Welcome to Yen Bai Portal
  • Đường dây nóng: 02163.818.555
  • English

Tin hoạt động

Nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp tỉnh Yên Bái từ nay đến năm 2020

04/07/2018 10:53:00 Xem cỡ chữ Google
CTTĐT- Với mục tiêu tăng dần tỷ trọng lao động làm việc trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, đến năm 2020 lao động nông nghiệp còn khoảng 61.9% lao động tham gia hoạt động kinh tế, mỗi năm chuyển dịch 1,6% lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp, tương ứng với khoảng 4.060 lao động/năm.

Lớp dạy nghề sửa chữa máy nông cụ tại xã Bạch Hà, huyện Yên Bình

Để thực hiện mục tiêu trên tỉnh Yên Bái sẽ chú trọng đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng, cơ cấu trình độ và ngành nghề. Giai đoạn 2018-2020, đào tạo nghề cho 47.400 người. Tăng cường dạy nghề theo nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp trong tỉnh, nhu cầu thị trường lao động. Thực hiện hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Ký kết hợp đồng đào tạo nghề giữa cơ sở, giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp; hợp đồng cung ứng lao động giữa các trung tâm dịch vụ việc làm với doanh nghiệp. Khuyến khích xã hội hóa dạy nghề, thu hút các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tham gia đào tạo nghề.

Giải quyết việc làm cho lao động tại các khu công nghiệp, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh hdoanh trên địa bàn tỉnh; khu công nghiệp, doanh nghiệp ngoài tỉnh và xuất khẩu lao động. Tăng cường thông tin về thị trường lao động, thực hiện điều tra cung cầu lao động, xác định nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh hàng năm, kết nối kịp thời thông tin thị trường lao động.

Xây dựng kế hoạch nhu cầu sử dụng lao động của các ngành trên địa bàn tỉnh. Giai đoạn 2018-2020, giải quyết việc làm cho 54 nghìn lao động. Tiếp tục thực hiện chính sách thu hút đầu tư của tỉnh. Chú trọng thu hút đầu tư đối với ngành du lịch, dịch vụ và các ngành công nghiệp chế biến như chế biến nông sản, chế biến chè, chế biến tinh dầu quế, chế biến gỗ, chế biến tinh bột sắn, sản xuất giấy đế, sản xuất xi măng… gắn với giải quyết việc làm cho lao động. Liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh với các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty lớn nhằm đảm bảo việc làm bền vững cho người lao động. Xây dựng chính sách hỗ trợ của tỉnh nhằm đảm bảo việc làm bền vững cho người lao động. Xây dựng chính sách hỗ trợ của tỉnh nhằm phát triển các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, các HTX, tổ hợp tác xã ở nông thôn, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, chế biến sản phẩm nông nghiệp.

Xây dựng chính sách đào tạo, giải quyết việc làm phù hợp theo từng vùng, từng ngành, từng nhóm đối tượng. Đối với lao động tiếp tục làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp: xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô vừa và lớn như: vùng trồng và chế biến chè tại Văn Chấn, sản xuất và chế biến măng tre Bát độ tại Trấn Yên, Yên Bình; trồng cây ăn quả có múi, đẩy mạnh đào tạo, chuyển giao khoa học kỹ thuật … mỗi năm thu hút khoảng 500-1.000 lao động nông nghiệp chuyển sang làm việc ở các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp.

Ban Biên tập