CTTĐT - Nhằm bảo đảm an toàn, phòng chống xâm hại trẻ em và bạo lực gia đình, và chăm sóc sức khỏe tâm thần, tâm lý xã hội cho các thành viên trong gia đình, đặc biệt phụ nữ và trẻ em, các cán bộ cơ sở tham gia quá trình hỗ trợ cách ly và giãn cách xã hội phòng chống COVID-19, Bộ LĐTBXH phối hợp UNICEF phát hành tài liệu Hướng dẫn bảo đảm an toàn cho trẻ em và phụ nữ khi cách ly tại nhà trong phòng chống dịch COVID-19.
Ảnh minh họa
Về an toàn thông tin, cán bộ cơ sở cung cấp, cập nhật và tạo điều kiện để phụ nữ và trẻ em tiếp cận thông tin kịp thời và đầy đủ về các quy định liên quan đến việc cách ly, tình hình dịch, các quy định, khuyến nghị, chính sách của Chính phủ đối với người cách ly tại gia đình. Sử dụng ngôn ngữ và phương tiện truyền đạt phù hợp với trẻ em, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số.
Những người làm tình nguyện cần giới thiệu danh tính rõ ràng khi tiếp xúc trực tiếp với phụ nữ và trẻ em (có danh sách được địa phương xác nhận, có biển tên hoặc đồng phục). Chỉ sử dụng, công bố các thông tin cá nhân và riêng tư của phụ nữ và trẻ em khi được yêu cầu phục vụ mục đích phòng, chống dịch và điều trị cho họ theo quy định của pháp luật hoặc theo đề nghị của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch quốc gia và Bộ Y tế.
Cung cấp thông tin và hỗ trợ để trẻ em và phụ nữ có thể gọi điện thoại, sử dụng dịch vụ của Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111 và Ngôi nhà Bình Yên của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam - 1900.969.680; trong trường hợp cần hỗ trợ khẩn cấp hoặc cần tư vấn.
Đặc biệt, phải đảm bảo vệ sinh, dinh dưỡng, sức khỏe và an toàn cho trẻ em và phụ nữ. Lưu ý gia đình cần thực hiện đầy đủ các quy định của ngành y tế khi cách ly tại gia đình.
Trẻ cần được cung cấp đủ thức ăn và đảm bảo dinh dưỡng. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, người mẹ cần duy trì nuôi con bằng sữa mẹ, và tùy theo độ tuổi của trẻ để kết hợp với các bữa ăn bổ sung hợp lý và theo chuẩn. Phụ nữ mang thai cần được cung cấp đủ thức ăn với dinh dưỡng đảm bảo, nghỉ ngơi và chuẩn bị sẵn các số điện thoại để gọi khi cần hỗ trợ.
Hướng dẫn gia đình đề phòng các nguy cơ tai nạn thương tích cho trẻ em, cách phòng tránh và sơ cấp cứu các tai nạn thương tích thường gặp như đuối nước, ngã, điện giật, bỏng, ngộ độc, súc vật cắn, ngạt tắc đường thở ... Hướng dẫn gia đình thực hiện quyết định số 548/QĐ-BLĐTBXH về ban hành tiêu chí Ngôi nhà an toàn phòng chống tai nạn thương tích trẻ em, gồm 15/33 tiêu chí bắt buộc.
Đó là, xung quanh ao, hố chứa nước, hố vôi, cống thoát nước trong khu vực nhà ở phải có hàng rào chắc chắn đảm bảo an toàn cho trẻ em. Giếng nước, bể nước hoặc các đồ dùngchứa nước khác phải có nắp đậy an toàn. Những dụng cụ, đồ dùng nguy hiểm hoặc vật chứa chất độc hại nguy hiểm phải để trong kho chứa đồ an toàn.
Cửa sổ phải có chấn song, các thanh dọc chắc chắn và khoảng cách đảm bảo trẻ không chui qua được. Khu bếp phải riêng biệt, có cửa ngăn và có khóa để trẻ dưới 6 tuổi không tiếp xúc được với bếp lửa, bình ga.
Dây dẫn điện phải được đi ngầm trong tường hoặc có vỏ bọc chắc chắn nếu đi bên ngoài. Các công tắc điều khiển, cầu chì, ổ cắm được lắp đặt ngoài tầm với của trẻ dưới 6 tuổi và phải có hộp hay lưới bảo vệ hoặc có nắp đậy an toàn. Phải sử dụng các loại đèn có phần vỏ ngoài bằng vật liệu cách điện tại các phòng trong ngôi nhà. Không đặt ổ cắm điện trong phòng vệ sinh, nhà tắm. Nếu có phải đặt sau cầu chì/áp-to-mat và ở vị trí an toàn ngoài tầm với của trẻ dưới 6 tuổi.
Cầu thang phải có lan can, tay vịn chắc chắn. Bậc cầu thang có chiều cao, bề mặt rộng phù hợp đảm bảo an toàn cho trẻ em. Khoảng cách giữa các thanh dọc của lan can cầu thang đảm bảo trẻ dưới 6 tuổi không chui lọt và không có các thanh ngang để trẻ em sử dụng trèo qua.
Phích nước phải có hộp đựng hoặc dây đai giữ và để ở vị trí an toàn ngoài tầm với của trẻ dưới 6 tuổi. Các loại thuốc được để trong tủ đựng thuốc và để ở ngoài tầm với của trẻ dưới 6 tuổi. Dao, kéo và các vật sắc nhọn để trong tủ có khóa hoặc ở vị trí ngoài tầm với của trẻ. Không cho trẻ nhỏ chơi các đồ chơi nhỏ hoặc các vật nhỏ dễ nuốt.
Lưu ý: Cha mẹ, người chăm sóc trẻ cần thường xuyên trông giữ, giám sát trẻ đặc biệt trẻ nhỏ. Giới thiệu, kết nối hoặc cung cấp dịch vụ tư vấn, trị liệu về tâm lý và kiến thức, kỹ năng đảm bảo an toàn cho người mẹ và trẻ em như: Đường dây nóng của Bộ Y tế: 19009095 và 19003228, hoặc các dịch vụ tư vấn khác tại địa bàn. Khuyến khích sử dụng các dịch vụ tư vấn từ xa/trực tuyến.
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Nhằm bảo đảm an toàn, phòng chống xâm hại trẻ em và bạo lực gia đình, và chăm sóc sức khỏe tâm thần, tâm lý xã hội cho các thành viên trong gia đình, đặc biệt phụ nữ và trẻ em, các cán bộ cơ sở tham gia quá trình hỗ trợ cách ly và giãn cách xã hội phòng chống COVID-19, Bộ LĐTBXH phối hợp UNICEF phát hành tài liệu Hướng dẫn bảo đảm an toàn cho trẻ em và phụ nữ khi cách ly tại nhà trong phòng chống dịch COVID-19.Về an toàn thông tin, cán bộ cơ sở cung cấp, cập nhật và tạo điều kiện để phụ nữ và trẻ em tiếp cận thông tin kịp thời và đầy đủ về các quy định liên quan đến việc cách ly, tình hình dịch, các quy định, khuyến nghị, chính sách của Chính phủ đối với người cách ly tại gia đình. Sử dụng ngôn ngữ và phương tiện truyền đạt phù hợp với trẻ em, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số.
Những người làm tình nguyện cần giới thiệu danh tính rõ ràng khi tiếp xúc trực tiếp với phụ nữ và trẻ em (có danh sách được địa phương xác nhận, có biển tên hoặc đồng phục). Chỉ sử dụng, công bố các thông tin cá nhân và riêng tư của phụ nữ và trẻ em khi được yêu cầu phục vụ mục đích phòng, chống dịch và điều trị cho họ theo quy định của pháp luật hoặc theo đề nghị của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch quốc gia và Bộ Y tế.
Cung cấp thông tin và hỗ trợ để trẻ em và phụ nữ có thể gọi điện thoại, sử dụng dịch vụ của Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111 và Ngôi nhà Bình Yên của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam - 1900.969.680; trong trường hợp cần hỗ trợ khẩn cấp hoặc cần tư vấn.
Đặc biệt, phải đảm bảo vệ sinh, dinh dưỡng, sức khỏe và an toàn cho trẻ em và phụ nữ. Lưu ý gia đình cần thực hiện đầy đủ các quy định của ngành y tế khi cách ly tại gia đình.
Trẻ cần được cung cấp đủ thức ăn và đảm bảo dinh dưỡng. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, người mẹ cần duy trì nuôi con bằng sữa mẹ, và tùy theo độ tuổi của trẻ để kết hợp với các bữa ăn bổ sung hợp lý và theo chuẩn. Phụ nữ mang thai cần được cung cấp đủ thức ăn với dinh dưỡng đảm bảo, nghỉ ngơi và chuẩn bị sẵn các số điện thoại để gọi khi cần hỗ trợ.
Hướng dẫn gia đình đề phòng các nguy cơ tai nạn thương tích cho trẻ em, cách phòng tránh và sơ cấp cứu các tai nạn thương tích thường gặp như đuối nước, ngã, điện giật, bỏng, ngộ độc, súc vật cắn, ngạt tắc đường thở ... Hướng dẫn gia đình thực hiện quyết định số 548/QĐ-BLĐTBXH về ban hành tiêu chí Ngôi nhà an toàn phòng chống tai nạn thương tích trẻ em, gồm 15/33 tiêu chí bắt buộc.
Đó là, xung quanh ao, hố chứa nước, hố vôi, cống thoát nước trong khu vực nhà ở phải có hàng rào chắc chắn đảm bảo an toàn cho trẻ em. Giếng nước, bể nước hoặc các đồ dùngchứa nước khác phải có nắp đậy an toàn. Những dụng cụ, đồ dùng nguy hiểm hoặc vật chứa chất độc hại nguy hiểm phải để trong kho chứa đồ an toàn.
Cửa sổ phải có chấn song, các thanh dọc chắc chắn và khoảng cách đảm bảo trẻ không chui qua được. Khu bếp phải riêng biệt, có cửa ngăn và có khóa để trẻ dưới 6 tuổi không tiếp xúc được với bếp lửa, bình ga.
Dây dẫn điện phải được đi ngầm trong tường hoặc có vỏ bọc chắc chắn nếu đi bên ngoài. Các công tắc điều khiển, cầu chì, ổ cắm được lắp đặt ngoài tầm với của trẻ dưới 6 tuổi và phải có hộp hay lưới bảo vệ hoặc có nắp đậy an toàn. Phải sử dụng các loại đèn có phần vỏ ngoài bằng vật liệu cách điện tại các phòng trong ngôi nhà. Không đặt ổ cắm điện trong phòng vệ sinh, nhà tắm. Nếu có phải đặt sau cầu chì/áp-to-mat và ở vị trí an toàn ngoài tầm với của trẻ dưới 6 tuổi.
Cầu thang phải có lan can, tay vịn chắc chắn. Bậc cầu thang có chiều cao, bề mặt rộng phù hợp đảm bảo an toàn cho trẻ em. Khoảng cách giữa các thanh dọc của lan can cầu thang đảm bảo trẻ dưới 6 tuổi không chui lọt và không có các thanh ngang để trẻ em sử dụng trèo qua.
Phích nước phải có hộp đựng hoặc dây đai giữ và để ở vị trí an toàn ngoài tầm với của trẻ dưới 6 tuổi. Các loại thuốc được để trong tủ đựng thuốc và để ở ngoài tầm với của trẻ dưới 6 tuổi. Dao, kéo và các vật sắc nhọn để trong tủ có khóa hoặc ở vị trí ngoài tầm với của trẻ. Không cho trẻ nhỏ chơi các đồ chơi nhỏ hoặc các vật nhỏ dễ nuốt.
Lưu ý: Cha mẹ, người chăm sóc trẻ cần thường xuyên trông giữ, giám sát trẻ đặc biệt trẻ nhỏ. Giới thiệu, kết nối hoặc cung cấp dịch vụ tư vấn, trị liệu về tâm lý và kiến thức, kỹ năng đảm bảo an toàn cho người mẹ và trẻ em như: Đường dây nóng của Bộ Y tế: 19009095 và 19003228, hoặc các dịch vụ tư vấn khác tại địa bàn. Khuyến khích sử dụng các dịch vụ tư vấn từ xa/trực tuyến.