CTTĐT - Từ 30 con dúi giống với số tiền 12 triệu đồng, Đinh Xuân Linh ở huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, sau gần 3 năm khởi nghiệp bán giống và thịt ra thị trường đã cho thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm.
Năm 2022, sau khi trừ chi phí, mô hình nuôi dúi của anh Linh thu lãi gần 100 triệu đồng.
Sau khi tham gia những trại nuôi dúi đạt hiệu quả kinh tế cao, anh Đinh Xuân Linh đã quyết định khởi nghiệp bằng nghề nuôi dúi. Ban đầu, anh Linh mua 30 con dúi giống với số tiền 12 triệu đồng. Anh Linh đã nhân đàn, rồi dần dần mở rộng phát triển đàn dúi đến nay lên 125 con.
Dúi rất dễ nuôi, chủ yếu ăn đêm, ngủ ngày. Thức ăn đa dạng, dễ tìm ở vùng nông thôn miều núi, như: tre, mía, ngô, rau, củ, quả… Do dúi không uống nước, phân khô, không mùi hôi nên cách 3 - 4 ngày mới dọn chuồng 1 lần. Dúi thường mắc bệnh đường ruột, vì vậy người nuôi phải am hiểu và chữa đúng thuốc. Diện tích chuồng nuôi không cần quá rộng, chỉ tầm 50 m2, nền lát gạch, chia thành nhiều ô nhỏ, mỗi ô chỉ rộng 0,25 m2 để chia cặp nuôi sinh sản. Chuồng phải kín gió, bố trí nơi ít tiếng động; dúi ưa tối nên cần che chắn để ánh sáng mặt trời không chiếu trực tiếp vào. Dúi là loài gặm nhấm nên răng mọc dài liên tục, nếu không mài răng sẽ dài dẫn tới không ăn uống được. Vì vậy, thỉnh thoảng phải cho thức ăn thích hợp để chúng mài răng. Dúi nuôi từ 6 - 7 tháng thì tiến hành chọn cặp ghép đôi cho sinh sản. Mỗi năm dúi đẻ 4 lứa, mỗi lứa từ 2 - 6 con. Dúi con nuôi khoảng 3 tháng đạt trọng lượng khoảng 0,5 kg có thể xuất bán giống. Riêng dúi thương phẩm nuôi 7 tháng, trọng lượng đạt từ 1 kg trở lên là có thể xuất bán. Hiện nay, trại của anh Linh đã có thể cung cấp dúi giống, giá khoảng 600 – 700 nghìn đồng/cặp; dúi thịt giá từ 450 - 500 nghìn đồng/kg. Năm 2022, sau khi trừ chi phí, mô hình nuôi dúi của anh Linh thu lãi gần 100 triệu đồng.
Hiện nay trên địa bàn xã Hưng Thịnh có một số mô hình nuôi con đặc sản, như: Dúi, Nhím, Lợn đen, Gà Mông, Hươu cho lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện bình quân mỗi cơ sở cho thu nhập bình quân trên 100 triệu đồng. Mô hình nuôi dúi để khởi nghiệp của đoàn viên Đinh Xuân Linh ở thôn Yên Thành là một ví dụ điển hình, khẳng định thanh niên nông thôn hoàn toàn có thể lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng ngay trên chính mảnh đất quê hương mình./.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Từ 30 con dúi giống với số tiền 12 triệu đồng, Đinh Xuân Linh ở huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, sau gần 3 năm khởi nghiệp bán giống và thịt ra thị trường đã cho thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm.Sau khi tham gia những trại nuôi dúi đạt hiệu quả kinh tế cao, anh Đinh Xuân Linh đã quyết định khởi nghiệp bằng nghề nuôi dúi. Ban đầu, anh Linh mua 30 con dúi giống với số tiền 12 triệu đồng. Anh Linh đã nhân đàn, rồi dần dần mở rộng phát triển đàn dúi đến nay lên 125 con.
Dúi rất dễ nuôi, chủ yếu ăn đêm, ngủ ngày. Thức ăn đa dạng, dễ tìm ở vùng nông thôn miều núi, như: tre, mía, ngô, rau, củ, quả… Do dúi không uống nước, phân khô, không mùi hôi nên cách 3 - 4 ngày mới dọn chuồng 1 lần. Dúi thường mắc bệnh đường ruột, vì vậy người nuôi phải am hiểu và chữa đúng thuốc. Diện tích chuồng nuôi không cần quá rộng, chỉ tầm 50 m2, nền lát gạch, chia thành nhiều ô nhỏ, mỗi ô chỉ rộng 0,25 m2 để chia cặp nuôi sinh sản. Chuồng phải kín gió, bố trí nơi ít tiếng động; dúi ưa tối nên cần che chắn để ánh sáng mặt trời không chiếu trực tiếp vào. Dúi là loài gặm nhấm nên răng mọc dài liên tục, nếu không mài răng sẽ dài dẫn tới không ăn uống được. Vì vậy, thỉnh thoảng phải cho thức ăn thích hợp để chúng mài răng. Dúi nuôi từ 6 - 7 tháng thì tiến hành chọn cặp ghép đôi cho sinh sản. Mỗi năm dúi đẻ 4 lứa, mỗi lứa từ 2 - 6 con. Dúi con nuôi khoảng 3 tháng đạt trọng lượng khoảng 0,5 kg có thể xuất bán giống. Riêng dúi thương phẩm nuôi 7 tháng, trọng lượng đạt từ 1 kg trở lên là có thể xuất bán. Hiện nay, trại của anh Linh đã có thể cung cấp dúi giống, giá khoảng 600 – 700 nghìn đồng/cặp; dúi thịt giá từ 450 - 500 nghìn đồng/kg. Năm 2022, sau khi trừ chi phí, mô hình nuôi dúi của anh Linh thu lãi gần 100 triệu đồng.
Hiện nay trên địa bàn xã Hưng Thịnh có một số mô hình nuôi con đặc sản, như: Dúi, Nhím, Lợn đen, Gà Mông, Hươu cho lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện bình quân mỗi cơ sở cho thu nhập bình quân trên 100 triệu đồng. Mô hình nuôi dúi để khởi nghiệp của đoàn viên Đinh Xuân Linh ở thôn Yên Thành là một ví dụ điển hình, khẳng định thanh niên nông thôn hoàn toàn có thể lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng ngay trên chính mảnh đất quê hương mình./.