Welcome to Yen Bai Portal
  • Đường dây nóng: 02163.818.555
  • English

Hướng tới bình đẳng giới trên các lĩnh vực tại Mù Cang Chải

14/10/2020 11:04:00 Xem cỡ chữ
Với vai trò nòng cốt trong phong trào phụ nữ, không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động nhằm phát huy mọi tiềm năng, sự sáng tạo của các tầng lớp phụ nữ trên địa bàn, đóng góp quan trọng trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Một buổi sinh hoạt chi hội của phụ nữ bản Trống Tông xã La Pán Tẩn, Mù Cang Chải, Yên Bái.

Mù Cang Chải là một huyện đặc biệt khó khăn của tỉnh Yên Bái, trình độ dân trí thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, dân tộc Mông chiếm 92% còn lại là dân tộc khác. Dân số trên 55 ngàn người, trong đó có 9.997/12.352 hội viên phụ nữ đạt tỷ lệ thu hút 81%. Với vai trò nòng cốt trong phong trào phụ nữ, không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động nhằm phát huy mọi tiềm năng, sự sáng tạo của các tầng lớp phụ nữ trên địa bàn, đóng góp quan trọng trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Trong 5 năm qua cán bộ, hội viên phụ nữ các dân tộc trong huyện đã đoàn kết, vận động hội viên, phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế -xã hội chung của huyện và sự bình đẳng giới; xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, phát huy vai trò nòng cốt trong công tác vận động phụ nữ, thực hiện tốt chức năng đại diện quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của phụ nữ. Phong trào phụ nữ huyện đã có những bước chuyển biến mới trên tất cả các lĩnh vực, thông qua các hoạt động nâng cao kiến thức về mọi mặt, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, chăm sóc sức khỏe phụ nữ, trẻ em, phòng chống tệ nạn xã hội, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động thu hút hội viên tham gia tổ chức hội. Đời sống của hội viên, phụ nữ từng bước được cải thiện. Cơ sở hạ tầng được nâng cao, chất lượng hiệu quả sản xuất nông nghiệp tăng lên đáng kể, kinh tế - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực. Lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ; chất lượng giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao được nâng lên, thông tin tuyên truyền phát triển đến tận thôn bản, an sinh xã hội được quan tâm, tỷ lệ hộ nghèo hằng năm giảm 6,6%, đời sống nhân dân và hội viên phụ nữ ngày càng được cải thiện rõ rệt. Quốc phòng - An ninh luôn được củng cố, tăng cường, an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, cụ thể:

Trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, với lực lượng lao động đông đảo, phụ nữ nông thôn chiếm 50% tổng số lao động nữ trên toàn huyện, Chị em phụ nữ đã tích cực ứng dụng tiến bộ KHKT vào trong sản xuất, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đa dạng hóa các hoạt động tạo thu nhập như trồng rau sạch, trồng cây sơn tra, thảo quả, chăn nuôi lợn, nuôi cá đạt hiệu quả cao, phát triển nghề thêu dệt thổ cẩm thành sản phẩm hàng hóa, vươn lên thoát nghèo góp phần cùng toàn huyện đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 14,7%; thu nhập bình quân đầu người ước đạt 13 triệu đồng, điển hình như chị Lương Thị pỏm (Thị trấn Mù Cang Chải), chị Thào Thị Mảy (xã Chế Cu Nha); chị Lý Thị Xua (xã La Pán Tẩn), chị Chang Thị Ly (xã Lao Chải), chị Khang Thị Dở, Hà Thị Địa (xã Cao Phạ), cơ sở phát triển thêu thổ cẩm xã Chế Cu Nha.

Trong lĩnh vực Giảo dục - Đào tạo, tỷ lệ nữ giáo viên 745/1.232 chiếm 60,4%. Chị em phụ nữ đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, thi đua dạy tốt, học tôt; làm tốt công tác huy động trẻ ra lớp nhằm duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở đúng độ tuôi, phổ cập giáo dục mẫu giáo cho trẻ 5 tuổi, tham gia dạy các lớp xóa mù chữ cho hội viên, phụ nữ, ngoài công tác giảng dạy các chị  tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua như: Phong trào “ Giỏi việc trường, đảm việc nhà”, phong trào thi đua “ Dạy tốt, học tốt” lồng ghép với cuộc vận động “ Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”..w.. Điển hình như Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Thanh Tâm; chị Triệu Thị Hà, chị Nguyễn Thị Hiền và nhiều chị em khác, các chị là những gương tiêu biểu toàn diện về mọi mặt, góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng công tác Giáo dục - Đào tạo huyện nhà trong những năm qua.

Trong lĩnh vực Y tế, tỷ lệ nữ cán bộ y tế 74/160 chiếm 46%, chị em trong ngành y tế đã có những đóng góp đáng kể trong sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân, nhất là các hoạt động y tế cộng đồng, chăm sóc SKSS, Dân số KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS. Chị em đã không ngừng phấn đấu nâng cao tay nghề, rèn luyện y đức nâng cao chất lượng khám và điều trị cho nhân dân; giúp tăng tỷ lệ nữ tiếp cận với các dịch vụ y tế, giảm dần tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng. Điển hình như: Kỹ thuật viên Lục Thị Vân; cử nhân hộ sinh Bùi Thị Ban và nhiều chị em khác, các chị đã tận tâm với nghề, với bệnh nhân.

Trong lĩnh vực văn hóa, thông tin, thể dục thể thao, hội làm tốt công tác tuyên truyền các Chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, đẩy mạnh công tác tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị của huyện, thường xuyên tuyên truyền vận động hội viên thực hiện quy ước, hương ước của thôn bản, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Đặc biệt là vận động hội viên thực hiện có hiệu quả “ Đe án giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc Mông, giai đoạn 2013 - 2015, định hướng đến năm 2020” của huyện gắn với phát triến du lịch ruộng bậc thang.

Trong gia đình, chị em đã tích cực lao động nâng cao thu nhập tổ chức tốt cuộc sống gia đình, nuôi con khỏe, dạy con ngoan, xây dựng gia đình “No ẩm, bình đắng, tiến bộ, hạnh phúc’ tích cực tham gia cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, phong trào 3 xanh “xanh nhà, xanh vườn, xanh đồng ruộng”, các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “uống nước nhớ nguồn ”, các hoạt động từ thiện nhân đạo.

Chị em ngày càng khẳng định vai trò, vị thế của mình đã có nhiều nữ cán bộ công chức, viên chức “giỏi việc nước, đảm việc nhà ”, chị em phụ nữ nông thôn tích cực học tập, nâng cao trình độ, áp dụng KHKT vào sản xuất, kinh doanh, tích cực rèn luyện 4 phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam “Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang”. Chủ động thực hiện bình đẳng giới vì sự tiến bộ và phát triển của phụ nữ. Thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, chăm sóc các gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn, ủng hộ xây dựng quỹ “vì người nghèo ”, ủng hộ các gia đình bị thiên tai, hoạn nạn, xây dựng “Mái ấm tình thương” cho1 phụ nữ nghèo, tích cực tham gia phòng chống tệ nạn xã hội, phòng chống bạo lực gia đình, phòng chống buôn bán phụ nữ, trẻ em...

 

Chị em phụ nữ người Mông Mù Cang Chải vay vốn ngân hàng chính sách phát triển kinh tế gia đình

Trong lĩnh vực chính trị, các tầng lóp phụ nữ trong huyện tích cực tham gia có hiệu quả vào công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, đoàn thể vững mạnh. Đã có 10,8% nữ tham gia cấp ủy huyện, 15,4% nữ tham gia cấp ủy xã, 30,33% nữ đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, 33,33% nữ đại biểu HĐND cấp xã. Trên cương vị lãnh đạo và quản lý, đội ngũ cán bộ nữ không ngừng phấn đấu nâng cao trình độ, thường xuyên đổi mới phương pháp và phong cách lãnh đạo cho phù hợp với tình hình mới, từng bước khẳng định vị thế, vai trò của phụ nữ trong hệ thống chính trị.

Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại, chị em đã tích cực tham gia phong trào “Quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc”, tham gia các hoạt động diễn tập khu vực phòng thủ, nâng cao cảnh giác cách mạng, phòng chống âm mưu “ diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch. Vận động các hộ gia đình theo đạo và hội viên phụ nữ thực hiện tốt các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; giữ gìn trật tự an toàn xã hội, phòng chống tội phạm, phòng chống tệ nạn xã hội, mua bán xâm hại phụ nữ trẻ em... góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, giữ vững an ninh chính trị, góp phân ổn định xã hội.

Các chị em phụ nữ huyện Mù Cang Chải đã phát huy tính chủ động, tham gia tích cực vào phong trào thi đua yêu nước như: Nữ thanh niên tích cực tham gia “ Phong trào xung kích tình nguyện phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tô quốc, phụ nữ các dân tộc với phong trào “ Phụ nữ Mù Cang Chải chung sức xây dựng nông thôn mời; nữ cán bộ công nhân viên chức với phong trào ‘‘Giỏi việc nước, đảm việc nhà”,  Nhóm phụ nữ yếu thế, phụ nữ nghèo đã có nhiều nỗ lực vươn lên từng bước ổn định cuộc sống và đã phát huy được truyền thống vẻ vang của phụ nữ Việt Nam, truyền thống trung hậu, gắn bó giữa người phụ nữ với gia đình và Tổ quốc.