CTTĐT - Với trên 1.880 doanh nghiệp, đóng góp trên 50% tổng thu ngân sách của tỉnh và giải quyết việc làm cho khoảng 31 nghìn lao động, cộng đồng doanh nghiệp tỉnh đã ngày càng khẳng định vai trò là lực lượng nòng cốt trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Hoạt động sản xuất tại Công ty Cổ phần sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn
Ngày 13/10/1945, sau khi nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà non trẻ vừa ra đời được một tháng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết một bức thư gửi cho giới công thương Việt Nam. Trong bức thư này Bác Hồ đã nhấn mạnh vai trò to lớn của giới công thương trong công cuộc kiến thiết đất nước. Bác đã khẳng định “Nền kinh tế quốc dân thịnh vượng nghĩa là các sự kinh doanh của các nhà công nghiệp, thương nghiệp thịnh vượng”. Những năm qua, cùng với cả nước, các doanh nghiệp, doanh nhân của tỉnh Yên Bái ngày càng lớn mạnh không ngừng và khẳng định vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Có thể thấy, dù còn nhiều khó khăn nhưng các doanh nghiệp đã nỗ lực vươn lên từng bước khắc phục, chủ động tái cơ cấu chuyển hướng sản xuất, không ngừng đổi mới trong công tác quản trị doanh nghiệp, ứng dụng khoa học công nghệ vào nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, tích cực tìm kiếm thị trường để mở rộng sản xuất kinh doanh, nhiều doanh nghiệp đã có những bước phát triển mạnh mẽ cả về vị thế, thương hiệu và uy tín trên thị trường, đóng góp hiệu quả vào các chương trình, dự án, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, tiêu biểu như công ty Cổ phần sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn, công ty TNHH Tổng Công ty Hòa Bình Minh, công ty Cổ phần Nhựa và Khoáng sản An Phát, công ty Cổ phần Xây dựng giao thông Yên Bái... Các doanh nghiệp, doanh nhân cũng ngày càng ý thức hơn trong việc chấp hành tốt các Luật thuế, thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đúng, đủ, kịp thời các khoản thuế, phí, lệ phí vào ngân sách Nhà nước. Nhờ vậy, số thu ngân sách của tỉnh ngày càng lớn và có tốc độ tăng trưởng cao. Nổi bật trong số các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh giỏi, nộp thuế tốt là các công ty: như Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Bà; Công ty Xăng dầu Yên Bái; Công ty TNHH Đá cẩm thạch R.K Việt Nam…
Với trên 1.880 doanh nghiệp, đóng góp trên 50% tổng thu ngân sách của tỉnh và giải quyết việc làm cho khoảng 31 nghìn lao động, cộng đồng doanh nghiệp tỉnh đã ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Chỉ tính riêng 9 tháng đầu năm 2018, các doanh nghiệp đã góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội của toàn tỉnh, nhiều chỉ tiêu về kinh tế đạt và vượt kế hoạch đề ra. Giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) ước đạt 6.839 tỷ đồng, tăng 8,04% so với cùng kỳ năm 2017; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 1.709 tỷ đồng, tăng 11,7% so với cùng kỳ năm 2017; tổng vốn đầu tư phát triển ước đạt 7.778 tỷ đồng, tăng 11,2% so với cùng kỳ năm 2017... Không chỉ thành công trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp, doanh nhân trên địa bàn còn luôn đồng hành với chính quyền cùng giải quyết các vấn đề xã hội như tạo việc làm cho người lao động, quan tâm và nâng cao đời sống tinh thần, vật chất cho người lao động, tham gia tích cực vào các hoạt động từ thiện, công tác đền ơn đáp nghĩa, xoá đói giảm nghèo, an sinh xã hội... Đó là những đóng góp rất đáng trân trọng của các doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân tỉnh Yên Bái.
Khẳng định vai trò của doanh nghiệp, doanh nhân đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, đồng chí Đỗ Đức Duy - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã nhấn mạnh: "Các doanh nghiệp đến đăng ký đầu tư tại tỉnh Yên Bái thực hiện đúng các quy định của pháp luật trong đầu tư kinh doanh nhằm phát huy tiềm năng lợi thế của tỉnh, góp phần phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân thực sự là ân nhân của cấp ủy, chính quyền và nhân nhân các dân tộc trong tỉnh".
Với quan điểm đó, trong nhiều năm qua tỉnh ta luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, doanh nhân đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Một loạt các chính sách của tỉnh trong thu hút đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp về vốn; miễn, giảm thuế; đẩy mạnh cải cách hành chính; tăng cường công tác xúc tiến thương mại được ban hành. Cùng với đó là việc đầu tư, nâng cấp hạ tầng giao thông, chú trọng hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật trong các khu công nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng. Các cấp, ngành cũng quan tâm tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp khai thác tối đa năng lực sản xuất và nhu cầu thị trường...qua đó đã giúp doanh nghiệp, doanh nhân có thêm niềm tin, yên tâm đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Hết tháng 9 năm 2018, toàn tỉnh có 1.884 doanh nghiệp, tính riêng trong tháng 9, đã có 178 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký trên 1.835 tỷ đồng. Trong 9 tháng năm 2018, có 25 dự án được cấp quyết định chủ trương đầu tư với tổng vốn đăng ký đạt 383,244 tỷ đồng và 1 triệu USD, trong đó có một số dự án đầu tư lớn như: Dự án đầu tư nhà máy chế biến gỗ Kim Gia của Công ty cổ phần thương mại sản xuất Kim Gia, Dự án đầu tư xây dựng nhà máy ươm tơ tự động của Công ty cổ phần dâu tằm tơ Miền Bắc; Dự án đầu tư khu du lịch sinh thái thiên đường Nam Cường của Công ty TNHH xây dựng Thành Đại… Các dự án đã hoàn thành đầu tư đi vào hoạt động đều phát huy hiệu quả trong kinh doanh, đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cho tỉnh và lợi ích thiết thực cho nhà đầu tư, góp phần quan trọng vào thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao giá trị sản xuất giải quyết nhiều việc làm cho địa phương.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn còn gặp những khó khăn nhất định như hầu hết các doanh nghiệp hiện có chủ yếu quy mô nhỏ và siêu nhỏ, năng lực sản xuất còn yếu, công nghệ sản xuất chưa cao; trình độ quản lý, khả năng hội nhập còn nhiều bất cập. Mối quan hệ hợp tác, liên doanh, liên kết trong sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp còn hạn chế. Chính những hạn chế đó đã khiến các doanh nghiệp gặp khó trong quá trình tham gia phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.
Để khắc phục tồn tại, yếu kém trên, trong thời gian tới, bên cạnh sự hỗ trợ của trung ương, của tỉnh và các cấp, ngành, cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân trên địa bàn tỉnh cũng cần phát huy tính chủ động, năng động, sáng tạo dám nghĩ, dám làm, đoàn kết tương trợ; nỗ lực phấn đấu xây dựng hình ảnh doanh nghiệp, doanh nhân có bản sắc văn hóa Việt Nam, xây dựng nề nếp quản lý kinh doanh minh bạch, trung thực, đúng pháp luật, thực hiện tốt nghĩa vụ của doanh nghiệp, doanh nhân đối với Nhà nước, với người lao động và trách nhiệm đối với cộng đồng; góp phần xây dựng mái nhà chung cộng đồng doanh nghiệp Yên Bái ngày càng phát triển bền vững.
Hiền Trang
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Với trên 1.880 doanh nghiệp, đóng góp trên 50% tổng thu ngân sách của tỉnh và giải quyết việc làm cho khoảng 31 nghìn lao động, cộng đồng doanh nghiệp tỉnh đã ngày càng khẳng định vai trò là lực lượng nòng cốt trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.Ngày 13/10/1945, sau khi nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà non trẻ vừa ra đời được một tháng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết một bức thư gửi cho giới công thương Việt Nam. Trong bức thư này Bác Hồ đã nhấn mạnh vai trò to lớn của giới công thương trong công cuộc kiến thiết đất nước. Bác đã khẳng định “Nền kinh tế quốc dân thịnh vượng nghĩa là các sự kinh doanh của các nhà công nghiệp, thương nghiệp thịnh vượng”. Những năm qua, cùng với cả nước, các doanh nghiệp, doanh nhân của tỉnh Yên Bái ngày càng lớn mạnh không ngừng và khẳng định vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Có thể thấy, dù còn nhiều khó khăn nhưng các doanh nghiệp đã nỗ lực vươn lên từng bước khắc phục, chủ động tái cơ cấu chuyển hướng sản xuất, không ngừng đổi mới trong công tác quản trị doanh nghiệp, ứng dụng khoa học công nghệ vào nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, tích cực tìm kiếm thị trường để mở rộng sản xuất kinh doanh, nhiều doanh nghiệp đã có những bước phát triển mạnh mẽ cả về vị thế, thương hiệu và uy tín trên thị trường, đóng góp hiệu quả vào các chương trình, dự án, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, tiêu biểu như công ty Cổ phần sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn, công ty TNHH Tổng Công ty Hòa Bình Minh, công ty Cổ phần Nhựa và Khoáng sản An Phát, công ty Cổ phần Xây dựng giao thông Yên Bái... Các doanh nghiệp, doanh nhân cũng ngày càng ý thức hơn trong việc chấp hành tốt các Luật thuế, thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đúng, đủ, kịp thời các khoản thuế, phí, lệ phí vào ngân sách Nhà nước. Nhờ vậy, số thu ngân sách của tỉnh ngày càng lớn và có tốc độ tăng trưởng cao. Nổi bật trong số các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh giỏi, nộp thuế tốt là các công ty: như Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Bà; Công ty Xăng dầu Yên Bái; Công ty TNHH Đá cẩm thạch R.K Việt Nam…
Với trên 1.880 doanh nghiệp, đóng góp trên 50% tổng thu ngân sách của tỉnh và giải quyết việc làm cho khoảng 31 nghìn lao động, cộng đồng doanh nghiệp tỉnh đã ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Chỉ tính riêng 9 tháng đầu năm 2018, các doanh nghiệp đã góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội của toàn tỉnh, nhiều chỉ tiêu về kinh tế đạt và vượt kế hoạch đề ra. Giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) ước đạt 6.839 tỷ đồng, tăng 8,04% so với cùng kỳ năm 2017; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 1.709 tỷ đồng, tăng 11,7% so với cùng kỳ năm 2017; tổng vốn đầu tư phát triển ước đạt 7.778 tỷ đồng, tăng 11,2% so với cùng kỳ năm 2017... Không chỉ thành công trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp, doanh nhân trên địa bàn còn luôn đồng hành với chính quyền cùng giải quyết các vấn đề xã hội như tạo việc làm cho người lao động, quan tâm và nâng cao đời sống tinh thần, vật chất cho người lao động, tham gia tích cực vào các hoạt động từ thiện, công tác đền ơn đáp nghĩa, xoá đói giảm nghèo, an sinh xã hội... Đó là những đóng góp rất đáng trân trọng của các doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân tỉnh Yên Bái.
Khẳng định vai trò của doanh nghiệp, doanh nhân đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, đồng chí Đỗ Đức Duy - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã nhấn mạnh: "Các doanh nghiệp đến đăng ký đầu tư tại tỉnh Yên Bái thực hiện đúng các quy định của pháp luật trong đầu tư kinh doanh nhằm phát huy tiềm năng lợi thế của tỉnh, góp phần phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân thực sự là ân nhân của cấp ủy, chính quyền và nhân nhân các dân tộc trong tỉnh".
Với quan điểm đó, trong nhiều năm qua tỉnh ta luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, doanh nhân đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Một loạt các chính sách của tỉnh trong thu hút đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp về vốn; miễn, giảm thuế; đẩy mạnh cải cách hành chính; tăng cường công tác xúc tiến thương mại được ban hành. Cùng với đó là việc đầu tư, nâng cấp hạ tầng giao thông, chú trọng hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật trong các khu công nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng. Các cấp, ngành cũng quan tâm tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp khai thác tối đa năng lực sản xuất và nhu cầu thị trường...qua đó đã giúp doanh nghiệp, doanh nhân có thêm niềm tin, yên tâm đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Hết tháng 9 năm 2018, toàn tỉnh có 1.884 doanh nghiệp, tính riêng trong tháng 9, đã có 178 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký trên 1.835 tỷ đồng. Trong 9 tháng năm 2018, có 25 dự án được cấp quyết định chủ trương đầu tư với tổng vốn đăng ký đạt 383,244 tỷ đồng và 1 triệu USD, trong đó có một số dự án đầu tư lớn như: Dự án đầu tư nhà máy chế biến gỗ Kim Gia của Công ty cổ phần thương mại sản xuất Kim Gia, Dự án đầu tư xây dựng nhà máy ươm tơ tự động của Công ty cổ phần dâu tằm tơ Miền Bắc; Dự án đầu tư khu du lịch sinh thái thiên đường Nam Cường của Công ty TNHH xây dựng Thành Đại… Các dự án đã hoàn thành đầu tư đi vào hoạt động đều phát huy hiệu quả trong kinh doanh, đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cho tỉnh và lợi ích thiết thực cho nhà đầu tư, góp phần quan trọng vào thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao giá trị sản xuất giải quyết nhiều việc làm cho địa phương.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn còn gặp những khó khăn nhất định như hầu hết các doanh nghiệp hiện có chủ yếu quy mô nhỏ và siêu nhỏ, năng lực sản xuất còn yếu, công nghệ sản xuất chưa cao; trình độ quản lý, khả năng hội nhập còn nhiều bất cập. Mối quan hệ hợp tác, liên doanh, liên kết trong sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp còn hạn chế. Chính những hạn chế đó đã khiến các doanh nghiệp gặp khó trong quá trình tham gia phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.
Để khắc phục tồn tại, yếu kém trên, trong thời gian tới, bên cạnh sự hỗ trợ của trung ương, của tỉnh và các cấp, ngành, cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân trên địa bàn tỉnh cũng cần phát huy tính chủ động, năng động, sáng tạo dám nghĩ, dám làm, đoàn kết tương trợ; nỗ lực phấn đấu xây dựng hình ảnh doanh nghiệp, doanh nhân có bản sắc văn hóa Việt Nam, xây dựng nề nếp quản lý kinh doanh minh bạch, trung thực, đúng pháp luật, thực hiện tốt nghĩa vụ của doanh nghiệp, doanh nhân đối với Nhà nước, với người lao động và trách nhiệm đối với cộng đồng; góp phần xây dựng mái nhà chung cộng đồng doanh nghiệp Yên Bái ngày càng phát triển bền vững.