Câu trả lời:
Sau khi xem xét, nội dung câu hỏi của công dân Trần Hoài Sơn, địa chỉ thôn Tân Lập, xã
Hán Đà, huyện Yên Bình và đối chiếu
với các quy định có liên quan, Ủy ban nhân dân huyện Yên Bình trả lời như sau:
I.
Đất nghĩa trang của thôn do cấp nào quản lý? Khi xây dựng mới nghĩa trang có phải thực hiện theo quy hoạch không?.
1. Đất nghĩa trang của thôn do cấp nào quản lý?
Theo quy định tại khoản 4, Điều 11 Quy định về phân cấp xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng trên địa bàn tỉnh Yên Bái ban hành kèm theo Quyết định số 05/2017/QĐ-UBND ngày 12/04/2017 và tại khoản 8, Điều 1 Quyết định 02/2022/QĐ-UBND về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân cấp xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
“Điều 11. Trách nhiệm của các Sở, ngành có liên quan:
4. Sở Tài nguyên và Môi trường:
a) Chịu trách nhiệm quản lý nhà
nước về đất đai và môi trường đối với các hoạt động của nghĩa trang, cơ sở hỏa táng trên địa bàn tỉnh theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt; tích hợp quy hoạch sử dụng đất với các quy hoạch khác.
b) Phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố; các cơ
quan có liên quan thanh tra, kiểm tra, xử lý, kiến nghị xử lý các hành vi vi phạm trong việc sử dụng đất xây dựng nghĩa trang; các hành vi vi phạm trong việc vệ sinh môi trường tại các nghĩa trang trên địa bàn tỉnh”
Như vậy:
- Đất nghĩa trang của thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái quản lý nhà nước (theo phân cấp của UBND tỉnh Yên Bái).
- Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm quản lý các nghĩa trang cấp IV (quy mô < 10
ha) nằm trên địa bàn xã quản lý (Quy định khoản 2, Điều 1, Quyết định
số 02/2022/QĐ-UBND của UBND tỉnh Yên Bai ngày 28/01/2022).
2.
Khi xây dựng mới nghĩa trang có phải thực hiện theo quy hoạch không?
Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2, Điều 3 Quy định về phân cấp xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng trên địa bàn tỉnh Yên Bái ban hành kèm theo Quyết định số 05/2017/QĐ-UBND ngày 12/04/2017 và tại khoản 3, Điều 1 Quyết định 02/2022/QĐ-UBND về việc Sửa đổi, bổ
sung một số điều của Quy định về phân cấp xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
“Điều 3. Các nguyên tắc đối với hoạt động xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng
1. Tất cả các nghĩa trang, cơ sở hỏa táng phải được quy hoạch. Khi lựa chọn địa điểm nghĩa trang và cơ sở hỏa táng phải nghiên cứu khả năng phục vụ cho liên vùng, liên đô thị.
2. Việc quy hoạch, đầu tư xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng tuân thủ quy định của pháp luật về quy hoạch, xây dụng, bảo vệ môi trường.
Nghĩa trang xây dựng mới phải bố trí phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, phù hợp với phát triển đô thị hoặc khu dân cư nông thôn, không ảnh hưởng đến môi trường dân cư xung quanh, không ảnh hưởng đến nguồn nước cấp cho sinh hoạt; nghĩa trang và cơ sở hỏa táng phải đặt ở cuối hướng gió chủ đạo so với khu dân cư đảm bảo khoảng cách an toàn về môi trường theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng QCVN 01:2021/BXD được Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BXD ngày 19/5/2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng”.
Theo quy định tại khoản 1, Điều 9 Nghị định 23/2016/NĐ-CP (Được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 3 Nghị định 98/2019/NĐ-CP) về xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng có nêu:
Trích: “Điều 9. Xây dựng mới hoặc mở rộng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng
1. Xây dựng mới hoặc mở rộng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng phải tuân theo quy hoạch xây dựng, quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn, quy hoạch tỉnh, quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch ngành có liên quan được cơ quan có thấm quyền phê duyệt
Như vậy: KLhi xây mới nghĩa trang phải bố trí phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, phù hợp với phát triển đô thị hoặc khu dân cư nông thôn, quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch ngành có
liên quan được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
II. Khoảng cách an toàn từ khu nghĩa trang đến khu dân cư được quy định như thế nào?
Khoảng cách an toàn về môi trường theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng QCVN 01:2021/BXD được Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BXD ngày 19/5/2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
Trích: Bảng 2.25. Khoảng cách an toàn về môi trường của nghĩa trang, mục 2.13. Yêu cầu về nhà tang lễ, nghĩa trang và cơ sở hỏa táng.
Đối tượng cần cách ly
|
Khoảng cách tối thiểu từ đối tượng cần cách ly là
|
Khu huyệt mộ nghĩa trang hung táng
|
Khu huyệt mộ nghĩa trang chôn một lần
|
Khu huyệt mộ nghĩa trang cát táng
|
Nhà, công trình chứa lò hỏa táng và lưu chứa thi hài trước khi hòa táng
|
Công trình nhà ở tại đô thị và điểm dân cư nông thôn tập trung
|
1.000 m
|
500 m
|
100 m
|
500 m
|
Điểm lấy nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt của đô thị, diểm dân cư nông thôn tập trung
|
1.500 m
|
1.000 m
|
-
|
-
|
Đường sắt, Quốc lộ, Tỉnh lộ
|
200 m
|
200 m
|
200 m
|
-
|
Sông, hồ (bao gồm sông, hồ không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt)
|
300 m
|
300 m
|
100 m
|
-
|
Như vậy;
Khoảng cách an toàn từ nghĩa trang đến khu dân cư quy định từ
100m đến l.000m tùy theo chức năng khu nghĩa trang để xác định khoảng cách cụ thể theo bảng trên.
III. Trong trường hợp thôn A cố tình xây dựng nghĩa trang tại khu đất B mà không đủ khoảng cách nêu trên thì bị xử phạt như nào? Ai là người chịu trách nhiệm?
1. Trong trường hợp thôn A cố tình xây dựng nghĩa trang tại khu đất B mà không đủ khoảng cách nêu trên thì bị xử phạt như nào?
Theo quy định tại khoản 2, Điều 55, Nghị định 16/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ về Quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng.
“2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Khoảng cách an toàn từ hàng rào nghĩa trang, cơ sở hỏa táng tới khu dân cư, công trình công cộng không đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật về quy hoạch xây dựng theo quy định
Mức phạt tiền trên là áp dụng đối với tổ chức, đối với cùng hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tô chức.
2.
Ai là người chịu trách nhiệm?
Trong câu hỏi của công dân chỉ ghi là thôn A,
do đó cần xác định rõ chủ thể vi phạm, ủy ban nhân dân huyện đưa ra một số dẫn chiếu như sau:
Theo quy định tại khoản 3, Điều 2, Thông tư số 08/VBHN-BNV ngày 27/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ký Văn bản hợp nhất hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố. Quy định như sau: “3. Thôn, tổ dân phố không phải là một cấp hành chính mà là tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư có chung địa bàn cư trú trong một khu vực ở một xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã); nơi thực hiện dân chủ trực tiếp và rộng rãi để phát huy các
hình thức hoạt động tự quản, tổ chức nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chỉnh sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ cấp trên giao”.
Theo quy định tại khoản 3, Điều 3, Nghị định 16/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ quy định như sau:
“3. Trong Nghị định này, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính được hiểu như sau:
a) Tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài, doanh nghiệp được gọi chung là tổ chức. Tổ chức có thể có tư cách pháp nhân hoặc không có tư cách pháp nhân;
b) Hộ gia đình, cộng đồng dân cư, cá nhân trong nước, cá nhân nước ngoài, cá nhân là người Việt Nam định cư ở nước ngoài được gọi chung là cá nhân”.
Như vậy:
- Cộng đồng dân cư thôn A được coi là cá nhân thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
- Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được quy định cụ thể tại Chương VI, Nghị định
l6/2022/NĐ- CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng.
Trên đây là câu trả lời công dân của UBND huyện Yên Bình, Cổng Thông tin điện tử tỉnh Yên Bái trân trọng cảm ơn UBND huyện đã có ý kiến trả lời công dân./.
Tệp đính kèm
Ngày trả lời: 06/01/2023