Hiện nay, Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng mất cân bằng tỷ số giới tính khi sinh, tình trạng này đang gia tăng và không đồng đều giữa các vùng miền. Năm 2006 tỷ số này là 109/100 và tăng lên rất nhanh. Năm 2013 là 113,8/100 và năm 2017 là 113/100. Số tỉnh, thành phố có tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh cũng tăng nhanh. Năm 2009 là 45/63 thì đến năm 2015 là 55/63 tỉnh. Nguyên nhân của tình trạng này là do ảnh hưởng của văn hóa Nho giáo khi muốn có con trai để nối dõi tông đường, trọng nam hơn nữ, nay lại có xu hướng gia đình ít con.
Hiện nay, Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng mất cân bằng tỷ số giới tính khi sinh, tình trạng này đang gia tăng và không đồng đều giữa các vùng miền.
Theo quy định tại Điều 17 Luật Bình đẳng giới, nam nữ bình đẳng trong tham gia các hoạt động giáo dục truyền thông về chăm sóc sức khỏe, sức khỏe sinh sản và sử dụng các dịch vụ y tế cũng như bình đẳng trong lựa chọn quyết định sử dụng biện pháp tránh thai, biện pháp an toàn tình dục, phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS, các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Luật quy định như vậy và thực tiễn cũng cho thấy phụ nữ và nam giới đều cần được thụ hưởng dịch vụ chăm sóc sức khỏe, trong đó có sức khỏe sinh sản như nhau. Nhưng trước đây và bây giờ cũng vậy nhiều đấng mày râu vẫn cho rằng việc chăm sóc sức khỏe sinh sản là chuyện chỉ dành cho phụ nữ và gắn liền với phụ nữ.
Sự xuất hiện của nam giới với góc độ là đối tượng thụ hưởng các chương trình chăm sóc sức khỏe còn hạn chế, trong khi cũng như nữ giới, nam giới có rất nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản cần được quan tâm như vấn đề hiếm muộn, vấn đề vô sinh hay như nhu cầu về sinh lý thay đổi theo từng độ tuổi, các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Nhiều nam giới có nhu cầu về chăm sóc sức khỏe sinh sản nhưng lại không có thói quen đến cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn và điều trị.
Mặt khác, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nam cũng không sẵn có và không thuận lợi cho nam giới tiếp cận, do đó dẫn đến nhiều trường hợp bệnh nặng với những biến chứng nguy hiểm thì mới được phát hiện, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như khả năng sinh sản của nam giới. Trong khi đó, sức khỏe sinh sản của nam giới đóng một vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dân số.
Bên cạnh đó, khi hệ thống nuôi dưỡng người cao tuổi chưa phát triển, người cao tuổi vẫn mong muốn được ở cùng con trai. Mong muốn sinh được con trai lại trở nên rất dễ thực hiện khi khoa học, công nghệ y tế phát triển có thể chuẩn đoán sớm giới tính thai nhi và can thiệp lựa chọn giới tính thai nhi một cách dễ dàng. Mất cân bằng giới tính khi sinh sẽ dẫn đến tình trạng thừa nam, thiếu nữ ở độ tuổi trưởng thành. Nếu xu hướng này tiếp tục diễn ra và không có giải pháp hữu hiệu thì theo dự báo của Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc đến giữa thế kỷ này ở nước ta sẽ dư thừa từ 2,3 - 4,3 triệu nam giới trong độ tuổi trưởng thành, gây hệ lụy cho sự phát triển bền vững của đất nước, gây hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, chính trị và trật tự, an toàn xã hội.
Những nghiên cứu tại Ấn Độ, Trung Quốc đã chỉ ra rằng nam giới đến tuổi kết hôn nhưng không lấy được vợ vì thiếu phụ nữ phải tìm cô dâu là người nước ngoài làm gia tăng tội phạm về tình dục, lừa đảo, bắt cóc, buôn bán phụ nữ, tăng tỷ lệ mại dâm, hiếp dâm. Đây là những hậu quả có thể phòng, tránh được nếu chúng ta có ngay những giải pháp tích cực ngay từ hôm nay.
Để giải quyết những vấn đề trên, cần đổi mới nội dung và tăng cường công tác truyền thông giáo dục về bình đẳng giới nhằm chuyển đổi hành vi theo những cách sáng tạo và thiết thực, nhằm giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh. Chú trọng nội dung tuyên truyền phù hợp với từng vùng miền, nâng cao nhận thức và vai trò của nam giới trong công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, đưa nội dung bình đẳng giới, không lựa chọn giới tính thai nhi vào hương ước, quy ước của cộng đồng. Cần phải xử lý nghiêm các trường hợp lựa chọn giới tính thai nhi.
Thứ hai, cần nghiên cứu để từng bước xây dựng các chuẩn mực xã hội, đảm bảo sự bình đẳng của con gái với con trai trong việc thờ cúng tổ tiên, nối dõi tông đường, bảo đảm sự công bằng về vai trò của nam giới và nữ giới trong các hoạt động kinh tế - xã hội và chính trị.
Thứ ba, cần quan tâm hơn nữa việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong hoạch định chính sách nói chung và chính sách về chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nói riêng. Để nâng cao chất lượng cuộc sống, cần phát triển các loại dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục cho nam giới cũng như xây dựng và hoàn chỉnh phát triển hệ thống chăm sóc nuôi dưỡng người cao tuổi.
Khi xây dựng chiến lược quốc gia về bình đẳng giới hoặc chương trình hành động quốc gia về bình đẳng giới cho giai đoạn tiếp theo cần chú trọng đưa những chỉ tiêu liên quan đến cả nam giới chứ không nên chỉ đơn thuần là các chỉ tiêu với nữ giới như giai đoạn vừa qua.
Để phấn đấu đạt mục tiêu bình đẳng giới là thực chất, Chính phủ cần khẩn trương trình Quốc hội xem xét và ban hành Luật Dân số, trong đó cần cụ thể hóa các quan điểm của nghị quyết Trung ương 6 về công tác dân số trong tình hình mới và nghiên cứu trình Quốc hội bổ sung chỉ tiêu liên quan đến bình đẳng giới có thể là chỉ tiêu về tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh trong Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội hàng năm và 5 năm của Quốc hội.
Hiện nay, Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng mất cân bằng tỷ số giới tính khi sinh, tình trạng này đang gia tăng và không đồng đều giữa các vùng miền. Năm 2006 tỷ số này là 109/100 và tăng lên rất nhanh. Năm 2013 là 113,8/100 và năm 2017 là 113/100. Số tỉnh, thành phố có tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh cũng tăng nhanh. Năm 2009 là 45/63 thì đến năm 2015 là 55/63 tỉnh. Nguyên nhân của tình trạng này là do ảnh hưởng của văn hóa Nho giáo khi muốn có con trai để nối dõi tông đường, trọng nam hơn nữ, nay lại có xu hướng gia đình ít con. Theo quy định tại Điều 17 Luật Bình đẳng giới, nam nữ bình đẳng trong tham gia các hoạt động giáo dục truyền thông về chăm sóc sức khỏe, sức khỏe sinh sản và sử dụng các dịch vụ y tế cũng như bình đẳng trong lựa chọn quyết định sử dụng biện pháp tránh thai, biện pháp an toàn tình dục, phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS, các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Luật quy định như vậy và thực tiễn cũng cho thấy phụ nữ và nam giới đều cần được thụ hưởng dịch vụ chăm sóc sức khỏe, trong đó có sức khỏe sinh sản như nhau. Nhưng trước đây và bây giờ cũng vậy nhiều đấng mày râu vẫn cho rằng việc chăm sóc sức khỏe sinh sản là chuyện chỉ dành cho phụ nữ và gắn liền với phụ nữ.
Sự xuất hiện của nam giới với góc độ là đối tượng thụ hưởng các chương trình chăm sóc sức khỏe còn hạn chế, trong khi cũng như nữ giới, nam giới có rất nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản cần được quan tâm như vấn đề hiếm muộn, vấn đề vô sinh hay như nhu cầu về sinh lý thay đổi theo từng độ tuổi, các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Nhiều nam giới có nhu cầu về chăm sóc sức khỏe sinh sản nhưng lại không có thói quen đến cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn và điều trị.
Mặt khác, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nam cũng không sẵn có và không thuận lợi cho nam giới tiếp cận, do đó dẫn đến nhiều trường hợp bệnh nặng với những biến chứng nguy hiểm thì mới được phát hiện, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như khả năng sinh sản của nam giới. Trong khi đó, sức khỏe sinh sản của nam giới đóng một vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dân số.
Bên cạnh đó, khi hệ thống nuôi dưỡng người cao tuổi chưa phát triển, người cao tuổi vẫn mong muốn được ở cùng con trai. Mong muốn sinh được con trai lại trở nên rất dễ thực hiện khi khoa học, công nghệ y tế phát triển có thể chuẩn đoán sớm giới tính thai nhi và can thiệp lựa chọn giới tính thai nhi một cách dễ dàng. Mất cân bằng giới tính khi sinh sẽ dẫn đến tình trạng thừa nam, thiếu nữ ở độ tuổi trưởng thành. Nếu xu hướng này tiếp tục diễn ra và không có giải pháp hữu hiệu thì theo dự báo của Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc đến giữa thế kỷ này ở nước ta sẽ dư thừa từ 2,3 - 4,3 triệu nam giới trong độ tuổi trưởng thành, gây hệ lụy cho sự phát triển bền vững của đất nước, gây hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, chính trị và trật tự, an toàn xã hội.
Những nghiên cứu tại Ấn Độ, Trung Quốc đã chỉ ra rằng nam giới đến tuổi kết hôn nhưng không lấy được vợ vì thiếu phụ nữ phải tìm cô dâu là người nước ngoài làm gia tăng tội phạm về tình dục, lừa đảo, bắt cóc, buôn bán phụ nữ, tăng tỷ lệ mại dâm, hiếp dâm. Đây là những hậu quả có thể phòng, tránh được nếu chúng ta có ngay những giải pháp tích cực ngay từ hôm nay.
Để giải quyết những vấn đề trên, cần đổi mới nội dung và tăng cường công tác truyền thông giáo dục về bình đẳng giới nhằm chuyển đổi hành vi theo những cách sáng tạo và thiết thực, nhằm giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh. Chú trọng nội dung tuyên truyền phù hợp với từng vùng miền, nâng cao nhận thức và vai trò của nam giới trong công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, đưa nội dung bình đẳng giới, không lựa chọn giới tính thai nhi vào hương ước, quy ước của cộng đồng. Cần phải xử lý nghiêm các trường hợp lựa chọn giới tính thai nhi.
Thứ hai, cần nghiên cứu để từng bước xây dựng các chuẩn mực xã hội, đảm bảo sự bình đẳng của con gái với con trai trong việc thờ cúng tổ tiên, nối dõi tông đường, bảo đảm sự công bằng về vai trò của nam giới và nữ giới trong các hoạt động kinh tế - xã hội và chính trị.
Thứ ba, cần quan tâm hơn nữa việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong hoạch định chính sách nói chung và chính sách về chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nói riêng. Để nâng cao chất lượng cuộc sống, cần phát triển các loại dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục cho nam giới cũng như xây dựng và hoàn chỉnh phát triển hệ thống chăm sóc nuôi dưỡng người cao tuổi.
Khi xây dựng chiến lược quốc gia về bình đẳng giới hoặc chương trình hành động quốc gia về bình đẳng giới cho giai đoạn tiếp theo cần chú trọng đưa những chỉ tiêu liên quan đến cả nam giới chứ không nên chỉ đơn thuần là các chỉ tiêu với nữ giới như giai đoạn vừa qua.
Để phấn đấu đạt mục tiêu bình đẳng giới là thực chất, Chính phủ cần khẩn trương trình Quốc hội xem xét và ban hành Luật Dân số, trong đó cần cụ thể hóa các quan điểm của nghị quyết Trung ương 6 về công tác dân số trong tình hình mới và nghiên cứu trình Quốc hội bổ sung chỉ tiêu liên quan đến bình đẳng giới có thể là chỉ tiêu về tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh trong Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội hàng năm và 5 năm của Quốc hội.