Gợi mở của Thủ tướng và các cơ quan Chính phủ tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam khiến doanh nghiệp có thêm niềm tin và tầm nhìn dài hạn cho các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh.
Thủ tướng: Mỗi đồng
Diễn đàn VBF 2017 cuối kỳ. Ảnh: VGP/Huy Thắng
Đây là ý kiến của TS.Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam 2017 (VBF 2017) tổ chức ngày 12/12 tại Hà Nội.
Doanh nghiệp kiến nghị cải cách mạnh hơn
Tại phiên khai mạc, một thông điệp quan trọng của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận được sự đồng tình của đông đảo doanh nghiệp đó là coi "mỗi đồng vốn đầu tư vào nền kinh tế không chỉ đem lại lợi ích cho doanh nghiệp, nhà đầu tư mà cũng chính là lá phiếu ủng hộ đối với Chính phủ, các cấp, các ngành trong nỗ lực cải cách, xây dựng hệ thống hành chính kiến tạo, phục vụ và là nguồn động viên để Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp chung tay cùng phát triển trong ngôi nhà chung Việt Nam".
Đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ, Chủ tịch VCCI, đồng Chủ tịch VBF 2017 Vũ Tiến Lộc cho rằng, trên cơ sở các Nghị quyết của Đảng, của Quốc hội, Chính phủ đã có các Nghị quyết 19; Nghị quyết 35 và nhiều chương trình hành động khác thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Đặc biệt, Chính phủ đã đề ra các mục tiêu: Không thanh tra, kiểm tra chồng chéo, không hình sự hóa các quan hệ kinh tế dân sự, thực hiện Chính phủ điện tử, cắt giảm tối thiểu 30-50% các điều kiện, thủ tục hành chính…
“Gợi mở của Thủ tướng và các cơ quan Chính phủ tại Diễn đàn giúp cho các doanh nghiệp có thêm niềm tin và tầm nhìn dài hạn cho các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh” ông Lộc nói.
Tuy nhiên, bên cạnh những thay đổi tích cực và sức nóng của công cuộc cải cách đang được lan tỏa, đại diện VCCI cũng cho rằng doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và chặng đường cải cách môi trường kinh doanh ở Việt Nam còn rất gian nan.
Thực tế, vẫn còn nhiều doanh nghiệp buộc phải giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động. Khoảng cách về chất lượng thể chế và môi trường kinh doanh của Việt Nam và 3 nền kinh tế dẫn đầu ASEAN vẫn còn xa. Nhiều loại chi phí kinh doanh tại Việt Nam vẫn còn cao và đang có xu hướng gia tăng. Điều kiện kinh doanh còn nhiều cản trở. Thủ tục kiểm tra chuyên ngành, thủ tục hành chính trong lĩnh vực xuất nhập khẩu vẫn còn phức tạp, chưa được cắt giảm như mong muốn.
Bà Natasha Ansell, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham) bày tỏ quan ngại về một số rào cản chính sách chưa thật sự phù hợp với thông lệ quốc tế như: Thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống ngọt, Nghị định 54 hướng dẫn thực hiện Luật Dược, Nghị định 181 về hướng dẫn thực hiện Luật Đầu tư…
Còn đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản (JCCI) đánh giá cao Chính phủ Việt Nam dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc triển khai đơn giản hoá thủ tục hành chính. Nhưng hiện nay, vẫn có nhiều doanh nghiệp hội viên JCCI kiến nghị về vấn đề thực thi pháp luật. Đặc biệt, vẫn còn một số quy định thiếu rõ ràng, cách giải thích không thống nhất hoặc mỗi bộ, ngành lại đưa ra lý giải khác nhau, thiếu sự kết nối thông tin.
Đại diện JCCI cũng kiến nghị cần xây dựng cơ chế xử lý khiếu nại nhất quán và mạnh mẽ do Thủ tướng chỉ đạo trực tiếp. Trong trường hợp bộ ngành không giải quyết được khiếu nại, cần có hội đồng chuyên gia khách quan để đưa ra phương án biện pháp đề xuất lên Thủ tướng và các Bộ trưởng xem xét giải quyết kịp thời.
Tiếp thu phản hồi chính sách để đi cùng doanh nghiệp
Có cùng quan điểm, đại diện cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, ông Vũ Tiến Lộc đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương đẩy mạnh hơn nữa tốc độ cải cách, cụ thể là cắt giảm mạnh hơn nữa, minh bạch hơn nữa các thủ tục hành chính. Các nghị quyết về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường và phát triển kinh tế tư nhân của Đảng cần được Chính phủ cụ thể hoá thông qua các chỉ tiêu định lượng, đồng thời có ràng buộc trách nhiệm đối với các cấp chính quyền và người đứng đầu trong khâu thực hiện.
Trả lời kiến nghị của Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng thẳng thắn cho rằng, với sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng, môi trường kinh doanh có cải thiện nhưng trong bộ máy vẫn có hiện tượng "trên nóng dưới lạnh, trên chuyển, dưới không chuyển", gây khó hiểu và khó khăn cho doanh nghiệp khi thực thi chính sách.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho rằng đề xuất của đại diện doanh nghiệp Nhật Bản là đúng đắn, nhưng thực tế, từ đầu nhiệm kỳ Chính phủ, lãnh đạo Chính phủ đã có nhiều biện pháp khắc phục vấn đề này như có Tổ công tác liên bộ, thực hiện việc đôn đốc phối hợp giữa các bộ để tháo gỡ khó khăn, giải quyết các vướng mắc.
“Đáng chú ý, mới đây, Chính phủ còn triển khai trang mạng thông tin của Chính phủ trên internet do tôi trực tiếp phụ trách để tiếp nhận các ý kiến của doanh nghiệp, người dân”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng chia sẻ với các doanh nghiệp nước ngoài. Người đứng đầu Văn phòng Chính phủ khẳng định, đây là một kênh thông tin hữu hiệu để lãnh đạo Chính phủ thường xuyên nắm bắt khó khăn của doanh nghiệp và người dân phản hồi tới Chính phủ, thậm chí xem xét cả các chính sách thực thi chưa tốt để có kế hoạch sửa đổi, điều chỉnh kịp thời hơn.
Ngoài ra, để đồng hành tốt hơn với doanh nghiệp, mới đây Chính phủ thành lập Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân với sự tham gia của các chuyên gia, đã đề xuất trực tiếp lên Thủ tướng, góp phần cắt giảm trên 500 thủ tục hành chính và khoảng hơn 3.000 thủ tục kinh doanh.
“Chúng tôi đang rà soát vấn đề kiểm tra chuyên ngành, bỏ giấy phép con, nếu thực hiện được có thể tiết kiệm nhiều thời gian và hàng nghìn tỷ đồng” Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói.
Với vai trò là một cơ quan đầu mối rà soát, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, thời gian tới, các bộ, ngành, địa phương đang tiếp tục rà soát, đánh giá, đề xuất bãi bỏ ít nhất từ 1/3 đến 1/2 số điều kiện kinh doanh và thủ tục hành chính hiện hành trong lĩnh vực quản lý đang gây cản trở, khó khăn cho hoạt động đầu tư, kinh doanh của các doanh nghiệp.
Đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho rằng, về phía mình, các doanh nghiệp cũng cần chủ động, tích cực hơn trong đổi mới quản lý, quản trị doanh nghiệp; tăng cường liên kết sản xuất, tham gia chuỗi giá trị trong nước, khu vực và thế giới; xây dựng thương hiệu và “chữ tín” trong kinh doanh; chăm lo đào tạo phát triển nguồn nhân lực; nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ; thực hiện nghiêm túc các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước và quy định của pháp luật; bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động; bảo đảm về môi trường và phát triển bền vững.
Theo Chinhphu.vn
Gợi mở của Thủ tướng và các cơ quan Chính phủ tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam khiến doanh nghiệp có thêm niềm tin và tầm nhìn dài hạn cho các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh.
Thủ tướng: Mỗi đồngĐây là ý kiến của TS.Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam 2017 (VBF 2017) tổ chức ngày 12/12 tại Hà Nội.
Doanh nghiệp kiến nghị cải cách mạnh hơn
Tại phiên khai mạc, một thông điệp quan trọng của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận được sự đồng tình của đông đảo doanh nghiệp đó là coi "mỗi đồng vốn đầu tư vào nền kinh tế không chỉ đem lại lợi ích cho doanh nghiệp, nhà đầu tư mà cũng chính là lá phiếu ủng hộ đối với Chính phủ, các cấp, các ngành trong nỗ lực cải cách, xây dựng hệ thống hành chính kiến tạo, phục vụ và là nguồn động viên để Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp chung tay cùng phát triển trong ngôi nhà chung Việt Nam".
Đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ, Chủ tịch VCCI, đồng Chủ tịch VBF 2017 Vũ Tiến Lộc cho rằng, trên cơ sở các Nghị quyết của Đảng, của Quốc hội, Chính phủ đã có các Nghị quyết 19; Nghị quyết 35 và nhiều chương trình hành động khác thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Đặc biệt, Chính phủ đã đề ra các mục tiêu: Không thanh tra, kiểm tra chồng chéo, không hình sự hóa các quan hệ kinh tế dân sự, thực hiện Chính phủ điện tử, cắt giảm tối thiểu 30-50% các điều kiện, thủ tục hành chính…
“Gợi mở của Thủ tướng và các cơ quan Chính phủ tại Diễn đàn giúp cho các doanh nghiệp có thêm niềm tin và tầm nhìn dài hạn cho các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh” ông Lộc nói.
Tuy nhiên, bên cạnh những thay đổi tích cực và sức nóng của công cuộc cải cách đang được lan tỏa, đại diện VCCI cũng cho rằng doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và chặng đường cải cách môi trường kinh doanh ở Việt Nam còn rất gian nan.
Thực tế, vẫn còn nhiều doanh nghiệp buộc phải giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động. Khoảng cách về chất lượng thể chế và môi trường kinh doanh của Việt Nam và 3 nền kinh tế dẫn đầu ASEAN vẫn còn xa. Nhiều loại chi phí kinh doanh tại Việt Nam vẫn còn cao và đang có xu hướng gia tăng. Điều kiện kinh doanh còn nhiều cản trở. Thủ tục kiểm tra chuyên ngành, thủ tục hành chính trong lĩnh vực xuất nhập khẩu vẫn còn phức tạp, chưa được cắt giảm như mong muốn.
Bà Natasha Ansell, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham) bày tỏ quan ngại về một số rào cản chính sách chưa thật sự phù hợp với thông lệ quốc tế như: Thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống ngọt, Nghị định 54 hướng dẫn thực hiện Luật Dược, Nghị định 181 về hướng dẫn thực hiện Luật Đầu tư…
Còn đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản (JCCI) đánh giá cao Chính phủ Việt Nam dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc triển khai đơn giản hoá thủ tục hành chính. Nhưng hiện nay, vẫn có nhiều doanh nghiệp hội viên JCCI kiến nghị về vấn đề thực thi pháp luật. Đặc biệt, vẫn còn một số quy định thiếu rõ ràng, cách giải thích không thống nhất hoặc mỗi bộ, ngành lại đưa ra lý giải khác nhau, thiếu sự kết nối thông tin.
Đại diện JCCI cũng kiến nghị cần xây dựng cơ chế xử lý khiếu nại nhất quán và mạnh mẽ do Thủ tướng chỉ đạo trực tiếp. Trong trường hợp bộ ngành không giải quyết được khiếu nại, cần có hội đồng chuyên gia khách quan để đưa ra phương án biện pháp đề xuất lên Thủ tướng và các Bộ trưởng xem xét giải quyết kịp thời.
Tiếp thu phản hồi chính sách để đi cùng doanh nghiệp
Có cùng quan điểm, đại diện cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, ông Vũ Tiến Lộc đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương đẩy mạnh hơn nữa tốc độ cải cách, cụ thể là cắt giảm mạnh hơn nữa, minh bạch hơn nữa các thủ tục hành chính. Các nghị quyết về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường và phát triển kinh tế tư nhân của Đảng cần được Chính phủ cụ thể hoá thông qua các chỉ tiêu định lượng, đồng thời có ràng buộc trách nhiệm đối với các cấp chính quyền và người đứng đầu trong khâu thực hiện.
Trả lời kiến nghị của Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng thẳng thắn cho rằng, với sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng, môi trường kinh doanh có cải thiện nhưng trong bộ máy vẫn có hiện tượng "trên nóng dưới lạnh, trên chuyển, dưới không chuyển", gây khó hiểu và khó khăn cho doanh nghiệp khi thực thi chính sách.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho rằng đề xuất của đại diện doanh nghiệp Nhật Bản là đúng đắn, nhưng thực tế, từ đầu nhiệm kỳ Chính phủ, lãnh đạo Chính phủ đã có nhiều biện pháp khắc phục vấn đề này như có Tổ công tác liên bộ, thực hiện việc đôn đốc phối hợp giữa các bộ để tháo gỡ khó khăn, giải quyết các vướng mắc.
“Đáng chú ý, mới đây, Chính phủ còn triển khai trang mạng thông tin của Chính phủ trên internet do tôi trực tiếp phụ trách để tiếp nhận các ý kiến của doanh nghiệp, người dân”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng chia sẻ với các doanh nghiệp nước ngoài. Người đứng đầu Văn phòng Chính phủ khẳng định, đây là một kênh thông tin hữu hiệu để lãnh đạo Chính phủ thường xuyên nắm bắt khó khăn của doanh nghiệp và người dân phản hồi tới Chính phủ, thậm chí xem xét cả các chính sách thực thi chưa tốt để có kế hoạch sửa đổi, điều chỉnh kịp thời hơn.
Ngoài ra, để đồng hành tốt hơn với doanh nghiệp, mới đây Chính phủ thành lập Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân với sự tham gia của các chuyên gia, đã đề xuất trực tiếp lên Thủ tướng, góp phần cắt giảm trên 500 thủ tục hành chính và khoảng hơn 3.000 thủ tục kinh doanh.
“Chúng tôi đang rà soát vấn đề kiểm tra chuyên ngành, bỏ giấy phép con, nếu thực hiện được có thể tiết kiệm nhiều thời gian và hàng nghìn tỷ đồng” Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói.
Với vai trò là một cơ quan đầu mối rà soát, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, thời gian tới, các bộ, ngành, địa phương đang tiếp tục rà soát, đánh giá, đề xuất bãi bỏ ít nhất từ 1/3 đến 1/2 số điều kiện kinh doanh và thủ tục hành chính hiện hành trong lĩnh vực quản lý đang gây cản trở, khó khăn cho hoạt động đầu tư, kinh doanh của các doanh nghiệp.
Đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho rằng, về phía mình, các doanh nghiệp cũng cần chủ động, tích cực hơn trong đổi mới quản lý, quản trị doanh nghiệp; tăng cường liên kết sản xuất, tham gia chuỗi giá trị trong nước, khu vực và thế giới; xây dựng thương hiệu và “chữ tín” trong kinh doanh; chăm lo đào tạo phát triển nguồn nhân lực; nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ; thực hiện nghiêm túc các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước và quy định của pháp luật; bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động; bảo đảm về môi trường và phát triển bền vững.