CTTĐT - Với trên 15 vạn dân, 60% dân số ở huyện Văn Chấn trong độ tuổi lao động, những năm qua thông qua công tác đào tạo nghề, chuyển dịch cơ cấu lao động mỗi năm huyện Văn Chấn giải quyết việc làm cho trên 3 nghìn lao động.
Công ty cổ phần Việt TN kết hợp với Ủy ban xã Thạch Lương, huyện Văn Chấn để tổ chức buổi hội nghị xóa đói giảm nghèo từ xuất khẩu lao động.
Nhận thức được tiềm năng lao động dồi dào, những năm gần đây huyện Văn Chấn đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng lao động. Hàng năm, huyện đã chỉ đạo các ngành chức năng, các trường dạy nghề phối hợp với các đơn vị đào tạo, tư vấn giới thiệu việc làm đa dạng ngành nghề đào tạo gắn đào tạo với thị trường lao động. Huyện đã phối hợp với các sở, ban, ngành trong tỉnh và các đơn vị tuyển dụng đi lao động xuất khẩu. Với mức thu nhập khá ổn định khoảng 25 triệu đồng/người/tháng đối với thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc; 15 triệu đồng đối với thị trường Đài Loan và Trung Đông, xuất khẩu lao động đang là hướng đi được nhiều lao động lựa chọn.
Đầu tháng 3/2019, 4 năm trước đây, anh Lương Văn Sơn ở xã Thạch Lương đã mạnh dạn vay tiền ở ngân hàng chính sách cho con gái lớn đi xuất khẩu lao động Nhật Bản. Thời gian đầu anh cũng cảm thấy lo lắng. Vì tiền thì đã vay đã nộp cho công ty rồi mà không biết có đi được không. Rồi lo cho con gái sang Nhật một mình nơi đất khách quên người. Không biết công việc, ăn uống có ổn định không. Thế nhưng mọi lo lắng của con đều được giải tỏa sau 3 tháng. Con gái của anh vẫn thường xuyên điện về gia đình hết tháng thứ 3 thì cháu chuyển về cho gia đình 50 triệu. Cháu nói cuộc sống của cháu bên ý rất ổn, công việc lại không quá vất vả. Cháu làm đơn hàng chế biến thực phẩm. Tuy hơi lạnh nhưng cũng đã quen rồi. Số tiền 50 triệu chưa giúp anh trả hết nợ. Nhưng đã cho anh rất nhiều niềm tin về chương trình đi xuất khẩu lao động.
Ở xã thuần nông như Thạch Lương không riêng gì gia đình anh Sơn mà còn có cả chục hộ có người đã tham gia xuất khẩu lao động. Ngoài những thị trường truyền thống như Đài Loan, Malaysia, Trung Đông thì có cả những lao động đi xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc, Nhật Bản đã trở về.
Qua đánh giá, hầu hết các hộ có người đi xuất khẩu lao động đều trở lên khá giả, có nguồn vốn khá lớn để xây dựng nhà cửa, đầu tư phát triển kinh tế.
Anh Lò Nhật Quang, xã Thạch Lương cũng chia sẻ đã từng đi xuất khẩu lao động Đài Loan. Thời gian đầu sang đấy anh cũng gặp khá nhiều khó khăn về ngôn ngữ, công việc,..Nhưng sau khoảng 2 tháng là mọi thứ đều ổn định. Anh bắt đầu gửi những đồng lương đầu tiên về cho gia đình. Và sau khi hết hạn hợp đồng anh còn được ở lại thêm 3 năm nữa để làm việc. Hiện tại gia đình anh cũng có của ăn của để.
Có thể nói, việc đưa lao động đi làm việc tại các doanh nghiệp, khu công nghiệp và xuất khẩu lao động là một trong những giải pháp hiệu quả trong giải quyết việc làm, tăng thu nhập, góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững ở Văn Chấn. Những lao động này, sau khi trở về sẽ là nguồn nhân lực có trình độ, tay nghề và trở thành những nhân tố tích cực trong đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Thời gian tới, huyện Văn Chấn sẽ phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh và các đơn vị tư vấn thường xuyên cung cấp thông tin thị trường lao động xuất khẩu đến người dân; giới thiệu việc làm, tổ chức phiên giao dịch việc làm, tư vấn tuyển dụng lao động tại các xã, thị trấn nhằm tạo thêm nhiều cơ hội cho người lao động được tiếp cận thông tin việc làm.
Huyện cũng chỉ đạo các ngành chức năng và các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền và rà soát nhu cầu lao động đi xuất khẩu trên địa bàn. Trên cơ sơ đó, xây dựng kế hoạch, quan tâm tạo điều kiện cho đối tượng người lao động có nhu cầu cũng như khó khăn về vốn để đề xuất chính sách hỗ trợ kịp thời; đồng thời, có những cơ chế, chính sách để thu hút người dân tham gia xuất khẩu lao động.
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Với trên 15 vạn dân, 60% dân số ở huyện Văn Chấn trong độ tuổi lao động, những năm qua thông qua công tác đào tạo nghề, chuyển dịch cơ cấu lao động mỗi năm huyện Văn Chấn giải quyết việc làm cho trên 3 nghìn lao động.Nhận thức được tiềm năng lao động dồi dào, những năm gần đây huyện Văn Chấn đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng lao động. Hàng năm, huyện đã chỉ đạo các ngành chức năng, các trường dạy nghề phối hợp với các đơn vị đào tạo, tư vấn giới thiệu việc làm đa dạng ngành nghề đào tạo gắn đào tạo với thị trường lao động. Huyện đã phối hợp với các sở, ban, ngành trong tỉnh và các đơn vị tuyển dụng đi lao động xuất khẩu. Với mức thu nhập khá ổn định khoảng 25 triệu đồng/người/tháng đối với thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc; 15 triệu đồng đối với thị trường Đài Loan và Trung Đông, xuất khẩu lao động đang là hướng đi được nhiều lao động lựa chọn.
Đầu tháng 3/2019, 4 năm trước đây, anh Lương Văn Sơn ở xã Thạch Lương đã mạnh dạn vay tiền ở ngân hàng chính sách cho con gái lớn đi xuất khẩu lao động Nhật Bản. Thời gian đầu anh cũng cảm thấy lo lắng. Vì tiền thì đã vay đã nộp cho công ty rồi mà không biết có đi được không. Rồi lo cho con gái sang Nhật một mình nơi đất khách quên người. Không biết công việc, ăn uống có ổn định không. Thế nhưng mọi lo lắng của con đều được giải tỏa sau 3 tháng. Con gái của anh vẫn thường xuyên điện về gia đình hết tháng thứ 3 thì cháu chuyển về cho gia đình 50 triệu. Cháu nói cuộc sống của cháu bên ý rất ổn, công việc lại không quá vất vả. Cháu làm đơn hàng chế biến thực phẩm. Tuy hơi lạnh nhưng cũng đã quen rồi. Số tiền 50 triệu chưa giúp anh trả hết nợ. Nhưng đã cho anh rất nhiều niềm tin về chương trình đi xuất khẩu lao động.
Ở xã thuần nông như Thạch Lương không riêng gì gia đình anh Sơn mà còn có cả chục hộ có người đã tham gia xuất khẩu lao động. Ngoài những thị trường truyền thống như Đài Loan, Malaysia, Trung Đông thì có cả những lao động đi xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc, Nhật Bản đã trở về.
Qua đánh giá, hầu hết các hộ có người đi xuất khẩu lao động đều trở lên khá giả, có nguồn vốn khá lớn để xây dựng nhà cửa, đầu tư phát triển kinh tế.
Anh Lò Nhật Quang, xã Thạch Lương cũng chia sẻ đã từng đi xuất khẩu lao động Đài Loan. Thời gian đầu sang đấy anh cũng gặp khá nhiều khó khăn về ngôn ngữ, công việc,..Nhưng sau khoảng 2 tháng là mọi thứ đều ổn định. Anh bắt đầu gửi những đồng lương đầu tiên về cho gia đình. Và sau khi hết hạn hợp đồng anh còn được ở lại thêm 3 năm nữa để làm việc. Hiện tại gia đình anh cũng có của ăn của để.
Có thể nói, việc đưa lao động đi làm việc tại các doanh nghiệp, khu công nghiệp và xuất khẩu lao động là một trong những giải pháp hiệu quả trong giải quyết việc làm, tăng thu nhập, góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững ở Văn Chấn. Những lao động này, sau khi trở về sẽ là nguồn nhân lực có trình độ, tay nghề và trở thành những nhân tố tích cực trong đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Thời gian tới, huyện Văn Chấn sẽ phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh và các đơn vị tư vấn thường xuyên cung cấp thông tin thị trường lao động xuất khẩu đến người dân; giới thiệu việc làm, tổ chức phiên giao dịch việc làm, tư vấn tuyển dụng lao động tại các xã, thị trấn nhằm tạo thêm nhiều cơ hội cho người lao động được tiếp cận thông tin việc làm.
Huyện cũng chỉ đạo các ngành chức năng và các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền và rà soát nhu cầu lao động đi xuất khẩu trên địa bàn. Trên cơ sơ đó, xây dựng kế hoạch, quan tâm tạo điều kiện cho đối tượng người lao động có nhu cầu cũng như khó khăn về vốn để đề xuất chính sách hỗ trợ kịp thời; đồng thời, có những cơ chế, chính sách để thu hút người dân tham gia xuất khẩu lao động.