CTTĐT - Luật Bình đẳng giới được Quốc hội khóa XI, thông qua ngày 29/11/2006, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2007 quy định nguyên tắc bình đẳng giới trong các lĩnh vực đời sống xã hội và gia đình, biện pháp bảo đảm bình đẳng giới, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong việc thực hiện bình đẳng giới.
Chương trình văn nghệ chào mừng buổi tọa đàm bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị
Thực hiện Luật Bình đẳng giới, trong giai đoạn từ 2007 – 2017, tỉnh Yên Bái đã ban hành trên 20 chương trình, kế hoạch liên quan đến công tác chỉ đạo triển khai công tác Bình đẳng giới. Nổi bật là Tỉnh ủy Yên Bái đã ban hành Chương trình hành động số 36-CTr/TU, ngày 06/11/2007 của Tỉnh ủy Yên Bái về việc thực hiện Nghị quyết 11-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 58/KH-UBND ngày 6/7/2011 về thực hiện Chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011-2015, Kế hoạch số 192/KH-UBND ngày 21/12/2016 về thực hiện Chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016-2020, Kế hoạch số 140/KH-UBND ngày 22/8/2016 về thực hiện Chương trình hành động quốc gia bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016- 2020, Kế hoạch số 194/KH-UBND ngày 22/12/2016 về thực hiện Đề án phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016- 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Các sở ngành, đoàn thể và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố đã tích cực tham mưu ban hành trên 210 văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương tổ chức thực hiện các kế hoạch, đề án, hoạt động góp phần thực hiện Luật Bình đẳng giới.
Các cơ quan truyền thông như Báo Yên Bái, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Cổng thông tin điện tử tỉnh đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về công tác bình đẳng giới dưới nhiều hình thức như: cấp tỉnh viết và đưa trên 1.100 tin, bài, phóng sự, gần 10.000 tờ rời, một số tác phẩm được lựa chọn để biên dịch sang tiếng Dao, tiếng Thái, tiếng Mông phát trên Đài Phát thanh và truyền hình tỉnh, duy trì chuyên mục “Đời sống và Pháp luật” trên Báo Yên Bái, “Nhà nước và Pháp luật” trên Đài Phát thanh và truyền hình; ở cấp huyện viết trên 3.500 tin, bài về bình đẳng giới phát trên sóng truyền thanh của huyện; thẩm định cấp 15 giấy phép không kinh doanh tuyên truyền về Bình đẳng giới và Vì sự tiến bộ phụ nữ. Cơ quan thường trực Ban vì sự tiến bộ phụ nữ tỉnh đã phối hợp với cơ quan liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã tổ chức trên 250 lớp tập huấn cho trên 13.181 lượt cán bộ quản lý và cán bộ liên quan đến công tác Bình đẳng giới, qua đó đã quán triệt, phổ biến, giáo dục pháp luật, nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân về công tác bình đẳng giới.
Cùng với đó, các ngành thành viên Ban VSTBPN tỉnh đều phân công 1 chuyên viên tham gia tổ giúp việc Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ của tỉnh. Một số sở, ngành thành lập Ban VSTBPN trực thuộc như: Công an, Quân đội, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Tư pháp, Lao động- TB&XH... do lãnh đạo sở, ngành làm Trưởng ban.
Ban vì sự tiến bộ phụ nữ tỉnh đã cử các đồng chí làm công tác bình đẳng giới đi dự khoảng 12 lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về bình đẳng giới do Trung ương tổ chức tại Hà Nội; thành lập và bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ giảng viên nguồn nòng cốt cấp tỉnh. Tại tỉnh Yên Bái cũng đã tổ chức khoảng 30 lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác bình đẳng giới của các ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cán bộ ngành Lao động- Thương binh và Xã hội từ tỉnh đến xã và đại biểu nữ tham gia ứng cử vào Hội đồng nhân dân các cấp.
Hàng năm, cơ quan Thường trực Ban vì sự tiến bộ phụ nữ cấp tỉnh, huyện đã mời các ngành thành viên phối hợp tham gia các đoàn kiểm tra, giám sát việc triển khai công tác bình đẳng giới; trong các năm qua có khoảng 25% trong tổng số đơn vị được kiểm tra, giám sát về thực hiện công tác bình đẳng giới tại cấp huyện và các xã, phường, thị trấn. Công tác kiểm tra, giám sát đã kịp thời chỉ ra những yếu kém, tồn tại cần phải sớm khắc phục trong quá trình thực hiện công tác bình đẳng giới ở cơ sở.
Việc thanh tra công tác Bình đẳng giới được lồng ghép thường xuyên trong hàng năm trong thanh tra việc chấp hành chính sách pháp luật về lao động, y tế, giáo dục và đào tạo tại các đơn vị, doanh nghiệp. Thanh tra Sở Lao động- Thương binh và Xã hội thực hiện thanh tra chuyên đề về bình đẳng giới năm 2015, 2017 tại 6 huyện, thị xã, thành phố.
Bên cạnh đó, việc đề bạt, bổ nhiệm, quy hoạch, đào tạo, đánh giá cán bộ cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh được thực hiện theo quy định chung của các cấp ủy Đảng và các quy định của pháp luật về bình đẳng giới. Yếu tố cán bộ nữ luôn được xem xét, đảm bảo tỷ lệ, cơ cấu; ưu tiên trong giới thiệu quy hoạch, bổ nhiệm và đào tạo của các cơ quan, đơn vị các cấp.
Tại các cơ quan, đơn vị các cấp cán bộ nữ được khuyến khích chủ động tham gia vào các hoạt động chung, các phong trào thi đua, nhận đạo; được ưu tiên để thể hiện năng lực công tác, khẳng định bản thân và thực tế đã đóng góp công sức rất quan trọng trong việc hoàn thành nhiệm vụ của tập thể. Nhiều cơ quan đơn vị có đông người lao động nữ đều thành lập Ban vì sự tiến bộ phụ nữ để chỉ đạo triển khai các hoạt động bình đẳng giới.
Qua 10 năm thực hiện Luật Bình đẳng giới, tỉnh Yên Bái đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thi hành Luật. Trên cơ sở đó các cấp, ngành, đoàn thể, địa phương đã triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả, tạo điều kiện cho cả nam và nữ phát huy quyền làm chủ và bình đẳng trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội và trong gia đình, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của tỉnh.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Luật Bình đẳng giới được Quốc hội khóa XI, thông qua ngày 29/11/2006, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2007 quy định nguyên tắc bình đẳng giới trong các lĩnh vực đời sống xã hội và gia đình, biện pháp bảo đảm bình đẳng giới, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong việc thực hiện bình đẳng giới.Thực hiện Luật Bình đẳng giới, trong giai đoạn từ 2007 – 2017, tỉnh Yên Bái đã ban hành trên 20 chương trình, kế hoạch liên quan đến công tác chỉ đạo triển khai công tác Bình đẳng giới. Nổi bật là Tỉnh ủy Yên Bái đã ban hành Chương trình hành động số 36-CTr/TU, ngày 06/11/2007 của Tỉnh ủy Yên Bái về việc thực hiện Nghị quyết 11-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 58/KH-UBND ngày 6/7/2011 về thực hiện Chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011-2015, Kế hoạch số 192/KH-UBND ngày 21/12/2016 về thực hiện Chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016-2020, Kế hoạch số 140/KH-UBND ngày 22/8/2016 về thực hiện Chương trình hành động quốc gia bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016- 2020, Kế hoạch số 194/KH-UBND ngày 22/12/2016 về thực hiện Đề án phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016- 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Các sở ngành, đoàn thể và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố đã tích cực tham mưu ban hành trên 210 văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương tổ chức thực hiện các kế hoạch, đề án, hoạt động góp phần thực hiện Luật Bình đẳng giới.
Các cơ quan truyền thông như Báo Yên Bái, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Cổng thông tin điện tử tỉnh đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về công tác bình đẳng giới dưới nhiều hình thức như: cấp tỉnh viết và đưa trên 1.100 tin, bài, phóng sự, gần 10.000 tờ rời, một số tác phẩm được lựa chọn để biên dịch sang tiếng Dao, tiếng Thái, tiếng Mông phát trên Đài Phát thanh và truyền hình tỉnh, duy trì chuyên mục “Đời sống và Pháp luật” trên Báo Yên Bái, “Nhà nước và Pháp luật” trên Đài Phát thanh và truyền hình; ở cấp huyện viết trên 3.500 tin, bài về bình đẳng giới phát trên sóng truyền thanh của huyện; thẩm định cấp 15 giấy phép không kinh doanh tuyên truyền về Bình đẳng giới và Vì sự tiến bộ phụ nữ. Cơ quan thường trực Ban vì sự tiến bộ phụ nữ tỉnh đã phối hợp với cơ quan liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã tổ chức trên 250 lớp tập huấn cho trên 13.181 lượt cán bộ quản lý và cán bộ liên quan đến công tác Bình đẳng giới, qua đó đã quán triệt, phổ biến, giáo dục pháp luật, nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân về công tác bình đẳng giới.
Cùng với đó, các ngành thành viên Ban VSTBPN tỉnh đều phân công 1 chuyên viên tham gia tổ giúp việc Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ của tỉnh. Một số sở, ngành thành lập Ban VSTBPN trực thuộc như: Công an, Quân đội, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Tư pháp, Lao động- TB&XH... do lãnh đạo sở, ngành làm Trưởng ban.
Ban vì sự tiến bộ phụ nữ tỉnh đã cử các đồng chí làm công tác bình đẳng giới đi dự khoảng 12 lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về bình đẳng giới do Trung ương tổ chức tại Hà Nội; thành lập và bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ giảng viên nguồn nòng cốt cấp tỉnh. Tại tỉnh Yên Bái cũng đã tổ chức khoảng 30 lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác bình đẳng giới của các ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cán bộ ngành Lao động- Thương binh và Xã hội từ tỉnh đến xã và đại biểu nữ tham gia ứng cử vào Hội đồng nhân dân các cấp.
Hàng năm, cơ quan Thường trực Ban vì sự tiến bộ phụ nữ cấp tỉnh, huyện đã mời các ngành thành viên phối hợp tham gia các đoàn kiểm tra, giám sát việc triển khai công tác bình đẳng giới; trong các năm qua có khoảng 25% trong tổng số đơn vị được kiểm tra, giám sát về thực hiện công tác bình đẳng giới tại cấp huyện và các xã, phường, thị trấn. Công tác kiểm tra, giám sát đã kịp thời chỉ ra những yếu kém, tồn tại cần phải sớm khắc phục trong quá trình thực hiện công tác bình đẳng giới ở cơ sở.
Việc thanh tra công tác Bình đẳng giới được lồng ghép thường xuyên trong hàng năm trong thanh tra việc chấp hành chính sách pháp luật về lao động, y tế, giáo dục và đào tạo tại các đơn vị, doanh nghiệp. Thanh tra Sở Lao động- Thương binh và Xã hội thực hiện thanh tra chuyên đề về bình đẳng giới năm 2015, 2017 tại 6 huyện, thị xã, thành phố.
Bên cạnh đó, việc đề bạt, bổ nhiệm, quy hoạch, đào tạo, đánh giá cán bộ cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh được thực hiện theo quy định chung của các cấp ủy Đảng và các quy định của pháp luật về bình đẳng giới. Yếu tố cán bộ nữ luôn được xem xét, đảm bảo tỷ lệ, cơ cấu; ưu tiên trong giới thiệu quy hoạch, bổ nhiệm và đào tạo của các cơ quan, đơn vị các cấp.
Tại các cơ quan, đơn vị các cấp cán bộ nữ được khuyến khích chủ động tham gia vào các hoạt động chung, các phong trào thi đua, nhận đạo; được ưu tiên để thể hiện năng lực công tác, khẳng định bản thân và thực tế đã đóng góp công sức rất quan trọng trong việc hoàn thành nhiệm vụ của tập thể. Nhiều cơ quan đơn vị có đông người lao động nữ đều thành lập Ban vì sự tiến bộ phụ nữ để chỉ đạo triển khai các hoạt động bình đẳng giới.
Qua 10 năm thực hiện Luật Bình đẳng giới, tỉnh Yên Bái đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thi hành Luật. Trên cơ sở đó các cấp, ngành, đoàn thể, địa phương đã triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả, tạo điều kiện cho cả nam và nữ phát huy quyền làm chủ và bình đẳng trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội và trong gia đình, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của tỉnh.
Ban Biên tập