CTTĐT - Tại Yên Bái, trong thời gian vừa qua các hoạt động tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo đã từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị. Cùng với đó, các hoạt động làm giảm khoảng cách giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động việc làm; tăng cường sự tiếp cận của phụ nữ nghèo ở nông thôn, phụ nữ người dân tộc thiểu số đối với các nguồn lực kinh tế, thị trường lao động cũng được tỉnh chú trọng.
Hội viên phụ nữ tham gia may khẩu trang.
Các nội dung của Luật Bình đẳng giới, các mục tiêu, chỉ tiêu của Chiến lược và Chương trình quốc gia được quan tâm, triển khai thực hiện phù hợp với thực tế và điều kiện kinh tế, xã hội của tỉnh. Vấn đề đảm bảo bình đẳng giới, ưu tiên đối với cán bộ, công chức, viên chức nữ được quan tâm, chú trọng trong tất cả quy trình của công tác cán bộ.
Các cấp công đoàn thực hiện đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch và sử dụng cán bộ nữ, nhiệm kỳ 2018-2023, tỷ lệ cán bộ nữ là Ủy viên ban chấp hành công đoàn các cấp đạt 30%, cán bộ chuyên trách công đoàn hiện có 65 người, trong đó có 30 nữ (đạt 46%) 03 cán bộ chuyên trách công đoàn tham gia cấp ủy huyện, thị xã, 04 nữ cán bộ chuyên trách công đoàn là Đại biêu Hội đồng nhân dân cấp huyện.
Tỉnh ủy Yên Bái ban hành Đề án số 11-ĐA/TU ngày 08/08/2018 về “ Xây dựng và tạo nguồn đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý đến năm 2030, định hướng đến năm 2035”.
Tỉnh đã sơ khảo tuyển chọn 150 cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số để đào tạo, tạo nguồn cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.
Tỉnh cũng đặc biệt chú trọng công tác cán bộ nữ tham gia cấp ủy, ứng cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về độ tuổi đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, bổ nhiệm nữ giới vào các vị trí cán bộ chủ chốt của sở, ban, ngành cấp tỉnh, huyện, xã, nhất là các ngành đặc thù như giáo dục, y tế.
Đồng thời, thực hiện quy trình rà soát, bổ sung quy hoạch các chức danh diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý đối với cán bộ thuộc diện đề án giai đoạn 2020 - 2025, trong đó quy hoạch ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh 12 cán bộ nữ, quy hoạch cấp ủy viên cấp huyện và tương đương trở lên 10 cán bộ nữ.
Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức là nữ, người DTTS để tạo nguồn cán bộ của tỉnh được coi trọng, triển khai thực hiện có chất lượng và hiệu quả; tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức là nữ DTTS trong tất cả các cơ quan, đơn vị đều tăng dần. Qua đó, cán bộ nữ các cơ quan, đơn vị, địa phương được quan tâm, tạo điều kiện tham gia vào nhiều vị trị lãnh đạo, quản lý.
Theo đánh giá, việc thực hiện chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020 của tỉnh, các chỉ tiêu về tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy Đảng ước sau đại hội 3 cấp cuối năm 2020 đạt; tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội ước đạt sau bầu cử đại biểu Quốc hội nhiệm kỳ tới và tỷ lệ nữ đại biểu HĐND cũng ước đạt sau bầu đại biểu HĐND 3 cấp.
Các hoạt động làm giảm khoảng cách giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động việc làm; tăng cường sự tiếp cận của phụ nữ nghèo ở nông thôn, phụ nữ người dân tộc thiểu số đối với các nguồn lực kinh tế, thị trường lao động cũng được tỉnh chú trọng.
Hàng năm các sở, ban, ngành, đoàn thể ở tỉnh; các doanh nghiệp; các huyện, thành phố thị xã và xã, phường, thị trấn đã tích cực tổ chức đào tạo, giới thiệu việc làm cho người dân; tổ chức các lớp dạy nghề ngắn hạn như: may công nghiệp, chăm sóc sắc đẹp, kỹ thuật nấu ăn, kỹ thuật trồng cây ăn quả có múi, sản xuất rau an toàn chăn nuôi thú y, nuôi tằm và sơ chế kén tằm, ... và phối với hợp với cấp huyện chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho các loại cây trồng; kỹ thuật chăn nuôi và phòng trừ dịch bệnh cho gia súc, gia cầm nuôi trồng thuỷ sản, cho 3.039 là lao dộng, hội viên phụ nữ tham gia giúp cho cho học viên co kiến thức, tay nghề và tự tạo việc làm phù hợp.
Hiện nay, tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh đạt 61,7%, tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 3 tháng trở lên là 29 74%, trong đó ước tính trên 16,5 % là lao động nữ.
Số người được tạo việc làm mới đạt 60% cho mỗi giới; Giải quyết việc làm mới cho 20.900 lao động (đạt 102% kế hoạch); Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị giảm từ 4% xuống còn 3,66%, số lao động nữ được tạo việc làm tăng thêm là 6.425 lao động.
Năm 2019 tỷ lệ lao động nữ nông thôn dưới 55 tuổi được đào tạo nghề và chuyên môn kỹ thuật từ 46,0% đạt mức đề ra. Nữ là hộ nghèo ở nông thôn, vùng dân tộc thiểu số được tiếp cận vốn vay ưu đãi từ các chương trình việc làm, giảm nghèo và các nguồn tín dụng chính thức đạt 90%.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Tại Yên Bái, trong thời gian vừa qua các hoạt động tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo đã từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị. Cùng với đó, các hoạt động làm giảm khoảng cách giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động việc làm; tăng cường sự tiếp cận của phụ nữ nghèo ở nông thôn, phụ nữ người dân tộc thiểu số đối với các nguồn lực kinh tế, thị trường lao động cũng được tỉnh chú trọng. Các nội dung của Luật Bình đẳng giới, các mục tiêu, chỉ tiêu của Chiến lược và Chương trình quốc gia được quan tâm, triển khai thực hiện phù hợp với thực tế và điều kiện kinh tế, xã hội của tỉnh. Vấn đề đảm bảo bình đẳng giới, ưu tiên đối với cán bộ, công chức, viên chức nữ được quan tâm, chú trọng trong tất cả quy trình của công tác cán bộ.
Các cấp công đoàn thực hiện đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch và sử dụng cán bộ nữ, nhiệm kỳ 2018-2023, tỷ lệ cán bộ nữ là Ủy viên ban chấp hành công đoàn các cấp đạt 30%, cán bộ chuyên trách công đoàn hiện có 65 người, trong đó có 30 nữ (đạt 46%) 03 cán bộ chuyên trách công đoàn tham gia cấp ủy huyện, thị xã, 04 nữ cán bộ chuyên trách công đoàn là Đại biêu Hội đồng nhân dân cấp huyện.
Tỉnh ủy Yên Bái ban hành Đề án số 11-ĐA/TU ngày 08/08/2018 về “ Xây dựng và tạo nguồn đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý đến năm 2030, định hướng đến năm 2035”.
Tỉnh đã sơ khảo tuyển chọn 150 cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số để đào tạo, tạo nguồn cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.
Tỉnh cũng đặc biệt chú trọng công tác cán bộ nữ tham gia cấp ủy, ứng cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về độ tuổi đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, bổ nhiệm nữ giới vào các vị trí cán bộ chủ chốt của sở, ban, ngành cấp tỉnh, huyện, xã, nhất là các ngành đặc thù như giáo dục, y tế.
Đồng thời, thực hiện quy trình rà soát, bổ sung quy hoạch các chức danh diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý đối với cán bộ thuộc diện đề án giai đoạn 2020 - 2025, trong đó quy hoạch ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh 12 cán bộ nữ, quy hoạch cấp ủy viên cấp huyện và tương đương trở lên 10 cán bộ nữ.
Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức là nữ, người DTTS để tạo nguồn cán bộ của tỉnh được coi trọng, triển khai thực hiện có chất lượng và hiệu quả; tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức là nữ DTTS trong tất cả các cơ quan, đơn vị đều tăng dần. Qua đó, cán bộ nữ các cơ quan, đơn vị, địa phương được quan tâm, tạo điều kiện tham gia vào nhiều vị trị lãnh đạo, quản lý.
Theo đánh giá, việc thực hiện chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020 của tỉnh, các chỉ tiêu về tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy Đảng ước sau đại hội 3 cấp cuối năm 2020 đạt; tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội ước đạt sau bầu cử đại biểu Quốc hội nhiệm kỳ tới và tỷ lệ nữ đại biểu HĐND cũng ước đạt sau bầu đại biểu HĐND 3 cấp.
Các hoạt động làm giảm khoảng cách giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động việc làm; tăng cường sự tiếp cận của phụ nữ nghèo ở nông thôn, phụ nữ người dân tộc thiểu số đối với các nguồn lực kinh tế, thị trường lao động cũng được tỉnh chú trọng.
Hàng năm các sở, ban, ngành, đoàn thể ở tỉnh; các doanh nghiệp; các huyện, thành phố thị xã và xã, phường, thị trấn đã tích cực tổ chức đào tạo, giới thiệu việc làm cho người dân; tổ chức các lớp dạy nghề ngắn hạn như: may công nghiệp, chăm sóc sắc đẹp, kỹ thuật nấu ăn, kỹ thuật trồng cây ăn quả có múi, sản xuất rau an toàn chăn nuôi thú y, nuôi tằm và sơ chế kén tằm, ... và phối với hợp với cấp huyện chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho các loại cây trồng; kỹ thuật chăn nuôi và phòng trừ dịch bệnh cho gia súc, gia cầm nuôi trồng thuỷ sản, cho 3.039 là lao dộng, hội viên phụ nữ tham gia giúp cho cho học viên co kiến thức, tay nghề và tự tạo việc làm phù hợp.
Hiện nay, tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh đạt 61,7%, tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 3 tháng trở lên là 29 74%, trong đó ước tính trên 16,5 % là lao động nữ.
Số người được tạo việc làm mới đạt 60% cho mỗi giới; Giải quyết việc làm mới cho 20.900 lao động (đạt 102% kế hoạch); Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị giảm từ 4% xuống còn 3,66%, số lao động nữ được tạo việc làm tăng thêm là 6.425 lao động.
Năm 2019 tỷ lệ lao động nữ nông thôn dưới 55 tuổi được đào tạo nghề và chuyên môn kỹ thuật từ 46,0% đạt mức đề ra. Nữ là hộ nghèo ở nông thôn, vùng dân tộc thiểu số được tiếp cận vốn vay ưu đãi từ các chương trình việc làm, giảm nghèo và các nguồn tín dụng chính thức đạt 90%.