CTTĐT – Tại Thông tư 54/BTC/2016 ngày 21/3/2016 về quy định việc quản lý và sử dụng tiền lãi cho vay từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm quy định rõ việc chi cho công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về cho vay Quỹ quốc gia về việc làm.
Người lao động tìm hiểu chính sách việc làm, thông tin thị trường lao động.
Nội dung và mức chi thực hiện theo Thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở.
Công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật luôn có vị trí và vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa hiện nay, là khâu then chốt, quan trọng để chính sách pháp luật của nhà nước thực sự đi vào cuộc sống. Luật Việc làm năm 2013 là một văn bản luật quy định đầy đủ, điều chỉnh toàn diện các quan hệ về việc làm và TTLĐ, điều chỉnh mọi NLĐ là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động và có nhu cầu làm việc. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền Luật Việc làm để NLĐ, người sử dụng lao động cũng như các cơ quan, tổ chức nhận thức, hiểu và thực hiện đúng, đầy đủ các quy định của LuậtViệc làm có ý nghĩa hết sức quan trọng. Do đó, công tác tuyên truyền cần thực hiện như sau:
Thứ nhất, cấp ủy, chính quyền các cấp cần tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Việc làm: xây dựng chương trình, kế hoạch tuyên truyền, phổ biến Luật phù hợp với từng đối tượng và điều kiện thực tế; tích cực, chủ động rà soát các văn bản hướng dẫn Luật nhằm phát hiện những bất cập, để kiến nghị, đề xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ văn bản có nội dung không còn phù hợp; tổ chức sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm công tác tuyên truyền, phổ biến Luật; đa dạng hóa các hình thức thông tin, tuyên truyền như tờ rơi, áp phích, thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng; các cuộc thi, tìm hiểu …
Thứ hai, tăng cường bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên LuậtViệc làm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, xác định đây là lực lượng nòng cốt, quyết định hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến Luật, hướng tới đội ngũ cán bộ làm công tác tư vấn, giới thiệu việc làm tại hệ thống các TTDVVL để thông tin, tư vấn hiệu quả cho NLĐ, doanh nghiệp. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, cung cấp đầy đủ tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ, pháp luật có liên quan để đội ngũ báo cáo viên nắm chắc Luật, kết hợp với phong tục, tập quán, ngôn ngữ, lễ nghi tôn giáo… của người dân địa phương, từ đó, chủ động, sáng tạo trong tuyên truyền, phổ biến chính sách
Thứ ba, “hiện đại hóa” công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin, đa dạng hóa các kênh phổ biến thông tin từ báo đài, truyền thanh, truyền hình, các trang mạng xã hội nhằm đưa thông tin chính xác, đầy đủ, lan rộng đến mọi đối tượng lao động và tăng cường tính lan tỏa của thông tin chính sách việc làm, nhất là đối với lao động là thanh niên, góp phần nâng cao nhận thức cho thanh niên về nghề nghiệp, việc làm, chủ động trong tìm kiếm cơ hội việc làm.
Thứ tư, đa dạng các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật, phù hợp với nhu cầu, lứa tuổi, trình độ của đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật và truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc. Đồng thời, chủ động lồng ghép việc phổ biến, tuyên truyền Luật Việc làm và các văn bản hướng dẫn trong tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên; kết hợp phổ biến, tuyên truyền các chính sách trong Luật Việc làm cho lao động tại các khu công nghiệp; tổ chức tuyên truyền, phổ biến thông qua các hoạt động giao dịch việc làm, hướng tới các đối tượng lao động phù hợp tại địa phương và lao động ở vùng sâu, vùng xa, lao động là đồng bào dân tộc thiểu số.
Cổng thông tin điện tử tỉnh – Tại Thông tư 54/BTC/2016 ngày 21/3/2016 về quy định việc quản lý và sử dụng tiền lãi cho vay từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm quy định rõ việc chi cho công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về cho vay Quỹ quốc gia về việc làm.Nội dung và mức chi thực hiện theo Thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở.
Công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật luôn có vị trí và vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa hiện nay, là khâu then chốt, quan trọng để chính sách pháp luật của nhà nước thực sự đi vào cuộc sống. Luật Việc làm năm 2013 là một văn bản luật quy định đầy đủ, điều chỉnh toàn diện các quan hệ về việc làm và TTLĐ, điều chỉnh mọi NLĐ là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động và có nhu cầu làm việc. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền Luật Việc làm để NLĐ, người sử dụng lao động cũng như các cơ quan, tổ chức nhận thức, hiểu và thực hiện đúng, đầy đủ các quy định của LuậtViệc làm có ý nghĩa hết sức quan trọng. Do đó, công tác tuyên truyền cần thực hiện như sau:
Thứ nhất, cấp ủy, chính quyền các cấp cần tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Việc làm: xây dựng chương trình, kế hoạch tuyên truyền, phổ biến Luật phù hợp với từng đối tượng và điều kiện thực tế; tích cực, chủ động rà soát các văn bản hướng dẫn Luật nhằm phát hiện những bất cập, để kiến nghị, đề xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ văn bản có nội dung không còn phù hợp; tổ chức sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm công tác tuyên truyền, phổ biến Luật; đa dạng hóa các hình thức thông tin, tuyên truyền như tờ rơi, áp phích, thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng; các cuộc thi, tìm hiểu …
Thứ hai, tăng cường bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên LuậtViệc làm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, xác định đây là lực lượng nòng cốt, quyết định hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến Luật, hướng tới đội ngũ cán bộ làm công tác tư vấn, giới thiệu việc làm tại hệ thống các TTDVVL để thông tin, tư vấn hiệu quả cho NLĐ, doanh nghiệp. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, cung cấp đầy đủ tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ, pháp luật có liên quan để đội ngũ báo cáo viên nắm chắc Luật, kết hợp với phong tục, tập quán, ngôn ngữ, lễ nghi tôn giáo… của người dân địa phương, từ đó, chủ động, sáng tạo trong tuyên truyền, phổ biến chính sách
Thứ ba, “hiện đại hóa” công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin, đa dạng hóa các kênh phổ biến thông tin từ báo đài, truyền thanh, truyền hình, các trang mạng xã hội nhằm đưa thông tin chính xác, đầy đủ, lan rộng đến mọi đối tượng lao động và tăng cường tính lan tỏa của thông tin chính sách việc làm, nhất là đối với lao động là thanh niên, góp phần nâng cao nhận thức cho thanh niên về nghề nghiệp, việc làm, chủ động trong tìm kiếm cơ hội việc làm.
Thứ tư, đa dạng các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật, phù hợp với nhu cầu, lứa tuổi, trình độ của đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật và truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc. Đồng thời, chủ động lồng ghép việc phổ biến, tuyên truyền Luật Việc làm và các văn bản hướng dẫn trong tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên; kết hợp phổ biến, tuyên truyền các chính sách trong Luật Việc làm cho lao động tại các khu công nghiệp; tổ chức tuyên truyền, phổ biến thông qua các hoạt động giao dịch việc làm, hướng tới các đối tượng lao động phù hợp tại địa phương và lao động ở vùng sâu, vùng xa, lao động là đồng bào dân tộc thiểu số.