CTTĐT - Vừa qua, tại Trung tâm Hỗ trợ phụ nữ tỉnh Yên Bái, Trung tâm Đào tạo và Nâng cao năng lực phụ nữ, thuộc Học viện Phụ nữ Việt Nam, đã khai giảng lớp sơ cấp nghề công tác xã hội cho 40 học viên là cán bộ hội phụ nữ cơ sở tại các huyện Trấn Yên, Văn Yên, Lục Yên và Yên Bình.
Hiện nay, ngành công tác xã hội tỉnh đang tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật và xây dựng các mô hình hoạt động phòng chống bạo lực gia đình có hiệu quả tại các địa phương.
Trong thời gian 3 tháng, các học viên được các giảng viên Trung tâm Đào tạo và Nâng cao năng lực phụ nữ truyền đạt những kiến thức về tầm quan trọng của công tác xã hội; công tác giám sát, đánh giá, kỹ năng thu thập thông tin; kỹ năng đặt câu hỏi, tư vấn và hỗ trợ; giải quyết các vấn đề tâm lý xã hội; thực hành các kỹ năng giao tiếp...
Theo các chuyên gia, phụ nữ và trẻ em – nhất là thuộc các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số như ở Yên Bái vẫn gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận các dịch vụ công tác xã hội. Trong khi đó, bạo lực gia đình, phụ nữ nghèo vẫn còn phổ biến ở khu vực này.
Hiện nay, ngành công tác xã hội tỉnh đang tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật và xây dựng các mô hình hoạt động phòng chống bạo lực gia đình có hiệu quả tại các địa phương như: thành lập các Trung tâm tư vấn, các tổ hòa giải, Câu lạc bộ làm chồng/làm cha, Câu lạc bộ xây dựng gia đình hạnh phúc…
Đây là chuỗi các hoạt động tương trợ nhóm phụ nữ là nạn nhân của bạo hành; bênh vực quyền lợi cho chị em và hướng tới sự bình đẳng. Qua đó, nâng cao nhận thức của người dân về phạm vi của vấn đề, để từ đó xã hội có những hành động cấp bách để ngăn ngừa và đối phó với vấn đề bạo lực đối với phụ nữ.
Cùng với đó, người làm công tác xã hội, cũng như cán bộ hội phụ nữ cơ sở có vai trò tổ chức khảo sát nắm danh sách phụ nữ nghèo, tìm hiểu nguyên nhân nghèo và đánh giá nhu cầu của họ. Trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch cụ thể để giúp nhóm phụ nữ nghèo; hướng dẫn khai thác các nguồn lực hỗ trợ của cộng đồng, xã hội đối với người nghèo.
Đây là hoạt động giúp cán bộ hội phụ nữ cơ sở có thêm kiến thức, kỹ năng về công tác xã hội, hiểu và nắm được tâm lý của đối tượng, nhóm đối tượng để làm tốt chức năng hỗ trợ phụ nữ yếu thế.
Đây cũng là hoạt động thiết thực thực hiện Đề án 32 của Chính phủ về phát triển công tác xã hội tại Việt Nam và thực hiện kế hoạch năm 2019 về phát triển nghề công tác xã hội cho cán bộ Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam cấp cơ sở.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Vừa qua, tại Trung tâm Hỗ trợ phụ nữ tỉnh Yên Bái, Trung tâm Đào tạo và Nâng cao năng lực phụ nữ, thuộc Học viện Phụ nữ Việt Nam, đã khai giảng lớp sơ cấp nghề công tác xã hội cho 40 học viên là cán bộ hội phụ nữ cơ sở tại các huyện Trấn Yên, Văn Yên, Lục Yên và Yên Bình.Trong thời gian 3 tháng, các học viên được các giảng viên Trung tâm Đào tạo và Nâng cao năng lực phụ nữ truyền đạt những kiến thức về tầm quan trọng của công tác xã hội; công tác giám sát, đánh giá, kỹ năng thu thập thông tin; kỹ năng đặt câu hỏi, tư vấn và hỗ trợ; giải quyết các vấn đề tâm lý xã hội; thực hành các kỹ năng giao tiếp...
Theo các chuyên gia, phụ nữ và trẻ em – nhất là thuộc các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số như ở Yên Bái vẫn gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận các dịch vụ công tác xã hội. Trong khi đó, bạo lực gia đình, phụ nữ nghèo vẫn còn phổ biến ở khu vực này.
Hiện nay, ngành công tác xã hội tỉnh đang tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật và xây dựng các mô hình hoạt động phòng chống bạo lực gia đình có hiệu quả tại các địa phương như: thành lập các Trung tâm tư vấn, các tổ hòa giải, Câu lạc bộ làm chồng/làm cha, Câu lạc bộ xây dựng gia đình hạnh phúc…
Đây là chuỗi các hoạt động tương trợ nhóm phụ nữ là nạn nhân của bạo hành; bênh vực quyền lợi cho chị em và hướng tới sự bình đẳng. Qua đó, nâng cao nhận thức của người dân về phạm vi của vấn đề, để từ đó xã hội có những hành động cấp bách để ngăn ngừa và đối phó với vấn đề bạo lực đối với phụ nữ.
Cùng với đó, người làm công tác xã hội, cũng như cán bộ hội phụ nữ cơ sở có vai trò tổ chức khảo sát nắm danh sách phụ nữ nghèo, tìm hiểu nguyên nhân nghèo và đánh giá nhu cầu của họ. Trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch cụ thể để giúp nhóm phụ nữ nghèo; hướng dẫn khai thác các nguồn lực hỗ trợ của cộng đồng, xã hội đối với người nghèo.
Đây là hoạt động giúp cán bộ hội phụ nữ cơ sở có thêm kiến thức, kỹ năng về công tác xã hội, hiểu và nắm được tâm lý của đối tượng, nhóm đối tượng để làm tốt chức năng hỗ trợ phụ nữ yếu thế.
Đây cũng là hoạt động thiết thực thực hiện Đề án 32 của Chính phủ về phát triển công tác xã hội tại Việt Nam và thực hiện kế hoạch năm 2019 về phát triển nghề công tác xã hội cho cán bộ Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam cấp cơ sở.