Trải qua các cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, cùng với quân và dân cả nước, đã có hàng trăm người con xã Nga Quán, huyện Trấn Yên tình nguyện lên đường nhập ngũ tham gia chiến đấu ở khắp các chiến trường. Nhiều người đã anh dũng hy sinh, những người may mắn được trở về với gia đình, địa phương nhưng lại mang trên mình thương tật suốt đời, tất cả vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc.
Nhiều người đã anh dũng hy sinh, những người may mắn được trở về với gia đình, địa phương nhưng lại mang trên mình thương tật suốt đời, tất cả vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc.
Tháng 5/1945, nhiều đồng chí cán bộ của Đảng được cử về Yên Bái và trực tiếp là huyện Trấn Yên để xây dựng cơ sở cách mạng. Ngay sau đó, Ủy ban Cách mạng lâm thời ra mắt, người dân xã Nga Quán đã được nghe cách mạng tuyên truyền về các chính sách mới của Mặt trận Việt Minh. Nhân dân trong xã đã vận động địa chủ phong kiến trả lại một phần ruộng đất cho nông dân nghèo, tổ chức khai hoang phục hóa, làm các công trình thủy lợi phục vụ cho sản xuất, thành lập tổ đổi công.
Thời điểm đó, trước tình hình thực dân Pháp mở rộng địa bàn hoạt động, một số thanh niên của xã đã đăng ký lên đường nhập ngũ như các đồng chí: Nguyễn Văn Tịch, Trần Văn Thuê, Nguyễn Văn Đạt, Nguyễn Văn Hậu, Nguyễn Văn Thu, Nguyễn Văn Bắp, Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Văn Sắc, Nguyễn Văn Thích… Nhiều người làm nhiệm vụ quân sự đi dân công phục vụ các chiến dịch ở Hòa Bình, Nghĩa Lộ, Điện Biên…
Để tiếp viện cho tiền tuyến, nhân dân trong xã đã đẩy mạnh sản xuất lương thực cung cấp cho bộ đội đánh giặc, hăng hái tham gia Phong trào “Bình dân học vụ, xóa nạn mù chữ”. Kết thúc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Nga Quán có 376 người tham gia bộ đội, 1.011 người tham gia các chiến dịch.
Bước sang cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, năm 1965, thực hiện chủ trương lớn của Đảng, cán bộ và nhân dân xã Nga Quán đã có 125 hộ dân di chuyển nhà ở, ruộng vườn để cắt trên 200ha đất cho việc xây dựng sân bay Yên Bái. Góp sức cùng với bộ đội chủ lực, nhân dân Nga Quán đã tham gia hàng ngàn ngày công không kể ngày, đêm vận chuyển bê tông, san gạt, đào hầm, đào cống, đắp hệ thống bảo hộ đê bao… quanh sân bay Yên Bái.
Thời kỳ này, Nga Quán là một trong những trọng điểm về quân sự, mục tiêu đánh phá của đế quốc Mỹ là sân bay Yên Bái và cầu Nga Quán. Nhân dân đã đào hầm trú ẩn cho trẻ em và tổ chức cho người già đi sơ tán. Xã thành lập trung đội dân quân tự vệ ngày, đêm trực chiến 24/24 giờ.
Các tổ trực gác phòng không được xây dựng và củng cố vững chắc, đảm bảo thông tin liên lạc, tổ chức các tổ cứu thương. Để tiếp viện lực lượng cho tiền tuyến, thực hiện Phong trào “Ba sẵn sàng”, “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược vì miền Nam thân yêu”, thanh niên Nga Quán đã có trên 50 người làm đơn tình nguyện tham gia vào quân đội. Trong khi đó, ở hậu phương nhân dân xã Nga Quán luôn anh dũng kiên cường bám đất, bám làng, mặc dù bị địch thả hàng ngàn tấn bom các loại tàn phá, gây tang tóc cho nhiều gia đình.
Trải qua các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, nhiều người con của Nga Quán đã anh dũng hy sinh. Trong đó có 14 liệt sỹ chống Pháp, 20 liệt sỹ chống Mỹ và 9 liệt sỹ bảo vệ biên giới phía Bắc. Xã có 1 bà mẹ được phong tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”, có 20 thương binh, 6 bệnh binh, 4 người bị nhiễm chất độc hóa học….
Nhiều tấm gương cha anh trong kháng chiến đã được tặng thưởng huân, huy chương cao quý: 23 người được tặng thưởng Huân chương Chiến công, 79 người được tặng thưởng Huân chương Giải phóng, 90 người tặng thưởng Huân chương Chiến sỹ vẻ vang, 8 người được tặng thưởng Huy hiệu Chiến dịch Hồ Chí Minh... 688 tập thể và cá nhân được tặng bằng khen, giấy khen vì có thành tích tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.
Để tri ân với những gia đình có công với cách mạng, những năm qua, Đảng ủy, chính quyền và nhân dân xã Nga Quán luôn đặc biệt quan tâm và thực hiện tốt các chính sách thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, chính sách hậu phương quân đội. Hàng năm, xã vận động nhân dân tham gia đóng góp hàng chục triệu đồng vào Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”.
Từ nguồn quỹ này cùng với sự huy động vật liệu và ngày công đóng góp của nhân dân, xã đã tu sửa, nâng cấp nhà ở cho các gia đình thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ. Các tổ chức đoàn thể còn phối hợp với các phòng chức năng của huyện tư vấn, giới thiệu việc làm, đào tạo nghề cho con em thương bệnh binh, gia đình chính sách.
Hiện nay, 100% gia đình chính sách của xã không có hộ nghèo và đều có nhà ở kiên cố, bán kiên cố. Đồng chí Phạm Thăng Long - Chủ tịch UBND xã cho biết: “Phát huy truyền thống đạo lý của dân tộc, hàng năm, vào dịp tết Nguyên đán, ngày Thương binh Liệt sỹ 27/7 xã đều thành lập các đoàn đi thăm, tặng quà cho các gia đình thương binh, bệnh binh, gia đình chính sách để bày tỏ lòng biết ơn đến các gia đình có công với cách mạng và tổ chức gặp mặt nhằm ôn lại truyền thống hào hùng của dân tộc, cũng như thể hiện tấm lòng tri ân đối với những người đã cống hiến tuổi trẻ, hy sinh xương máu vì nền độc lập, tự do của dân tộc. Đây là chỗ dựa tinh thần, nguồn động viên thiết thực để địa phương hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, góp phần để Nga Quán tiếp tục phát triển”.
Phát huy truyền thống cần cù trong lao động, anh dũng trong đấu tranh, Đảng bộ và nhân dân xã Nga Quán luôn đoàn kết, chung sức đồng lòng viết tiếp trang sử vẻ vang của quê hương, xây dựng mảnh đất nơi đây ngày thêm giàu mạnh, vì cuộc sống ấm no hạnh phúc của nhân dân.
Theo Báo Yên Bái
Trải qua các cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, cùng với quân và dân cả nước, đã có hàng trăm người con xã Nga Quán, huyện Trấn Yên tình nguyện lên đường nhập ngũ tham gia chiến đấu ở khắp các chiến trường. Nhiều người đã anh dũng hy sinh, những người may mắn được trở về với gia đình, địa phương nhưng lại mang trên mình thương tật suốt đời, tất cả vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc.Nhiều người đã anh dũng hy sinh, những người may mắn được trở về với gia đình, địa phương nhưng lại mang trên mình thương tật suốt đời, tất cả vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc.
Tháng 5/1945, nhiều đồng chí cán bộ của Đảng được cử về Yên Bái và trực tiếp là huyện Trấn Yên để xây dựng cơ sở cách mạng. Ngay sau đó, Ủy ban Cách mạng lâm thời ra mắt, người dân xã Nga Quán đã được nghe cách mạng tuyên truyền về các chính sách mới của Mặt trận Việt Minh. Nhân dân trong xã đã vận động địa chủ phong kiến trả lại một phần ruộng đất cho nông dân nghèo, tổ chức khai hoang phục hóa, làm các công trình thủy lợi phục vụ cho sản xuất, thành lập tổ đổi công.
Thời điểm đó, trước tình hình thực dân Pháp mở rộng địa bàn hoạt động, một số thanh niên của xã đã đăng ký lên đường nhập ngũ như các đồng chí: Nguyễn Văn Tịch, Trần Văn Thuê, Nguyễn Văn Đạt, Nguyễn Văn Hậu, Nguyễn Văn Thu, Nguyễn Văn Bắp, Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Văn Sắc, Nguyễn Văn Thích… Nhiều người làm nhiệm vụ quân sự đi dân công phục vụ các chiến dịch ở Hòa Bình, Nghĩa Lộ, Điện Biên…
Để tiếp viện cho tiền tuyến, nhân dân trong xã đã đẩy mạnh sản xuất lương thực cung cấp cho bộ đội đánh giặc, hăng hái tham gia Phong trào “Bình dân học vụ, xóa nạn mù chữ”. Kết thúc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Nga Quán có 376 người tham gia bộ đội, 1.011 người tham gia các chiến dịch.
Bước sang cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, năm 1965, thực hiện chủ trương lớn của Đảng, cán bộ và nhân dân xã Nga Quán đã có 125 hộ dân di chuyển nhà ở, ruộng vườn để cắt trên 200ha đất cho việc xây dựng sân bay Yên Bái. Góp sức cùng với bộ đội chủ lực, nhân dân Nga Quán đã tham gia hàng ngàn ngày công không kể ngày, đêm vận chuyển bê tông, san gạt, đào hầm, đào cống, đắp hệ thống bảo hộ đê bao… quanh sân bay Yên Bái.
Thời kỳ này, Nga Quán là một trong những trọng điểm về quân sự, mục tiêu đánh phá của đế quốc Mỹ là sân bay Yên Bái và cầu Nga Quán. Nhân dân đã đào hầm trú ẩn cho trẻ em và tổ chức cho người già đi sơ tán. Xã thành lập trung đội dân quân tự vệ ngày, đêm trực chiến 24/24 giờ.
Các tổ trực gác phòng không được xây dựng và củng cố vững chắc, đảm bảo thông tin liên lạc, tổ chức các tổ cứu thương. Để tiếp viện lực lượng cho tiền tuyến, thực hiện Phong trào “Ba sẵn sàng”, “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược vì miền Nam thân yêu”, thanh niên Nga Quán đã có trên 50 người làm đơn tình nguyện tham gia vào quân đội. Trong khi đó, ở hậu phương nhân dân xã Nga Quán luôn anh dũng kiên cường bám đất, bám làng, mặc dù bị địch thả hàng ngàn tấn bom các loại tàn phá, gây tang tóc cho nhiều gia đình.
Trải qua các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, nhiều người con của Nga Quán đã anh dũng hy sinh. Trong đó có 14 liệt sỹ chống Pháp, 20 liệt sỹ chống Mỹ và 9 liệt sỹ bảo vệ biên giới phía Bắc. Xã có 1 bà mẹ được phong tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”, có 20 thương binh, 6 bệnh binh, 4 người bị nhiễm chất độc hóa học….
Nhiều tấm gương cha anh trong kháng chiến đã được tặng thưởng huân, huy chương cao quý: 23 người được tặng thưởng Huân chương Chiến công, 79 người được tặng thưởng Huân chương Giải phóng, 90 người tặng thưởng Huân chương Chiến sỹ vẻ vang, 8 người được tặng thưởng Huy hiệu Chiến dịch Hồ Chí Minh... 688 tập thể và cá nhân được tặng bằng khen, giấy khen vì có thành tích tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.
Để tri ân với những gia đình có công với cách mạng, những năm qua, Đảng ủy, chính quyền và nhân dân xã Nga Quán luôn đặc biệt quan tâm và thực hiện tốt các chính sách thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, chính sách hậu phương quân đội. Hàng năm, xã vận động nhân dân tham gia đóng góp hàng chục triệu đồng vào Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”.
Từ nguồn quỹ này cùng với sự huy động vật liệu và ngày công đóng góp của nhân dân, xã đã tu sửa, nâng cấp nhà ở cho các gia đình thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ. Các tổ chức đoàn thể còn phối hợp với các phòng chức năng của huyện tư vấn, giới thiệu việc làm, đào tạo nghề cho con em thương bệnh binh, gia đình chính sách.
Hiện nay, 100% gia đình chính sách của xã không có hộ nghèo và đều có nhà ở kiên cố, bán kiên cố. Đồng chí Phạm Thăng Long - Chủ tịch UBND xã cho biết: “Phát huy truyền thống đạo lý của dân tộc, hàng năm, vào dịp tết Nguyên đán, ngày Thương binh Liệt sỹ 27/7 xã đều thành lập các đoàn đi thăm, tặng quà cho các gia đình thương binh, bệnh binh, gia đình chính sách để bày tỏ lòng biết ơn đến các gia đình có công với cách mạng và tổ chức gặp mặt nhằm ôn lại truyền thống hào hùng của dân tộc, cũng như thể hiện tấm lòng tri ân đối với những người đã cống hiến tuổi trẻ, hy sinh xương máu vì nền độc lập, tự do của dân tộc. Đây là chỗ dựa tinh thần, nguồn động viên thiết thực để địa phương hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, góp phần để Nga Quán tiếp tục phát triển”.
Phát huy truyền thống cần cù trong lao động, anh dũng trong đấu tranh, Đảng bộ và nhân dân xã Nga Quán luôn đoàn kết, chung sức đồng lòng viết tiếp trang sử vẻ vang của quê hương, xây dựng mảnh đất nơi đây ngày thêm giàu mạnh, vì cuộc sống ấm no hạnh phúc của nhân dân.