CTTĐT - Sáng 17/3/2018, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức gặp mặt doanh nghiệp đầu xuân 2018. Các đồng chí: Đỗ Đức Duy – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Nguyễn Chiến Thắng – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Hoàng Thị Thanh Bình – Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh đã dự buổi gặp mặt.
Đồng chí Đỗ Đức Duy - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại buổi gặp mặt
Hết năm 2017, toàn tỉnh có gần 1.800 doanh nghiệp, giải quyết việc làm cho gần 33.000 lao động với mức thu nhập bình quân khoảng 4,5 triệu đồng/người/tháng. Năm 2017, các doanh nghiệp đã nộp vào ngân sách nhà nước gần 993 tỷ đồng, chiếm 64% tổng thu cân đối trên địa bàn tỉnh.
Trong sự phát triển chung của tỉnh đã có sự đóng góp to lớn của cộng đồng doanh nghiệp. Các doanh nghiệp ngày càng phát triển cả về số lượng, chất lượng và khẳng định vai trò của mình đối với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Tốc độ tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh năm 2017 tăng 6,22% so với năm 2016, tổng sản phẩm bình quân đầu người đạt 29,5 triệu đồng.
Tại buổi gặp mặt, các doanh nghiệp đã cảm ơn sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các đồng chí lãnh đạo tỉnh, các sở, ban, ngành thời gian qua kịp thời giải quyết khó khăn, tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp phát triển. Đồng thời cũng bày tỏ mong muốn tỉnh tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp thông qua việc duy trì các buổi gặp mặt doanh nghiệp, chương trình cà phê doanh nhân, đẩy mạnh cải cách hành chính mà trọng tâm là các thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn về chính sách thuế đối với các doanh nghiệp sản xuất đá trắng, tuyên truyền việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác điều hành, quản lý nhà nước…
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chủ trì thảo luận tại hội nghị
Quang cảnh hội nghị
Phát biểu tại buổi gặp mặt, đồng chí Đỗ Đức Duy - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh trân trọng biểu dương, ghi nhận, đánh giá cao những đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp đối với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Bên cạnh những kết quả đạt được, đồng chí cũng thẳng thắn chỉ ra những tồn tại hạn chế, đó là đa số doanh nghiệp trên địa bàn đều có quy mô nhỏ, năng lực quản lý, tài chính yếu, khả năng liên doanh, liên kết trong quá trình sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp còn kém, chất lượng sản phẩm còn hạn chế...
Để cộng đồng doanh nghiệp có sự bứt phá trong thời gian tới, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Tỉnh Yên Bái cam kết, chính quyền các cấp của tỉnh luôn sẵn sàng lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệp, doanh nhân; nỗ lực tối đa để tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, phát huy nguồn lực đầu tư trong xã hội, tạo mọi điều kiện để các doanh nghiệp phát triển ổn định, bền vững, đóng góp thiết thực cho mục tiêu xây dựng Yên Bái phát triển toàn diện, bền vững, trở thành tỉnh phát triển khá trong vùng Trung du và miền núi phía Bắc.
Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Đức Duy đề nghị các sở, ban, ngành phải thường xuyên rà soát, kịp thời tham mưu triển khai đầy đủ các văn bản liên quan đến đầu tư, hoàn thiện hệ thống thể chế, nghiên cứu xây dựng, thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư, sản xuất phù hợp với tiến trình hội nhập và điều kiện thực tế của tỉnh; tiếp tục thực hiện tốt công tác quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm, quy hoạch vùng nguyên liệu, làm cơ sở, định hướng cho các doanh nghiệp xây dựng chiến lược đầu tư kinh doanh, triển khai các dự án; làm tốt chức năng định hướng, cung cấp thông tin, hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện quy trình, thủ tục thành lập, đăng ký và tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh; rà soát, kịp thời kiến nghị sửa đổi, cắt giảm, đơn giản hóa, rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục hành chính, nhất là các thủ tục về đất đai, đầu tư xây dựng, thuế… sớm hoàn thiện, đưa Trung tâm hành chính công vào hoạt động vào quý II năm 2018; tăng cường lắng nghe, đối thoại với các doanh nghiệp để nắm bắt thông tin, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp; tiếp tục quán triệt đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động xác định rõ trách nhiệm của mình, nắm vững và linh hoạt xử lý công việc trên tinh thần không được gây khó khăn, cản trở cơ hội phát triển của doanh nghiệp.
Đối với các doanh nghiệp, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh mong muốn và đề nghị các doanh nghiệp nghiêm túc chấp hành tốt các chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước thực hiện đầy đủ cam kết, các nghĩa vụ của doanh nghiệp, doanh nhân đối với Nhà nước, người lao động và cộng đồng; nghiên cứu, nắm chắc các quy định, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy hoạch, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; hiểu rõ các lĩnh vực mà tỉnh có tiềm năng, lợi thế cạnh tranh, từ đó xây dựng chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phù hợp, đúng định hướng; tham gia nhiều hơn, có chất lượng hơn vào quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, chỉ ra những hạn chế, bất cập của các cơ chế, chính sách hiện hành để chính quyền các cấp sửa đổi; tăng cường hợp tác, phát huy tính năng động, chủ động, sáng tạo, tinh thần đoàn kết trong cộng đồng doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, tìm kiếm thị trường, tăng cường liên doanh, liên kết theo chuỗi giá trị phát triển bền vững để phát triển; phản ánh trung thực, kịp thời những biểu hiện tiêu cực, nhũng nhiễu, những hành vi trái pháp luật của đội ngũ cán bộ, công chức gây khó khăn cho doanh nghiệp; phát huy hơn nữa vai trò đại diện, cầu nối của Hiệp hội doanh nghiệp, của Hội Doanh nghiệp trẻ, Hội Nữ doanh nhân, các hiệp hội ngành nghề của tỉnh… Quan tâm tham gia nhiều hơn nữa vào các hoạt động an sinh xã hội, từ thiện góp phần xây dựng hình ảnh doanh nghiệp có văn hóa, có đạo đức kinh doanh.
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh trao đổi với các doanh nghiệp, doanh nhân
Hiền Trang
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sáng 17/3/2018, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức gặp mặt doanh nghiệp đầu xuân 2018. Các đồng chí: Đỗ Đức Duy – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Nguyễn Chiến Thắng – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Hoàng Thị Thanh Bình – Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh đã dự buổi gặp mặt. Hết năm 2017, toàn tỉnh có gần 1.800 doanh nghiệp, giải quyết việc làm cho gần 33.000 lao động với mức thu nhập bình quân khoảng 4,5 triệu đồng/người/tháng. Năm 2017, các doanh nghiệp đã nộp vào ngân sách nhà nước gần 993 tỷ đồng, chiếm 64% tổng thu cân đối trên địa bàn tỉnh.
Trong sự phát triển chung của tỉnh đã có sự đóng góp to lớn của cộng đồng doanh nghiệp. Các doanh nghiệp ngày càng phát triển cả về số lượng, chất lượng và khẳng định vai trò của mình đối với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Tốc độ tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh năm 2017 tăng 6,22% so với năm 2016, tổng sản phẩm bình quân đầu người đạt 29,5 triệu đồng.
Tại buổi gặp mặt, các doanh nghiệp đã cảm ơn sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các đồng chí lãnh đạo tỉnh, các sở, ban, ngành thời gian qua kịp thời giải quyết khó khăn, tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp phát triển. Đồng thời cũng bày tỏ mong muốn tỉnh tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp thông qua việc duy trì các buổi gặp mặt doanh nghiệp, chương trình cà phê doanh nhân, đẩy mạnh cải cách hành chính mà trọng tâm là các thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn về chính sách thuế đối với các doanh nghiệp sản xuất đá trắng, tuyên truyền việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác điều hành, quản lý nhà nước…
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chủ trì thảo luận tại hội nghị
Quang cảnh hội nghị
Phát biểu tại buổi gặp mặt, đồng chí Đỗ Đức Duy - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh trân trọng biểu dương, ghi nhận, đánh giá cao những đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp đối với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Bên cạnh những kết quả đạt được, đồng chí cũng thẳng thắn chỉ ra những tồn tại hạn chế, đó là đa số doanh nghiệp trên địa bàn đều có quy mô nhỏ, năng lực quản lý, tài chính yếu, khả năng liên doanh, liên kết trong quá trình sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp còn kém, chất lượng sản phẩm còn hạn chế...
Để cộng đồng doanh nghiệp có sự bứt phá trong thời gian tới, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Tỉnh Yên Bái cam kết, chính quyền các cấp của tỉnh luôn sẵn sàng lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệp, doanh nhân; nỗ lực tối đa để tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, phát huy nguồn lực đầu tư trong xã hội, tạo mọi điều kiện để các doanh nghiệp phát triển ổn định, bền vững, đóng góp thiết thực cho mục tiêu xây dựng Yên Bái phát triển toàn diện, bền vững, trở thành tỉnh phát triển khá trong vùng Trung du và miền núi phía Bắc.
Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Đức Duy đề nghị các sở, ban, ngành phải thường xuyên rà soát, kịp thời tham mưu triển khai đầy đủ các văn bản liên quan đến đầu tư, hoàn thiện hệ thống thể chế, nghiên cứu xây dựng, thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư, sản xuất phù hợp với tiến trình hội nhập và điều kiện thực tế của tỉnh; tiếp tục thực hiện tốt công tác quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm, quy hoạch vùng nguyên liệu, làm cơ sở, định hướng cho các doanh nghiệp xây dựng chiến lược đầu tư kinh doanh, triển khai các dự án; làm tốt chức năng định hướng, cung cấp thông tin, hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện quy trình, thủ tục thành lập, đăng ký và tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh; rà soát, kịp thời kiến nghị sửa đổi, cắt giảm, đơn giản hóa, rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục hành chính, nhất là các thủ tục về đất đai, đầu tư xây dựng, thuế… sớm hoàn thiện, đưa Trung tâm hành chính công vào hoạt động vào quý II năm 2018; tăng cường lắng nghe, đối thoại với các doanh nghiệp để nắm bắt thông tin, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp; tiếp tục quán triệt đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động xác định rõ trách nhiệm của mình, nắm vững và linh hoạt xử lý công việc trên tinh thần không được gây khó khăn, cản trở cơ hội phát triển của doanh nghiệp.
Đối với các doanh nghiệp, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh mong muốn và đề nghị các doanh nghiệp nghiêm túc chấp hành tốt các chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước thực hiện đầy đủ cam kết, các nghĩa vụ của doanh nghiệp, doanh nhân đối với Nhà nước, người lao động và cộng đồng; nghiên cứu, nắm chắc các quy định, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy hoạch, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; hiểu rõ các lĩnh vực mà tỉnh có tiềm năng, lợi thế cạnh tranh, từ đó xây dựng chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phù hợp, đúng định hướng; tham gia nhiều hơn, có chất lượng hơn vào quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, chỉ ra những hạn chế, bất cập của các cơ chế, chính sách hiện hành để chính quyền các cấp sửa đổi; tăng cường hợp tác, phát huy tính năng động, chủ động, sáng tạo, tinh thần đoàn kết trong cộng đồng doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, tìm kiếm thị trường, tăng cường liên doanh, liên kết theo chuỗi giá trị phát triển bền vững để phát triển; phản ánh trung thực, kịp thời những biểu hiện tiêu cực, nhũng nhiễu, những hành vi trái pháp luật của đội ngũ cán bộ, công chức gây khó khăn cho doanh nghiệp; phát huy hơn nữa vai trò đại diện, cầu nối của Hiệp hội doanh nghiệp, của Hội Doanh nghiệp trẻ, Hội Nữ doanh nhân, các hiệp hội ngành nghề của tỉnh… Quan tâm tham gia nhiều hơn nữa vào các hoạt động an sinh xã hội, từ thiện góp phần xây dựng hình ảnh doanh nghiệp có văn hóa, có đạo đức kinh doanh.
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh trao đổi với các doanh nghiệp, doanh nhân