CTTĐT - Lĩnh vực bình đẳng giới ngày càng nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành. Chỉ số xếp hạng về bình đẳng giới của Việt Nam năm 2023 xếp thứ 72/146 quốc gia
Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới
Hệ thống văn bản pháp luật, chính sách tiếp tục được hoàn thiện theo hướng đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giới. Các văn bản quy phạm pháp luật khi được xây dựng hoặc sửa đổi bổ sung đều được đánh giá tác động, thực hiện lồng ghép giới đối với những văn bản có vấn đề về giới. Công tác truyền thông về bình đẳng giới tiếp tục được tăng cường với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ trung ương tới địa phương, góp phần nâng cao nhận thức và thay đổi thái độ, hành động của các cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân về thực hiện bình đẳng giới. Sự phối hợp tương đối nhịp nhàng giữa các cấp, ngành, các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội trong việc thực hiện bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, góp phần mở rộng, thu hút các nguồn lực, sáng kiến để thực hiện hiệu quả lĩnh vực công tác này.
Các mô hình thúc đẩy bình đẳng giới, phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới từng bước phát triển về số lượng và nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ đối tượng. Công tác thống kê, báo cáo kết quả thực hiện công tác bình đẳng giới nói chung và việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới trong năm 2023 đạt kết quả tốt hơn so với những năm trước đây.
Đã có 55% chỉ tiêu đạt và vượt so với mục tiêu đề ra đến năm 2025, có 25% chỉ tiêu đạt 1 phần và tiệm cận so với mục tiêu đề ra, trong đó có 12 chỉ tiêu đạt kết quả tốt hơn so với năm 2022.
Với những nỗ lực đó, chỉ số xếp hạng về bình đẳng giới của Việt Nam năm 2023 xếp thứ 72/146 quốc gia, tăng 11 bậc so với năm 2022.
Trong thời gian tới, để thực hiện hiệu quả công tác bình đẳng giới tiếp tục tăng cường năng lực bộ máy quản lý nhà nước về bình đẳng giới các cấp, chú trọng bố trí đủ cán bộ chuyên trách làm công tác bình đẳng giới, tiếp tục đào tạo, nâng cao năng lực để đáp ứng việc thực hiện nhiệm vụ.
Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới; trong đó tập trung nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Bình đẳng giới (sửa đổi); phối hợp xây dựng, hoàn thiện Luật Chuyển đổi giới tính để trình Quốc hội xem xét, thông qua.
Tiếp tục xây dựng và ban hành các văn bản, tài liệu hướng dẫn lồng ghép giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; lồng ghép giới trong tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; tiếp tục xây dựng và nhân rộng các mô hình thúc đẩy bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới hiệu quả.
Đẩy mạnh việc triển khai các nhiệm vụ, giải pháp nhằm thực hiện các chỉ tiêu còn đạt kết quả thấp. Tiếp tục thực hiện hiệu quả các chiến lược, chương trình, đề án về bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới. Sơ kết, đánh giá giữa kỳ việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của Chiến lược vào năm 2025, rà soát, đề xuất điều chỉnh, sửa đổi bổ sung đối với các mục tiêu, chỉ tiêu không còn phù hợp. Kịp thời nhận diện các vấn đề giới mới nổi để có các giải pháp phù hợp, hiệu quả.
Xây dựng, lồng ghép Cơ sở dữ liệu thống kê về giới của quốc gia trong Cơ sở dữ liệu thống kê quốc gia. Tăng cường hợp tác, cung cấp và chia sẻ dữ liệu thống kê giới, tổ chức khảo sát, nghiên cứu để có các số liệu phục vụ cho công tác thống kê, báo cáo về bình đẳng giới.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ; đẩy mạnh công tác truyền thông về bình đẳng giới.
Đẩy mạnh việc thực hiện công tác hợp tác, hội nhập quốc tế về bình đẳng giới; thực hiện tốt vai trò Thành viên Hội đồng Chấp hành Cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ nhiệm kỳ 2025 - 2027.
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Lĩnh vực bình đẳng giới ngày càng nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành. Chỉ số xếp hạng về bình đẳng giới của Việt Nam năm 2023 xếp thứ 72/146 quốc giaHệ thống văn bản pháp luật, chính sách tiếp tục được hoàn thiện theo hướng đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giới. Các văn bản quy phạm pháp luật khi được xây dựng hoặc sửa đổi bổ sung đều được đánh giá tác động, thực hiện lồng ghép giới đối với những văn bản có vấn đề về giới. Công tác truyền thông về bình đẳng giới tiếp tục được tăng cường với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ trung ương tới địa phương, góp phần nâng cao nhận thức và thay đổi thái độ, hành động của các cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân về thực hiện bình đẳng giới. Sự phối hợp tương đối nhịp nhàng giữa các cấp, ngành, các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội trong việc thực hiện bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, góp phần mở rộng, thu hút các nguồn lực, sáng kiến để thực hiện hiệu quả lĩnh vực công tác này.
Các mô hình thúc đẩy bình đẳng giới, phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới từng bước phát triển về số lượng và nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ đối tượng. Công tác thống kê, báo cáo kết quả thực hiện công tác bình đẳng giới nói chung và việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới trong năm 2023 đạt kết quả tốt hơn so với những năm trước đây.
Đã có 55% chỉ tiêu đạt và vượt so với mục tiêu đề ra đến năm 2025, có 25% chỉ tiêu đạt 1 phần và tiệm cận so với mục tiêu đề ra, trong đó có 12 chỉ tiêu đạt kết quả tốt hơn so với năm 2022.
Với những nỗ lực đó, chỉ số xếp hạng về bình đẳng giới của Việt Nam năm 2023 xếp thứ 72/146 quốc gia, tăng 11 bậc so với năm 2022.
Trong thời gian tới, để thực hiện hiệu quả công tác bình đẳng giới tiếp tục tăng cường năng lực bộ máy quản lý nhà nước về bình đẳng giới các cấp, chú trọng bố trí đủ cán bộ chuyên trách làm công tác bình đẳng giới, tiếp tục đào tạo, nâng cao năng lực để đáp ứng việc thực hiện nhiệm vụ.
Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới; trong đó tập trung nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Bình đẳng giới (sửa đổi); phối hợp xây dựng, hoàn thiện Luật Chuyển đổi giới tính để trình Quốc hội xem xét, thông qua.
Tiếp tục xây dựng và ban hành các văn bản, tài liệu hướng dẫn lồng ghép giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; lồng ghép giới trong tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; tiếp tục xây dựng và nhân rộng các mô hình thúc đẩy bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới hiệu quả.
Đẩy mạnh việc triển khai các nhiệm vụ, giải pháp nhằm thực hiện các chỉ tiêu còn đạt kết quả thấp. Tiếp tục thực hiện hiệu quả các chiến lược, chương trình, đề án về bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới. Sơ kết, đánh giá giữa kỳ việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của Chiến lược vào năm 2025, rà soát, đề xuất điều chỉnh, sửa đổi bổ sung đối với các mục tiêu, chỉ tiêu không còn phù hợp. Kịp thời nhận diện các vấn đề giới mới nổi để có các giải pháp phù hợp, hiệu quả.
Xây dựng, lồng ghép Cơ sở dữ liệu thống kê về giới của quốc gia trong Cơ sở dữ liệu thống kê quốc gia. Tăng cường hợp tác, cung cấp và chia sẻ dữ liệu thống kê giới, tổ chức khảo sát, nghiên cứu để có các số liệu phục vụ cho công tác thống kê, báo cáo về bình đẳng giới.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ; đẩy mạnh công tác truyền thông về bình đẳng giới.
Đẩy mạnh việc thực hiện công tác hợp tác, hội nhập quốc tế về bình đẳng giới; thực hiện tốt vai trò Thành viên Hội đồng Chấp hành Cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ nhiệm kỳ 2025 - 2027.