiện vai trò của phụ nữ trong tham gia thực hiện các hoạt động chính trị - xã hội, góp phần nâng cao đời sống, cùng nhau xây dựng thôn, bản ngày càng khang trang, sạch đẹp.
Có thể nói, trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở các địa phương vùng cao, tiêu chí khó thực hiện và duy trì nhất là tiêu chí môi trường. Bởi nhiều thói quen thiếu khoa học trong sinh hoạt, xử lý rác thải đã ăn sâu, bám rễ trong cuộc sống của bà con, đặc biệt là đối với việc xử lý rác thải. Đây cũng là thách thức lớn đối với một xã thuần nông có tới 95% bà con là người dân tộc thiểu số như Phúc Sơn. Vì vậy, với nhiệm vụ được giao, đầu năm 2023 Ban chấp hành Hội Phụ nữ xã đã khảo sát, đề xuất với chính quyền địa phương xây dựng mô hình tự phân loại và xử lý rác thải tại nguồn đến 100% hội viên, gia đình phụ nữ trên địa bàn xã. Theo đó, tùy theo điều kiện, mỗi gia đình hội viên phụ nữ sẽ tận dụng các bao tải, thùng, sọt có dung tích lớn để phân loại thu gom rác thải thành từng khu vực khác nhau như: chất thải rắn, rác hữu cơ, rác tái chế. Và dựa theo từng loại rác thải để thực hiện sử lý cho phù hợp nhất, nhằm bảo vệ môi trường sống.
Được thực hiện với mục tiêu đảm bảo tiếng nói và sự tham gia thực chất của phụ nữ và trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng, giám sát và phản biện. Do vậy mô hình “thay đổi nếp nghĩ, cách làm” trong bảo vệ môi trường ở xã Phúc Sơn, thị xã Nghĩa Lộ không chỉ phát huy hiệu quả trong mỗi gia đình, hội viên mà còn góp phần giúp phụ nữ phát triển kinh tế thông qua việc gây quỹ hỗ trợ hội viên nghèo vượt khó. Hưởng ứng nội dung này, định kỳ 6 tháng 1 lần tất cả chị em phụ nữ trong xã lại tập trung mang rác thải nhựa tới các hội trường thôn, bản để đóng góp. Theo đó, trong mỗi lần thu gom, Hội Phụ nữ xã thu được hàng triệu đồng từ tiền bán phế liệu để hỗ trợ cho các gia đình khó khăn. Số tiền tuy không nhiều nhưng đã tạo động lực lớn cho các hội viên khó khăn có điều kiện vươn lên phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững .
Thực tế sau quá trình triển khai cho thấy, những phong trào, hoạt động thiết thực do Hội Phụ nữ xã Phúc Sơn triển khai đã phát huy hiệu quả góp phần đáng kể nhằm thay đổi nhận thức, tư duy và hành động của phụ nữ nói riêng và người dân nói chung trong bảo vệ môi trường. Để có được những kết quả đó là nhờ việc thực hiện tốt công tác tuyên truyền một cách linh hoạt, sáng tạo và sâu rộng. Cụ thể, Hội đã phối hợp với các tổ chức, đoàn thể tích cực truyên truyền, triển khai các cuộc vận động, phong trào bảo vệ môi trường như: “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, “Phân loại rác thải tại nhà”, “Nói không với rác thải nhựa”… Đồng thời, chỉ đạo các chi hội lồng ghép tuyên truyền bảo vệ môi trường tại các buổi sinh hoạt của các chi hội phụ nữ, vận động gia đình hội viên ký cam kết về vệ sinh môi trường, không xả rác bừa bãi, nâng cao ý thức trong việc sử dụng và thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật… Nhờ vậy, trên các tuyến đường liên thôn, liên xã của Phúc Sơn giờ đây đã không còn bãi rác tồn đọng, cảnh quan, môi trường sạch đẹp hơn. Đặc biệt, Hội còn thành lập các tổ vệ sinh đường làng, ngõ xóm. Nhiều hộ đã chủ động hơn trong việc thực hiện nếp sống văn minh ngay tại nơi mình sinh sống.
Với sự phong phú về hình thức và đa dạng về nội dung trong công tác tuyên truyền, cùng với những hoạt động hiệu quả, thiết thực, việc triển khai dự án 8 của Hội Liên hiệp phụ nữ xã Phúc Sơn, thị xã Nghĩa Lộ đã góp phần vào việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong việc bảo vệ môi trường sâu rộng đến cán bộ, hội viên phụ nữ và toàn thể nhân dân, thúc đẩy các hoạt động bảo vệ môi trường ngày càng thiết thực. Các hoạt động không những giữ gìn môi trường sống, ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường mà còn góp phần thực hiện nếp sống văn minh, xây dựng gia đình hạnh phúc, nâng cao chất lượng cuộc sống cho phụ nữ nói riêng và môi trường sống tại địa phương nói chung, nhờ vậy, từng bước nâng cao vai trò, tiếng nói của phụ nữ trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị - xã hội hướng đến mục tiêu bình đẳng giới.