Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó. Bình đẳng giới là bình đẳng về pháp luật, về cơ hội và các thành quả tạo ra, bao gồm bình đẳng trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến bản thân, gia đình và xã hội.
Đẩy mạnh tuyên truyền về bình đẳng giới.
Bình đẳng giới trong gia đình có ý nghĩa quan trọng trong mọi thời đại, đặc biệt là trong điều kiện hiện đại hóa, công nghiệp hóa hiện nay. Bình đẳng giới trong gia đình là môi trường lành mạnh để con người, đặc biệt là trẻ em được đối xử bình đẳng, được giáo dục về quyền bình đẳng, được hành động bình đẳng; là tiền đề quan trọng cho sự thành công trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em; góp phần tăng chất lượng cuộc sống của các thành viên gia đình, góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước; góp phần giải phóng phụ nữ và góp phần xây dựng thể chế gia đình bền vững.
Năm 2000, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết lấy ngày 25/11 hàng năm là Ngày Quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ. Ở Việt Nam, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng hoàn thiện khung luật pháp, chính sách về quyền bình đẳng trên lĩnh vực bình đẳng giới như: Luật hôn nhân và gia đình, Luật bình đẳng giới, Luật phòng chống bạo lực gia đình…mà trọng tâm là Luật bình đẳng giới và thông qua các công ước quốc tế như công ước về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ, công ước Liên hiệp quốc về quyền trẻ em… nhờ đó mà phụ nữ và trẻ em đều được bảo vệ.
Tuy nhiên, định kiến giới và tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn tồn tại khá phổ biến ở trong gia đình và một bộ phận dân cư trong xã hội. Trên thực tế, thời gian làm việc của phụ nữ trong gia đình thường dài hơn nam giới, nam giới vẫn được coi là trụ cột gia đình, có quyền quyết định các vấn đề lớn và là người đại diện ngoài cộng đồng. Còn các công việc nội trợ, chăm sóc các thành viên trong gia đình thường được coi là “thiên chức” của phụ nữ.
Hiện tượng bất bình đẳng vẫn phổ biến ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc phụ nữ là lao động chính song lại không có tiếng nói trong gia đình. Những người đàn ông thường giành thời gian cho việc làng, việc nước, họ hàng, rồi rượu chè, các tệ nạn xã hội… nên gánh nặng gia đình cũng như cường độ lao động và sự vất vả đều dồn lên đôi vai người phụ nữ.
Nguyên nhân trên do một bộ phận xã hội hiểu không đúng về bình đẳng và bình đẳng giới, còn quan niệm cho rằng bình đẳng giới là ưu tiên cho phụ nữ và việc thực hiện bình đẳng giới là trách nhiệm của Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ và của Hội Phụ nữ Việt Nam. Nhận thức mang tính định kiến giới còn tồn tại trong xã hội…
Ở Yên Bái, trung bình mỗi năm có từ 400 - 500 vụ ly hôn, trong đó gần 60% số vụ có nguyên nhân từ ngược đãi, đánh đập. Thực tế còn cho thấy, nguyên nhân sâu xa của bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái là do tư tưởng trọng nam khinh nữ, coi bạo lực là việc riêng tư giải quyết trong mỗi gia đình.
Ngoài ra, còn bởi kinh tế khó khăn, ghen tuông, thiếu hiểu biết kiến thức pháp luật và do người chồng, người cha nghiện bia rượu, ma túy...
Đấu tranh phòng, chống bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái, những năm qua, các cấp, các ngành, địa phương trong tỉnh đã triển khai đồng bộ, hiệu quả hoạt động của chương trình hành động bình đẳng giới giai đoạn 2011- 2020, đa dạng hóa công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ.
Đồng thời, quan tâm thực hiện Nghị quyết số 11 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, các chính sách liên quan đến phụ nữ; triển khai nhiều hoạt động thiết thực, tạo điều kiện để phụ nữ được tham gia.
Những năm qua, các cấp Hội Phụ nữ trong tỉnh đã tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho phụ nữ về vai trò của gia đình đối với sự phát triển của xã hội; thúc đẩy bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình, phòng chống mua bán người, phòng chống tệ nạn xã hội từ gia đình; lồng ghép hoạt động hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình hạnh phúc (GĐHP) với việc thực hiện Phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng GĐHP”; nâng cao kiến thức và sự tham gia chia sẻ của nam giới thông qua các hoạt động Ngày Gia đình Việt Nam với chủ đề “Yêu thương và chia sẻ”, “Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương”; tổ chức các hội thi nấu ăn, các giải thể thao gia đình… thu hút nhiều gia đình hội viên phụ nữ tham gia; giúp các thành viên trong gia đình hiểu nhau hơn, cùng nhau chia sẻ trong cuộc sống.
Đến nay, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã thành lập được 186 tổ phản ứng nhanh; duy trì và nâng cao hiệu quả trên 900 mô hình, loại hình câu lạc bộ (CLB), tổ, nhóm. Các loại hình CLB, tổ phản ứng nhanh nhằm phản ánh, cung cấp kịp thời các thông tin có liên quan đến các vụ việc nhạy cảm, bức xúc xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em, những vấn đề nổi cộm tại địa phương… được thành lập tại các địa phương.
Thông qua các địa chỉ tin cậy, tổ hòa giải cơ sở và các ngành, đoàn thể, các cấp hội phụ nữ toàn tỉnh đã tham gia phối hợp giải quyết các vụ liên quan đến bạo lực gia đình; giúp nạn nhân bị bạo lực gia đình được chăm sóc tại các cơ sở y tế; Tòa án nhân dân các cấp đưa ra truy tố, xét xử hang chục vụ việc liên quan đến bạo lực gia đình và xâm hại tình dục với trẻ em gái, góp phần thu hút sự quan tâm, đề cao vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan, tổ chức trong công tác đấu tranh phòng, chống bạo lực, xâm hại đối với phụ nữ và trẻ em gái.
Để hạn chế tối đa bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái, các cấp, các ngành từ tỉnh tới cơ sở cần đưa các nội dung của công tác phòng, chống bạo lực gia đình vào chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các đơn vị, địa phương; đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục phổ biến Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật Trẻ em, Luật Phòng chống bạo lực gia đình nhằm thay đổi nhận thức, hành động và trách nhiệm về thực hiện bình đẳng giới ở tất cả các cấp, các ngành và toàn xã hội.
Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra chuyên ngành và liên ngành để xử lý nghiêm khắc, kịp thời đối với các trường hợp vi phạm pháp luật về bình đẳng giới; tạo điều kiện giúp phụ nữ và trẻ em gái được nâng cao tính tự chủ, tự lập và tích cực tham gia vào các lĩnh vực của đời sống xã hội; tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về vị trí, vai trò quan trọng của gia đình, xây dựng mô hình gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững.
Ban Biên tập
Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó. Bình đẳng giới là bình đẳng về pháp luật, về cơ hội và các thành quả tạo ra, bao gồm bình đẳng trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến bản thân, gia đình và xã hội.Bình đẳng giới trong gia đình có ý nghĩa quan trọng trong mọi thời đại, đặc biệt là trong điều kiện hiện đại hóa, công nghiệp hóa hiện nay. Bình đẳng giới trong gia đình là môi trường lành mạnh để con người, đặc biệt là trẻ em được đối xử bình đẳng, được giáo dục về quyền bình đẳng, được hành động bình đẳng; là tiền đề quan trọng cho sự thành công trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em; góp phần tăng chất lượng cuộc sống của các thành viên gia đình, góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước; góp phần giải phóng phụ nữ và góp phần xây dựng thể chế gia đình bền vững.
Năm 2000, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết lấy ngày 25/11 hàng năm là Ngày Quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ. Ở Việt Nam, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng hoàn thiện khung luật pháp, chính sách về quyền bình đẳng trên lĩnh vực bình đẳng giới như: Luật hôn nhân và gia đình, Luật bình đẳng giới, Luật phòng chống bạo lực gia đình…mà trọng tâm là Luật bình đẳng giới và thông qua các công ước quốc tế như công ước về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ, công ước Liên hiệp quốc về quyền trẻ em… nhờ đó mà phụ nữ và trẻ em đều được bảo vệ.
Tuy nhiên, định kiến giới và tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn tồn tại khá phổ biến ở trong gia đình và một bộ phận dân cư trong xã hội. Trên thực tế, thời gian làm việc của phụ nữ trong gia đình thường dài hơn nam giới, nam giới vẫn được coi là trụ cột gia đình, có quyền quyết định các vấn đề lớn và là người đại diện ngoài cộng đồng. Còn các công việc nội trợ, chăm sóc các thành viên trong gia đình thường được coi là “thiên chức” của phụ nữ.
Hiện tượng bất bình đẳng vẫn phổ biến ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc phụ nữ là lao động chính song lại không có tiếng nói trong gia đình. Những người đàn ông thường giành thời gian cho việc làng, việc nước, họ hàng, rồi rượu chè, các tệ nạn xã hội… nên gánh nặng gia đình cũng như cường độ lao động và sự vất vả đều dồn lên đôi vai người phụ nữ.
Nguyên nhân trên do một bộ phận xã hội hiểu không đúng về bình đẳng và bình đẳng giới, còn quan niệm cho rằng bình đẳng giới là ưu tiên cho phụ nữ và việc thực hiện bình đẳng giới là trách nhiệm của Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ và của Hội Phụ nữ Việt Nam. Nhận thức mang tính định kiến giới còn tồn tại trong xã hội…
Ở Yên Bái, trung bình mỗi năm có từ 400 - 500 vụ ly hôn, trong đó gần 60% số vụ có nguyên nhân từ ngược đãi, đánh đập. Thực tế còn cho thấy, nguyên nhân sâu xa của bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái là do tư tưởng trọng nam khinh nữ, coi bạo lực là việc riêng tư giải quyết trong mỗi gia đình.
Ngoài ra, còn bởi kinh tế khó khăn, ghen tuông, thiếu hiểu biết kiến thức pháp luật và do người chồng, người cha nghiện bia rượu, ma túy...
Đấu tranh phòng, chống bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái, những năm qua, các cấp, các ngành, địa phương trong tỉnh đã triển khai đồng bộ, hiệu quả hoạt động của chương trình hành động bình đẳng giới giai đoạn 2011- 2020, đa dạng hóa công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ.
Đồng thời, quan tâm thực hiện Nghị quyết số 11 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, các chính sách liên quan đến phụ nữ; triển khai nhiều hoạt động thiết thực, tạo điều kiện để phụ nữ được tham gia.
Những năm qua, các cấp Hội Phụ nữ trong tỉnh đã tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho phụ nữ về vai trò của gia đình đối với sự phát triển của xã hội; thúc đẩy bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình, phòng chống mua bán người, phòng chống tệ nạn xã hội từ gia đình; lồng ghép hoạt động hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình hạnh phúc (GĐHP) với việc thực hiện Phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng GĐHP”; nâng cao kiến thức và sự tham gia chia sẻ của nam giới thông qua các hoạt động Ngày Gia đình Việt Nam với chủ đề “Yêu thương và chia sẻ”, “Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương”; tổ chức các hội thi nấu ăn, các giải thể thao gia đình… thu hút nhiều gia đình hội viên phụ nữ tham gia; giúp các thành viên trong gia đình hiểu nhau hơn, cùng nhau chia sẻ trong cuộc sống.
Đến nay, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã thành lập được 186 tổ phản ứng nhanh; duy trì và nâng cao hiệu quả trên 900 mô hình, loại hình câu lạc bộ (CLB), tổ, nhóm. Các loại hình CLB, tổ phản ứng nhanh nhằm phản ánh, cung cấp kịp thời các thông tin có liên quan đến các vụ việc nhạy cảm, bức xúc xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em, những vấn đề nổi cộm tại địa phương… được thành lập tại các địa phương.
Thông qua các địa chỉ tin cậy, tổ hòa giải cơ sở và các ngành, đoàn thể, các cấp hội phụ nữ toàn tỉnh đã tham gia phối hợp giải quyết các vụ liên quan đến bạo lực gia đình; giúp nạn nhân bị bạo lực gia đình được chăm sóc tại các cơ sở y tế; Tòa án nhân dân các cấp đưa ra truy tố, xét xử hang chục vụ việc liên quan đến bạo lực gia đình và xâm hại tình dục với trẻ em gái, góp phần thu hút sự quan tâm, đề cao vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan, tổ chức trong công tác đấu tranh phòng, chống bạo lực, xâm hại đối với phụ nữ và trẻ em gái.
Để hạn chế tối đa bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái, các cấp, các ngành từ tỉnh tới cơ sở cần đưa các nội dung của công tác phòng, chống bạo lực gia đình vào chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các đơn vị, địa phương; đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục phổ biến Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật Trẻ em, Luật Phòng chống bạo lực gia đình nhằm thay đổi nhận thức, hành động và trách nhiệm về thực hiện bình đẳng giới ở tất cả các cấp, các ngành và toàn xã hội.
Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra chuyên ngành và liên ngành để xử lý nghiêm khắc, kịp thời đối với các trường hợp vi phạm pháp luật về bình đẳng giới; tạo điều kiện giúp phụ nữ và trẻ em gái được nâng cao tính tự chủ, tự lập và tích cực tham gia vào các lĩnh vực của đời sống xã hội; tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về vị trí, vai trò quan trọng của gia đình, xây dựng mô hình gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững.