CTTĐT - Sáng 6/7/2018, UBND tỉnh tổ chức chương trình Cà phê doanh nhân - chính thức quyền đồng hành cùng doanh nghiệp với chủ đề: “Tháo gỡ khó khăn về tiếp cận đất đai và đào tạo lao động cho các doanh nghiệp”. Đồng chí Nguyễn Chiến Thắng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành liên quan đã tham dự chương trình.
Đồng chí Nguyễn Chiến Thắng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại chương trình.
Tại chương trình, đã có trên 10 ý kiến, kiến nghị của các doanh nghiệp liên quan đến đất đai và đào tạo lao động. Đại diện các công ty lâm nghiệp đóng trên địa bàn, ông Phạm Đăng Hân - Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên lâm nghiệp Yên Bình cho biết, hiện đơn vị đang nộp thuế 1,7 tỷ đồng/năm trên diện tích 1.392ha đất. Tuy nhiên, do đặc thù các công ty sản xuất nông lâm nghiệp chu kỳ sản xuất dài, rủi ro cao, lợi nhuận thấp nên với số thuế này doanh nghiệp khó đáp ứng được khả năng. Do đó, công ty kiến nghị, sau khi cổ phần hoá, tỉnh sẽ tính lại số thuế phải nộp cho phù hợp với điều kiện đất đai tỉnh Yên Bái, đồng thời đề nghị tỉnh đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá doanh nghiệp để doanh nghiệp ổn định sản xuất.
Ông Nguyễn Trung Khoản - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần sản xuất vật liệu và Xây dựng Tài Đức cho biết, hiện doanh nghiệp đang chuẩn bị đầu tư dự án Khu tổ hợp xử lý rác thải rắn và bảo vệ môi trường vệ tinh tại thôn Đồng Quýt xã Bảo Hưng, huyện Trấn Yên với mức đầu tư 85 tỷ đồng trên diện tích 9,52 ha. Vậy sau khi cấp Quyết định chủ trương đầu tư thì chủ đầu tư đồng hành với cơ quan quản lý nhà nước nào để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng (thuộc đối tượng Nhà nước thu hồi đất giao cho dự án)? Thứ hai, theo Nghị định của Chính phủ về ngành nghề ưu đãi đầu tư thì chủ đầu tư phải ứng tiền đền bù ra trước, sau đó nhà nước trừ dần vào tiền thuê đất hàng năm, hoặc một lần. Tuy nhiên, số tiền ứng trước ra đền bù giải phóng mặt bằng quá lớn, gấp nhiều lần so với tiền thuê đất thì tỉnh và Nhà nước có chính sách hỗ trợ nào cho doanh nghiệp?
Đại diện các doanh nghiệp phát biểu ý kiến tại chương trình.
Nhiều doanh nghiệp đề nghị tỉnh sớm giải quyết các thủ tục về đất đai liên quan đến quyết định đầu tư của các doanh nghiệp; hỗ trợ tiền thuê đất, thuê mặt bằng cho các dự án khởi nghiệp; các vấn đề về chính sách bảo hiểm đối với người lao động, đào tạo lao động tại các doanh nghiệp; bồi dưỡng, nâng cao kiến thức về thuế cho cán bộ doanh nghiệp…
Tại chương trình, lãnh đạo các sở, ngành liên quan đã trả lời, làm rõ những kiến nghị, đề xuất của các doanh nghiệp. Đối với những vấn đề chưa trả lời trực tiếp tại chương trình, các sở, ngành sẽ tiếp tục trả lời bằng văn bản tới các doanh nghiệp trong thời gian sớm nhất.
Cà phê doanh nhân là chương trình được UBND tổ chức hàng tháng, là kênh trao đổi, lắng nghe và chia sẻ thông tin giữa chính quyền và doanh nghiệp, doanh nghiệp và chính quyền qua đó những vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp được tháo gỡ một cách nhanh nhất; góp phần thu hút đầu tư, cải thiện chỉ số PCI của tỉnh.
Hiền Trang
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Sáng 6/7/2018, UBND tỉnh tổ chức chương trình Cà phê doanh nhân - chính thức quyền đồng hành cùng doanh nghiệp với chủ đề: “Tháo gỡ khó khăn về tiếp cận đất đai và đào tạo lao động cho các doanh nghiệp”. Đồng chí Nguyễn Chiến Thắng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo các sở, ngành liên quan đã tham dự chương trình.Tại chương trình, đã có trên 10 ý kiến, kiến nghị của các doanh nghiệp liên quan đến đất đai và đào tạo lao động. Đại diện các công ty lâm nghiệp đóng trên địa bàn, ông Phạm Đăng Hân - Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên lâm nghiệp Yên Bình cho biết, hiện đơn vị đang nộp thuế 1,7 tỷ đồng/năm trên diện tích 1.392ha đất. Tuy nhiên, do đặc thù các công ty sản xuất nông lâm nghiệp chu kỳ sản xuất dài, rủi ro cao, lợi nhuận thấp nên với số thuế này doanh nghiệp khó đáp ứng được khả năng. Do đó, công ty kiến nghị, sau khi cổ phần hoá, tỉnh sẽ tính lại số thuế phải nộp cho phù hợp với điều kiện đất đai tỉnh Yên Bái, đồng thời đề nghị tỉnh đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá doanh nghiệp để doanh nghiệp ổn định sản xuất.
Ông Nguyễn Trung Khoản - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần sản xuất vật liệu và Xây dựng Tài Đức cho biết, hiện doanh nghiệp đang chuẩn bị đầu tư dự án Khu tổ hợp xử lý rác thải rắn và bảo vệ môi trường vệ tinh tại thôn Đồng Quýt xã Bảo Hưng, huyện Trấn Yên với mức đầu tư 85 tỷ đồng trên diện tích 9,52 ha. Vậy sau khi cấp Quyết định chủ trương đầu tư thì chủ đầu tư đồng hành với cơ quan quản lý nhà nước nào để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng (thuộc đối tượng Nhà nước thu hồi đất giao cho dự án)? Thứ hai, theo Nghị định của Chính phủ về ngành nghề ưu đãi đầu tư thì chủ đầu tư phải ứng tiền đền bù ra trước, sau đó nhà nước trừ dần vào tiền thuê đất hàng năm, hoặc một lần. Tuy nhiên, số tiền ứng trước ra đền bù giải phóng mặt bằng quá lớn, gấp nhiều lần so với tiền thuê đất thì tỉnh và Nhà nước có chính sách hỗ trợ nào cho doanh nghiệp?
Đại diện các doanh nghiệp phát biểu ý kiến tại chương trình.
Nhiều doanh nghiệp đề nghị tỉnh sớm giải quyết các thủ tục về đất đai liên quan đến quyết định đầu tư của các doanh nghiệp; hỗ trợ tiền thuê đất, thuê mặt bằng cho các dự án khởi nghiệp; các vấn đề về chính sách bảo hiểm đối với người lao động, đào tạo lao động tại các doanh nghiệp; bồi dưỡng, nâng cao kiến thức về thuế cho cán bộ doanh nghiệp…
Tại chương trình, lãnh đạo các sở, ngành liên quan đã trả lời, làm rõ những kiến nghị, đề xuất của các doanh nghiệp. Đối với những vấn đề chưa trả lời trực tiếp tại chương trình, các sở, ngành sẽ tiếp tục trả lời bằng văn bản tới các doanh nghiệp trong thời gian sớm nhất.
Cà phê doanh nhân là chương trình được UBND tổ chức hàng tháng, là kênh trao đổi, lắng nghe và chia sẻ thông tin giữa chính quyền và doanh nghiệp, doanh nghiệp và chính quyền qua đó những vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp được tháo gỡ một cách nhanh nhất; góp phần thu hút đầu tư, cải thiện chỉ số PCI của tỉnh.