CTTĐT - Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới trong ngành Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2021-2030 nhằm mục tiêu tiếp tục thu hẹp khoảng cách giới, tạo điều kiện, cơ hội để phụ nữ và nam giới ngành Giáo dục và Đào tạo tham gia, thụ hưởng bình đẳng giới trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội, góp phần vào sự phát triển bền vững của tỉnh, xây dựng tỉnh Yên Bái phát triển theo hướng "xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc".
Từ 2025 trở đi đưa nội dung về giới, bình đẳng giới vào chương trình giảng dạy trong hệ thống giáo dục quốc dân và được giảng dạy chính thức ở các trường sư phạm
Ngành Giáo dục và Đào tạo đã đặt ra 4 chỉ tiêu cụ thể gồm: Từ 2025 trở đi đưa nội dung về giới, bình đẳng giới vào chương trình giảng dạy trong hệ thống giáo dục quốc dân và được giảng dạy chính thức ở các trường sư phạm; tỷ lệ trẻ em trai và trẻ em gái dân tộc thiểu số hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học đạt trên 90% vào năm 2025 và khoảng 99% vào năm 2030; tỷ lệ hoàn thành chương trình cấp trung học cơ sở đạt khoảng 85% vào năm 2025 và 90% vào năm 2030; tỷ lệ nữ học viên, học sinh, sinh viên được tuyển mới thuộc hệ thống giáo dục nghề nghiệp đạt trên 45% vào năm 2025 và 46% vào năm 2030; tỷ lệ nữ thạc sĩ trong tổng số người có trình độ thạc sĩ đạt không dưới 40% từ năm 2025 trở đi. Tỷ lệ nữ tiến sĩ trong tổng số người có trình độ tiến sĩ đạt 25% vào năm 2025 và 30% vào năm 2030.
Để đạt được mục tiêu trên, ngành GD&ĐT tăng cường sự chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền và sự tham gia của các tổ chức đoàn thể cùng cấp đối với việc thực hiện Kế hoạch hành động về Bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030 của ngành Giáo dục và Đào tạo. Phối hợp với Công đoàn Ngành Giáo dục nghiên cứu, chỉ đạo tốt các phong trào, các cuộc vận động hỗ trợ nữ công chức, viên chức, người lao động hoàn thành nhiệm vụ chính trị.
Thực hiện lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch hoạt động của ngành Giáo dục và Đào tạo trong xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục của địa phương. Tuyên truyền, vận động cộng đồng, triển khai chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức và chia sẻ thông tin hướng đến gia đình và trường học để khuyến khích và huy động trẻ em đến trường, tạo điều kiện hòa nhập cho những trẻ em gái có hoàn cảnh đặc biệt
Đẩy mạnh công tác truyền thông nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về bình đẳng giới; đưa nội dung về bình đẳng giới vào hệ thống bài giảng chính thức trong các cấp học; phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới; bồi dưỡng nâng cao năng lực về bình đẳng giới cho cán bộ làm công tác pháp chế, tăng cường lồng ghép giới trong xây dựng văn bản nói chung và văn bản quy phạm pháp luật trong ngành GDĐT nói riêng; tăng cường sự tham gia bình đẳng giới của phụ nữ vào các vị trí lãnh đạo và quản lý ở cơ sở giáo dục các cấp.
Rà soát, đánh giá thực trạng và nhu cầu đến trường của trẻ em gái và trẻ em trai ở một số địa bàn trọng điểm. Rà soát tình trạng bỏ học của học sinh phổ thông, chú trọng trẻ em gái vùng dân tộc, trẻ em gái có hoàn cảnh đặc biệt dễ bị tổn thương. Đặc biệt, quan tâm việc triển khai các chương trình hỗ trợ học sinh nữ trong giai đoạn chuyển tiếp từ tiểu học đến trung học cơ sở; từ trung học cơ sở đến trung học phổ thông.
Xây dựng đề án, dự án về phương pháp giảng dạy giới, BĐG trong các cơ sở đào tạo giáo viên (Trường Cao đẳng Sư phạm); xây dựng tài liệu hướng dẫn, tài liệu tham khảo, chỉ dẫn nguồn, phổ biến, tập huấn cho giáo viên phương pháp tích hợp giảng dạy về giới tính, giới, sức khỏe sinh sản và BĐG vào các môn tự nhiên, xã hội…
Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, cán bộ làm công tác bình đẳng giới tại các cơ sở giáo dục. Hàng năm, tổ chức triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới từ ngày 15 tháng 11 đến ngày 15 tháng 12.
Các cơ sở giáo dục đào tạo thường xuyên báo cáo, liên hệ với lãnh đạo các cấp nhằm tạo sự phối kết hợp chặt chẽ giữa cấp ủy Đảng, chính quyền với Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ cùng cấp trong việc thực hiện Kế hoạch hành động nói chung và công tác cán bộ nữ nói riêng. Tăng cường kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện pháp luật về bình đẳng giới.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới trong ngành Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2021-2030 nhằm mục tiêu tiếp tục thu hẹp khoảng cách giới, tạo điều kiện, cơ hội để phụ nữ và nam giới ngành Giáo dục và Đào tạo tham gia, thụ hưởng bình đẳng giới trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội, góp phần vào sự phát triển bền vững của tỉnh, xây dựng tỉnh Yên Bái phát triển theo hướng "xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc". Ngành Giáo dục và Đào tạo đã đặt ra 4 chỉ tiêu cụ thể gồm: Từ 2025 trở đi đưa nội dung về giới, bình đẳng giới vào chương trình giảng dạy trong hệ thống giáo dục quốc dân và được giảng dạy chính thức ở các trường sư phạm; tỷ lệ trẻ em trai và trẻ em gái dân tộc thiểu số hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học đạt trên 90% vào năm 2025 và khoảng 99% vào năm 2030; tỷ lệ hoàn thành chương trình cấp trung học cơ sở đạt khoảng 85% vào năm 2025 và 90% vào năm 2030; tỷ lệ nữ học viên, học sinh, sinh viên được tuyển mới thuộc hệ thống giáo dục nghề nghiệp đạt trên 45% vào năm 2025 và 46% vào năm 2030; tỷ lệ nữ thạc sĩ trong tổng số người có trình độ thạc sĩ đạt không dưới 40% từ năm 2025 trở đi. Tỷ lệ nữ tiến sĩ trong tổng số người có trình độ tiến sĩ đạt 25% vào năm 2025 và 30% vào năm 2030.
Để đạt được mục tiêu trên, ngành GD&ĐT tăng cường sự chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền và sự tham gia của các tổ chức đoàn thể cùng cấp đối với việc thực hiện Kế hoạch hành động về Bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030 của ngành Giáo dục và Đào tạo. Phối hợp với Công đoàn Ngành Giáo dục nghiên cứu, chỉ đạo tốt các phong trào, các cuộc vận động hỗ trợ nữ công chức, viên chức, người lao động hoàn thành nhiệm vụ chính trị.
Thực hiện lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch hoạt động của ngành Giáo dục và Đào tạo trong xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục của địa phương. Tuyên truyền, vận động cộng đồng, triển khai chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức và chia sẻ thông tin hướng đến gia đình và trường học để khuyến khích và huy động trẻ em đến trường, tạo điều kiện hòa nhập cho những trẻ em gái có hoàn cảnh đặc biệt
Đẩy mạnh công tác truyền thông nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về bình đẳng giới; đưa nội dung về bình đẳng giới vào hệ thống bài giảng chính thức trong các cấp học; phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới; bồi dưỡng nâng cao năng lực về bình đẳng giới cho cán bộ làm công tác pháp chế, tăng cường lồng ghép giới trong xây dựng văn bản nói chung và văn bản quy phạm pháp luật trong ngành GDĐT nói riêng; tăng cường sự tham gia bình đẳng giới của phụ nữ vào các vị trí lãnh đạo và quản lý ở cơ sở giáo dục các cấp.
Rà soát, đánh giá thực trạng và nhu cầu đến trường của trẻ em gái và trẻ em trai ở một số địa bàn trọng điểm. Rà soát tình trạng bỏ học của học sinh phổ thông, chú trọng trẻ em gái vùng dân tộc, trẻ em gái có hoàn cảnh đặc biệt dễ bị tổn thương. Đặc biệt, quan tâm việc triển khai các chương trình hỗ trợ học sinh nữ trong giai đoạn chuyển tiếp từ tiểu học đến trung học cơ sở; từ trung học cơ sở đến trung học phổ thông.
Xây dựng đề án, dự án về phương pháp giảng dạy giới, BĐG trong các cơ sở đào tạo giáo viên (Trường Cao đẳng Sư phạm); xây dựng tài liệu hướng dẫn, tài liệu tham khảo, chỉ dẫn nguồn, phổ biến, tập huấn cho giáo viên phương pháp tích hợp giảng dạy về giới tính, giới, sức khỏe sinh sản và BĐG vào các môn tự nhiên, xã hội…
Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, cán bộ làm công tác bình đẳng giới tại các cơ sở giáo dục. Hàng năm, tổ chức triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới từ ngày 15 tháng 11 đến ngày 15 tháng 12.
Các cơ sở giáo dục đào tạo thường xuyên báo cáo, liên hệ với lãnh đạo các cấp nhằm tạo sự phối kết hợp chặt chẽ giữa cấp ủy Đảng, chính quyền với Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ cùng cấp trong việc thực hiện Kế hoạch hành động nói chung và công tác cán bộ nữ nói riêng. Tăng cường kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện pháp luật về bình đẳng giới.