CTTĐT - Ngày 17/5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp năm 2017. Với chủ đề “Đồng hành cùng doanh nghiệp”, Hội nghị thể hiện quyết tâm xây dựng Chính phủ kiến tạo, hành động, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, thực sự là động lực phát triển của đất nước.
Tại điểm cầu Yên Bái.
Tham dự hội nghị, tại điểm cầu Yên Bái có đồng chí Nguyễn Chiến Thắng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo một số sở, ngành liên quan và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Tại Hội nghị, các đại biểu tham dự được nghe báo cáo nhanh tình hình thực hiện Nghị quyết 35 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, báo cáo tổng hợp đánh giá của cộng đồng doanh nghiệp sau một năm thực hiện Nghị quyết này. Theo đó, Nghị quyết đã góp phần tạo dựng niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp. Bộ máy công quyền đã có sự chuyển biến về tư tưởng, nhận thức với tinh thần phục vụ và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp. Ở cấp Trung ương, các Bộ, ngành đã xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết, giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị trực thuộc và chỉ đạo, đôn đốc triển khai Nghị quyết. Ở cấp địa phương, UBND các tỉnh, thành phố tích cực triển khai, có nhiều sáng kiến hay trong tổ chức đối thoại doanh nghiệp để nắm bắt tình hình, giải quyết khó khăn, kiến nghị của doanh nghiệp. Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới năm 2016, Việt Nam đứng thứ 82/190 quốc gia, tăng 9 bậc về chỉ số môi trường kinh doanh (từ vị trí 91/189 lên 82/190) với 5 chỉ số tăng hạng. Việc triển khai đồng bộ các giải pháp của Chính phủ, các Bộ ngành, địa phương đã có tác động tích cực đến số lượng doanh nghiệp thành lập mới, đầu tư nước ngoài trong những tháng cuối năm 2016 và đầu năm 2017. Trong năm 2016, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới là 110.100 doanh nghiệp, đạt kỷ lục cao nhất về số lượng từ trước tới nay. Tính đến 20/4/2017, cả nước có khoảng 612 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động. Về đầu tư nước ngoài, tính đến 31/12/2016 cả nước có 2.613 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với tổng vốn đăng ký là 15,81 tỷ USD, tăng 23,3% về số dự án và bằng 96,8% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2015…Tuy việc hỗ trợ, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp có nhiều tiến bộ, song hiện nay, việc quản lý còn chồng chéo, phí kinh doanh cao, chỉ 40% doanh nghiệp đang hoạt động có khả năng tiếp cận vốn vay từ ngân hàng dù ngân hàng Nhà nước và hệ thống ngân hàng thương mại đã có nhiều nỗ lực cải thiện. Các chi phí về logistic, tiền lương, bảo hiểm, chi phí giao dịch còn ở mức cao, cùng nhiều điều kiện kinh doanh chưa phù hợp.
Đối với tỉnh Yên Bái, thời gian qua, triển khai thực hiện Nghị quyết 35 của Chính phủ, tỉnh đã ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP, thực hiện các giao dịch một cửa liên thông, công khai, minh bạch các thủ tục hành chính, điều chỉnh việc thanh kiểm tra, tránh tình trạng chồng chéo gây phiền hà cho doanh nghiệp, tổ chức Chương trình "Cafe doanh nhân" 1 tháng/lần và thành lập 1 tổ công tác chuyên giải quyết những khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, công khai số điện thoại của lãnh đạo UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành địa phương, các cơ quan trong tỉnh để tiếp nhận phản ánh và hướng dẫn giải đáp, trợ giúp để giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp...Qua đó đã tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
Tại hội nghị, các doanh nghiệp đã đưa ra nhiều kiến nghị, đề xuất, giải pháp thiết thực về cải cách thủ tục hành chính, không hình sự hóa các quan hệ kinh tế dân sự để bảo vệ quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp, cải cách giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn lao động...Các bộ, ngành, địa phương cũng đã trao đổi, thảo luận với doanh nghiệp để giải quyết các vướng mắc, kiến nghị nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.
Kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Trong năm qua, hoạt động hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, vẫn những tồn tại, rào cản đối với doanh nghiệp như: cơ chế chính sách còn hạn chế, thuế còn cao, thủ tục hành chính vẫn còn rườm rà, tiếp cận thị trường, tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp còn hạn chế, hoạt động thanh tra, kiểm tra chồng chéo, kém hiệu quả gây phiền hà, bức xúc cho doanh nghiệp...
Thủ tướng cho biết, trong thời gian tới, Chính phủ sẽ tập trung kiến tạo môi trường kinh doanh minh bạch, thuận lợi cho doanh nghiệp; thực thi công vụ nghiêm túc, không gây khó khăn, phiền hà cho doanh nghiệp.. và nhấn mạnh trách nhiệm của Bí thư, Chủ tịch địa phương, Bộ trưởng, trưởng ngành trong thực hiện những nhiệm vụ này.
Với tinh thần trao cơ hội cho mọi thành phần kinh tế sản xuất kinh doanh, mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng, Chính phủ sẽ tiếp tục tái phân bổ, tối ưu hóa các nguồn lực phát triển; quyết liệt thực hiện các giải pháp nhằm giảm bớt các chi phí cho doanh nghiệp.
Thủ tướng cũng lưu ý, các doanh nghiệp Việt Nam cần chuyển sang tâm thế: Hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam và đề nghị cần nâng cao chất lượng, thay đổi mẫu mã, bao bì, giảm giá thành sản phẩm.
Với tinh thần nói phải đi đôi với làm, tại hội nghị này, Thủ tướng đã ký ban hành Chỉ thị về chấn chỉnh công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp.
Hiền Trang
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Ngày 17/5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp năm 2017. Với chủ đề “Đồng hành cùng doanh nghiệp”, Hội nghị thể hiện quyết tâm xây dựng Chính phủ kiến tạo, hành động, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, thực sự là động lực phát triển của đất nước. Tham dự hội nghị, tại điểm cầu Yên Bái có đồng chí Nguyễn Chiến Thắng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo một số sở, ngành liên quan và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Tại Hội nghị, các đại biểu tham dự được nghe báo cáo nhanh tình hình thực hiện Nghị quyết 35 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, báo cáo tổng hợp đánh giá của cộng đồng doanh nghiệp sau một năm thực hiện Nghị quyết này. Theo đó, Nghị quyết đã góp phần tạo dựng niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp. Bộ máy công quyền đã có sự chuyển biến về tư tưởng, nhận thức với tinh thần phục vụ và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp. Ở cấp Trung ương, các Bộ, ngành đã xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết, giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị trực thuộc và chỉ đạo, đôn đốc triển khai Nghị quyết. Ở cấp địa phương, UBND các tỉnh, thành phố tích cực triển khai, có nhiều sáng kiến hay trong tổ chức đối thoại doanh nghiệp để nắm bắt tình hình, giải quyết khó khăn, kiến nghị của doanh nghiệp. Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới năm 2016, Việt Nam đứng thứ 82/190 quốc gia, tăng 9 bậc về chỉ số môi trường kinh doanh (từ vị trí 91/189 lên 82/190) với 5 chỉ số tăng hạng. Việc triển khai đồng bộ các giải pháp của Chính phủ, các Bộ ngành, địa phương đã có tác động tích cực đến số lượng doanh nghiệp thành lập mới, đầu tư nước ngoài trong những tháng cuối năm 2016 và đầu năm 2017. Trong năm 2016, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới là 110.100 doanh nghiệp, đạt kỷ lục cao nhất về số lượng từ trước tới nay. Tính đến 20/4/2017, cả nước có khoảng 612 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động. Về đầu tư nước ngoài, tính đến 31/12/2016 cả nước có 2.613 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với tổng vốn đăng ký là 15,81 tỷ USD, tăng 23,3% về số dự án và bằng 96,8% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2015…Tuy việc hỗ trợ, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp có nhiều tiến bộ, song hiện nay, việc quản lý còn chồng chéo, phí kinh doanh cao, chỉ 40% doanh nghiệp đang hoạt động có khả năng tiếp cận vốn vay từ ngân hàng dù ngân hàng Nhà nước và hệ thống ngân hàng thương mại đã có nhiều nỗ lực cải thiện. Các chi phí về logistic, tiền lương, bảo hiểm, chi phí giao dịch còn ở mức cao, cùng nhiều điều kiện kinh doanh chưa phù hợp.
Đối với tỉnh Yên Bái, thời gian qua, triển khai thực hiện Nghị quyết 35 của Chính phủ, tỉnh đã ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP, thực hiện các giao dịch một cửa liên thông, công khai, minh bạch các thủ tục hành chính, điều chỉnh việc thanh kiểm tra, tránh tình trạng chồng chéo gây phiền hà cho doanh nghiệp, tổ chức Chương trình "Cafe doanh nhân" 1 tháng/lần và thành lập 1 tổ công tác chuyên giải quyết những khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, công khai số điện thoại của lãnh đạo UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành địa phương, các cơ quan trong tỉnh để tiếp nhận phản ánh và hướng dẫn giải đáp, trợ giúp để giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp...Qua đó đã tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
Tại hội nghị, các doanh nghiệp đã đưa ra nhiều kiến nghị, đề xuất, giải pháp thiết thực về cải cách thủ tục hành chính, không hình sự hóa các quan hệ kinh tế dân sự để bảo vệ quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp, cải cách giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn lao động...Các bộ, ngành, địa phương cũng đã trao đổi, thảo luận với doanh nghiệp để giải quyết các vướng mắc, kiến nghị nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.
Kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Trong năm qua, hoạt động hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, vẫn những tồn tại, rào cản đối với doanh nghiệp như: cơ chế chính sách còn hạn chế, thuế còn cao, thủ tục hành chính vẫn còn rườm rà, tiếp cận thị trường, tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp còn hạn chế, hoạt động thanh tra, kiểm tra chồng chéo, kém hiệu quả gây phiền hà, bức xúc cho doanh nghiệp...
Thủ tướng cho biết, trong thời gian tới, Chính phủ sẽ tập trung kiến tạo môi trường kinh doanh minh bạch, thuận lợi cho doanh nghiệp; thực thi công vụ nghiêm túc, không gây khó khăn, phiền hà cho doanh nghiệp.. và nhấn mạnh trách nhiệm của Bí thư, Chủ tịch địa phương, Bộ trưởng, trưởng ngành trong thực hiện những nhiệm vụ này.
Với tinh thần trao cơ hội cho mọi thành phần kinh tế sản xuất kinh doanh, mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng, Chính phủ sẽ tiếp tục tái phân bổ, tối ưu hóa các nguồn lực phát triển; quyết liệt thực hiện các giải pháp nhằm giảm bớt các chi phí cho doanh nghiệp.
Thủ tướng cũng lưu ý, các doanh nghiệp Việt Nam cần chuyển sang tâm thế: Hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam và đề nghị cần nâng cao chất lượng, thay đổi mẫu mã, bao bì, giảm giá thành sản phẩm.
Với tinh thần nói phải đi đôi với làm, tại hội nghị này, Thủ tướng đã ký ban hành Chỉ thị về chấn chỉnh công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp.