Welcome to Yen Bai Portal
  • Đường dây nóng: 02163.818.555
  • English

Một số tồn tại trong công tác Bình đẳng giới vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh Yên Bái

17/10/2019 16:13:00 Xem cỡ chữ
CTTĐT - Trong những năm qua, công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ của tỉnh luôn nhận được sự quan tâm của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, sự vào cuộc trách nhiệm của các ban, ngành, đoàn thể đã góp phần hoàn thành và vượt các chỉ tiêu về bình đẳng giới.

Lớp tập huấn

Công tác Bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ được Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh quan tâm chỉ đạo, coi đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, lâu dài của tỉnh; Có sự vào cuộc, phối hợp triển khai nghiêm túc các nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu về bình đẳng giới và tiến bộ phụ nữ của các sở, ban, ngành. Nhận thức của người dân về bình đẳng giới cơ bản đã có chuyển biến tích cực, đi vào thực chất hơn.

Cơ quan thường trực đã tích cực trong công tác tham mưu và phối hợp tổ chức đa dạng các hoạt động truyền thông, tập trung vào nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác BĐG-VSTBPN; chú trọng đội ngũ cán bộ cơ sở; Tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo; tập trung vào các vấn đề trọng tâm của năm theo hướng dẫn của trung ương. Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới đã tạo thành đợt cao điểm với đa dạng các hoạt động, đặc biệt là truyền thông nâng cao nhận thức cho cán bộ, người dân tại cộng đồng, tác động đến đối tượng, địa bàn ưu tiên với nhiều hoạt động thiết thực. Tuy nhiên hoạt động Ban VSTBPN của cấp cơ sở chưa rõ nét, năng lực cán bộ Lao động- TB&XH cấp xã còn hạn chế, đang bị quá tải về nhiệm vụ; chưa có mạng lưới cộng tác viên ở cấp xã; một số nơi quy định Phó ban thường trực Ban vì sự tiến bộ Phụ nữ ở cấp xã không phải là cán bộ LĐ-TBXH do vậy còn khó trong công tác chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ từ cấp tỉnh đến cấp huyện, xã.

Một số cấp ủy, nhất là cấp ủy cơ sở còn chưa thực sự coi trọng, ưu tiên công tác Bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ. Định kiến giới ở một số nơi vẫn còn tồn tại trong gia đình và xã hội, vẫn còn xảy ra các tình trạng như bạo lực gia đình, lạm dụng tình dục trẻ em gái, mua bán phụ nữ, không muốn nhận phụ nữ trong các doanh nghiệp, không muốn bỏ phiếu cho nữ giới trong các cuộc bầu cử hoặc không ủng hộ cho cán bộ nữ...

Công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho nữ chưa được quan tâm đúng mức, ở một số nơi còn chưa quan tâm tạo nguồn, quy hoạch cán bộ nữ dẫn đến tỷ lệ, cơ cấu cán bộ, công chức, viên chức là nữ, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý ở một số cơ quan, đơn vị, địa phương còn thấp, chưa bảo đảm tỷ lệ theo quy định, chưa tương xứng với năng lực và sự phát triển của lực lượng lao động nữ của địa phương.

Trình độ, nhận thức của phụ nữ trên địa bàn còn chưa đồng đều, một số phụ nữ, nhất là phụ nữ ở vùng cao, vùng sâu vùng xa còn hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm, còn tự ti, chưa mạnh dạn thể hiện chính kiến, năng lực của mình, chưa chủ động học tập, phấn đấu vươn lên.

Một số cơ sở đội ngũ cán bộ chưa mạnh dạn tham mưu giới thiệu, chưa chủ động đào tạo, bồi dưỡng nguồn cán bộ nữ để giới thiệu cho cấp ủy. Còn một số cơ sở tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy còn chưa đạt chỉ tiêu, hoặc đạt thấp. Tỉ lệ nữ nữ tham gia Ban Thường vụ và các chức danh chủ chốt vẫn chiếm tỉ lệ thấp.

Hệ thống thông tin số liệu về tách biệt giới còn khó khăn trong thu thấp do chưa có có quy định bắt buộc, thống nhất từ trung ương. Chất lượng công tác tổng hợp báo cáo, giám sát của cấp huyện còn hạn chế.

Chế độ hội họp, việc giám sát liên ngành của Ban Vì sự tiến bộ cấp tỉnh chưa được thực hiện thường xuyên. Ngân sách dành cho công tác BĐG còn thấp so với yêu cầu và nhiệm vụ đề ra; năm 2018 chưa mở rộng được thêm các mô hình đặc thù của địa phương.

Để khắc phục những tồn tại khó khăn trong tời gian tới ngành sẽ tiếp tục tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh về công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ để thực hiện tốt Luật Bình đẳng giới, Nghị quyết 11-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 20/01/2018 về “Tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới”, Quyết định số 2351/QĐ-TTg ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011– 2020; Chương trình hành động quốc gia bình đẳng giới giai đoạn 2016- 2020; Đề án phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới của tỉnh giai đoạn 2016- 2020.

Xây dựng và nhân rộng các mô hình “ Địa chỉ tin cậy- nhà tạm lánh” thuộc đề án Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2019-2020”  và triển khai có hiệu quả.

Chú trọng tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về bình đẳng giới trong các tầng lớp nhân dân. Đẩy mạnh các hoạt động, giáo dục nâng cao nhận thức, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, những tư tưởng định kiến, phân biệt đối xử với phụ nữ, nhất là trong đồng bào dân tộc thiểu số, vùng cao. Tạo đợt cao điểm truyền thông nhân “Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới” năm 2019.

Triển khai các khóa tập huấn nâng cao năng lực về bình đẳng giới cho cán bộ các cấp, đặc biệt đội ngũ cán bộ cấp huyện, xã. Tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí lãnh đạo, quản lý.

Tăng cường công tác phối hợp liên ngành; huy động, bố trí các nguồn lực để đảm bảo thực hiện thành công các mục tiêu chỉ tiêu đề ra.

Huy động nguồn lực từ các tổ chức quốc tế, NGO để xây dựng các kế hoạch, mô hình phù hợp với tỉnh miền núi, có nhiều đặc thù.

Thường xuyên kiểm tra, giám sát chuyên ngành, liên ngành công tác Bình đẳng giới và VSTBPN; củng cố, thực hiện nghiêm túc Quy chế hoạt động của Ban vì sự tiến bộ phụ nữ các cấp.

Ban Biên tập