CTTĐT- Chiều ngày 18/5, đồng chí Nguyễn Chiến Thắng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp tỉnh chủ trì Hội nghị đánh giá thực trạng mô hình hoạt động, tổ chức sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực quản lý, khai thác công trình thủy lợi thuộc tỉnh quản lý và phương hướng sắp xếp trong giai đoạn 2016 – 2020.
Toàn cảnh Hội nghị.
Tham gia hội nghị còn có đại diện của Ban Chỉ đạo đổi mới và Phát triển doanh nghiệp Trung ương, Vụ đổi mới và Phát triển doanh nghiệp (Văn phòng Chính phủ), Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính.
Hiện nay tỉnh Yên Bái đang có 3 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước hoạt động trong lĩnh vực quản lý, khai thác công trình thủy lợi gồm: Công ty TNHH một thành viên Nghĩa Văn đóng trên địa bàn huyện Văn Chấn, công ty TNHH một thành viên Tân Phú đóng trên địa bàn huyện Trấn Yên và Công ty TNHH Một thành viên Đại Lợi đóng trên địa bàn huyện Văn Yên. Tất cả các doanh nghiệp này đều có 100% vốn nhà nước thuộc UBND tỉnh quản lý, được thành lập trên cơ sở chuyển đổi từ Trạm Thủy nông của các địa phương trước kia. Ngành nghề kinh doanh chính là quản lý khai thác bảo vệ công trình thủy lợi, với tổng diện tích tưới tiêu các đợt trong năm là hàng chục nghìn ha, xây dựng các công trình thủy lợi, giao thông nông thôn... Cuối năm 2016 UBND tỉnh đã bổ sung chuyển nhiệm vụ quản lý khai thác các công trình thủy lợi của các Ban quản lý thủy nông trên địa bàn về cho các công ty này quản lý. Kết quả sản xuất kinh doanh của các công ty năm 2016 của các công ty đều làm ăn có hiệu quả, đảm bảo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động với mức thu nhập bình quân là trên 6 triệu đồng/1 người/1 tháng.
Do đặc thù các doanh nghiệp nhà nước đều có chung lĩnh vực hoạt động là quản lý, khai thác và cung ứng nhu cầu tưới tiêu từ các công trình thủy lợi, thủy nông cho nên cùng có chung những khó khăn: do địa hình miền núi các công trình thủy lợi nằm không tập trung mà rảu rác thường xuyên bị ảnh hưởng tàn phá của thiên tai, hỏng hóc nhiều gây khó khăn cho các đơn vị quản lý bảo vệ khai thác và bảo vệ công trình. Hầu hết các công trình đã xây dựng từ lâu nên nhiều hạng mục đã xuống cấp, nguồn kinh phí cấp bù thủy lợi phí được hỗ trợ 100% chỉ đảm bảo được công tác sửa chữa nhỏ. Là doanh nghiệp nhỏ nên khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn vay do đó hạn chế trong việc mở rộng sản xuất kinh doanh. Các công ty đều đề nghị giữ nguyên mô hình hoạt động là công ty TNHH một thành viên do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ như hiện nay bởi người dân chủ yếu sinh sống vào nghề nông, địa hình hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, việc tiếp cận với KHKT nhất là các kỹ thuật thủy lợi còn nhiều hạn chế vì vậy phải dựa vào nhà nước hỗ trợ.
Theo lộ trình giai đoạn 2016-2020, các doanh nghiệp nhà nước thuộc lĩnh vực cung ứng dịch vụ thủy nong sẽ thực hiện cổ phần hóa nhằm nâng cao nguồn lực đầu tư, nâng cấp hệ thống thủy nông, nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng thủy nông. Và việc thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp lĩnh vực thủy lợi, thủy nông là phù hợp với chủ trương định hướng của Đảng nhà nước. Tuy nhiên cũng còn những khó khăn nhất định bởi Yên Bái vẫn đang được nhà nước thực hiện chính sách miễn thu thủy lợi phí, nguồn kinh phí thực hiện chi trả cho các hoạt động dịch vụ cung ứng thủy lợi trên địa bàn vẫn đang được nhà nước hỗ trợ 100% do đó khi thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp này sẽ không trực tiếp được nhận khoản kinh phí của Nhà nước cấp nữa thì việc thu khoản phí này từ người dân là rất khó khăn. Việc xác định giá trị doanh nghiệp đối với tài sản là các công trình thủy lợi sẽ gặp nhiều khó khăn vì các công trình đều được đầu tư bằng vốn của nhà nước và nhân dân đóng góp. Các công ty thủy lợi có giá trị tài sản lớn trong khi doanh thu ít biến động khả năng lợi nhuận không cao vì vậy khó thu hút các nhà đầu tư tham gia mua cổ phần góp vốn.
Hiện tỉnh Yên Bái đã xây dựng kế hoạch cổ phần hóa các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thủy lợi thủy nông thuộc tỉnh quản lý, dự kiến đến năm 2020 sẽ hoàn thành. Tuy nhiên rất cần có sự điều tiết của Nhà nước, hỗ trợ đối với các khoản phí cho các dịch vụ cung cấp nước tưới tiêu. Mặt khác cũng cần có quy định đặc thù để xác định giá trị các công trình thủy lợi để làm cơ sở xác định giá trị và tính đúng đủ khi cổ phần hóa doanh nghiệp.
Phát biểu tại Hội nghị đồng chí Nguyễn Chiến Thắng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp đề nghị Ban Chỉ đạo đổi mới và Phát triển doanh nghiệp Trung ương, các bộ ngành, Văn phòng Chính phủ và các bộ ngành hướng dẫn cho tỉnh Yên Bái những thủ tục quy trình của việc sắp xếp đổi mới, cổ phần hóa các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Đồng chí yêu cầu 3 doanh nghiệp Công ty TNHH MTV Nghĩa Văn, Công ty TNHH MTV Tân Phú và Công ty TNHH MTV Đại Lợi tiến hành tái cơ cấu tổ chức bộ máy của doanh nghiệp đảm bảo hoạt động, sản xuất kinh doanh có hiệu quả; Tái cơ cấu ngành nghề lĩnh vực sản xuất kinh doanh, tái cơ cấu về tài chính, tái cơ cấu về đầu tư đảm bảo hiệu quả trong đầu tư. Ngoài ra, các doanh nghiệp này cần nâng cao việc ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh và tiến hành tái cơ cấu việc quản trị doanh nghiệp, áp dụng công nghệ thông tin trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp này phải báo cáo UBND tỉnh những phương hướng của việc tái cơ cấu của doanh nghiệp và những hiệu quả sẽ đạt được của việc tái cơ cấu và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp trong quý III/2017.
Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng khẳng định, Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp tỉnh Yên Bái rất quyết tâm, quyết liệt thực hiện tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp theo chủ trương của Chính phủ.
Thanh Thủy
Cổng thông tin điện tử tỉnh- Chiều ngày 18/5, đồng chí Nguyễn Chiến Thắng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp tỉnh chủ trì Hội nghị đánh giá thực trạng mô hình hoạt động, tổ chức sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực quản lý, khai thác công trình thủy lợi thuộc tỉnh quản lý và phương hướng sắp xếp trong giai đoạn 2016 – 2020. Tham gia hội nghị còn có đại diện của Ban Chỉ đạo đổi mới và Phát triển doanh nghiệp Trung ương, Vụ đổi mới và Phát triển doanh nghiệp (Văn phòng Chính phủ), Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính.
Hiện nay tỉnh Yên Bái đang có 3 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước hoạt động trong lĩnh vực quản lý, khai thác công trình thủy lợi gồm: Công ty TNHH một thành viên Nghĩa Văn đóng trên địa bàn huyện Văn Chấn, công ty TNHH một thành viên Tân Phú đóng trên địa bàn huyện Trấn Yên và Công ty TNHH Một thành viên Đại Lợi đóng trên địa bàn huyện Văn Yên. Tất cả các doanh nghiệp này đều có 100% vốn nhà nước thuộc UBND tỉnh quản lý, được thành lập trên cơ sở chuyển đổi từ Trạm Thủy nông của các địa phương trước kia. Ngành nghề kinh doanh chính là quản lý khai thác bảo vệ công trình thủy lợi, với tổng diện tích tưới tiêu các đợt trong năm là hàng chục nghìn ha, xây dựng các công trình thủy lợi, giao thông nông thôn... Cuối năm 2016 UBND tỉnh đã bổ sung chuyển nhiệm vụ quản lý khai thác các công trình thủy lợi của các Ban quản lý thủy nông trên địa bàn về cho các công ty này quản lý. Kết quả sản xuất kinh doanh của các công ty năm 2016 của các công ty đều làm ăn có hiệu quả, đảm bảo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động với mức thu nhập bình quân là trên 6 triệu đồng/1 người/1 tháng.
Do đặc thù các doanh nghiệp nhà nước đều có chung lĩnh vực hoạt động là quản lý, khai thác và cung ứng nhu cầu tưới tiêu từ các công trình thủy lợi, thủy nông cho nên cùng có chung những khó khăn: do địa hình miền núi các công trình thủy lợi nằm không tập trung mà rảu rác thường xuyên bị ảnh hưởng tàn phá của thiên tai, hỏng hóc nhiều gây khó khăn cho các đơn vị quản lý bảo vệ khai thác và bảo vệ công trình. Hầu hết các công trình đã xây dựng từ lâu nên nhiều hạng mục đã xuống cấp, nguồn kinh phí cấp bù thủy lợi phí được hỗ trợ 100% chỉ đảm bảo được công tác sửa chữa nhỏ. Là doanh nghiệp nhỏ nên khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn vay do đó hạn chế trong việc mở rộng sản xuất kinh doanh. Các công ty đều đề nghị giữ nguyên mô hình hoạt động là công ty TNHH một thành viên do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ như hiện nay bởi người dân chủ yếu sinh sống vào nghề nông, địa hình hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, việc tiếp cận với KHKT nhất là các kỹ thuật thủy lợi còn nhiều hạn chế vì vậy phải dựa vào nhà nước hỗ trợ.
Theo lộ trình giai đoạn 2016-2020, các doanh nghiệp nhà nước thuộc lĩnh vực cung ứng dịch vụ thủy nong sẽ thực hiện cổ phần hóa nhằm nâng cao nguồn lực đầu tư, nâng cấp hệ thống thủy nông, nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng thủy nông. Và việc thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp lĩnh vực thủy lợi, thủy nông là phù hợp với chủ trương định hướng của Đảng nhà nước. Tuy nhiên cũng còn những khó khăn nhất định bởi Yên Bái vẫn đang được nhà nước thực hiện chính sách miễn thu thủy lợi phí, nguồn kinh phí thực hiện chi trả cho các hoạt động dịch vụ cung ứng thủy lợi trên địa bàn vẫn đang được nhà nước hỗ trợ 100% do đó khi thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp này sẽ không trực tiếp được nhận khoản kinh phí của Nhà nước cấp nữa thì việc thu khoản phí này từ người dân là rất khó khăn. Việc xác định giá trị doanh nghiệp đối với tài sản là các công trình thủy lợi sẽ gặp nhiều khó khăn vì các công trình đều được đầu tư bằng vốn của nhà nước và nhân dân đóng góp. Các công ty thủy lợi có giá trị tài sản lớn trong khi doanh thu ít biến động khả năng lợi nhuận không cao vì vậy khó thu hút các nhà đầu tư tham gia mua cổ phần góp vốn.
Hiện tỉnh Yên Bái đã xây dựng kế hoạch cổ phần hóa các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thủy lợi thủy nông thuộc tỉnh quản lý, dự kiến đến năm 2020 sẽ hoàn thành. Tuy nhiên rất cần có sự điều tiết của Nhà nước, hỗ trợ đối với các khoản phí cho các dịch vụ cung cấp nước tưới tiêu. Mặt khác cũng cần có quy định đặc thù để xác định giá trị các công trình thủy lợi để làm cơ sở xác định giá trị và tính đúng đủ khi cổ phần hóa doanh nghiệp.
Phát biểu tại Hội nghị đồng chí Nguyễn Chiến Thắng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp đề nghị Ban Chỉ đạo đổi mới và Phát triển doanh nghiệp Trung ương, các bộ ngành, Văn phòng Chính phủ và các bộ ngành hướng dẫn cho tỉnh Yên Bái những thủ tục quy trình của việc sắp xếp đổi mới, cổ phần hóa các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Đồng chí yêu cầu 3 doanh nghiệp Công ty TNHH MTV Nghĩa Văn, Công ty TNHH MTV Tân Phú và Công ty TNHH MTV Đại Lợi tiến hành tái cơ cấu tổ chức bộ máy của doanh nghiệp đảm bảo hoạt động, sản xuất kinh doanh có hiệu quả; Tái cơ cấu ngành nghề lĩnh vực sản xuất kinh doanh, tái cơ cấu về tài chính, tái cơ cấu về đầu tư đảm bảo hiệu quả trong đầu tư. Ngoài ra, các doanh nghiệp này cần nâng cao việc ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh và tiến hành tái cơ cấu việc quản trị doanh nghiệp, áp dụng công nghệ thông tin trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp này phải báo cáo UBND tỉnh những phương hướng của việc tái cơ cấu của doanh nghiệp và những hiệu quả sẽ đạt được của việc tái cơ cấu và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp trong quý III/2017.
Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng khẳng định, Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp tỉnh Yên Bái rất quyết tâm, quyết liệt thực hiện tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp theo chủ trương của Chính phủ.