Ngày 21/6/2007, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Quyết định số 863/QĐ-UBND công nhận Di tích đồn Ca Vịnh xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
Khu tưởng niệm các liệt sỹ trong trận đánh đồn Ca Vịnh
1. Tên Di tích
Di tích lịch sử - văn hóa đồn Ca Vịnh xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.
2. Tên gọi khác
Đồn Khau Coóc.
3. Loại hình Di tích
Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
4. Quyết định công bố Di tích
Quyết định số 863/QĐ-UBND ngày 21/6/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái công nhận Di tích đồn Ca Vịnh xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
5. Địa điểm và đường đến Di tích
Di tích đồn Ca Vịnh có tên gọi khác là đồn Khau Coóc thuộc xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Di tích cách trung tâm xã 1,5km, cách huyện Trấn Yên 40,5km, cách thành phố Yên Bái 32km.
Để đến được Di tích du khách có thể đi bằng đường bộ khá thuận lợi. Xuất phát từ thành phố Yên Bái qua cầu Yên Bái, theo đường Quốc lộ 37 tới km 26 + 500 rẽ phải theo đường liên xã khoảng 5,5km là tới Di tích.
6. Sơ lược lịch sử Di tích
Những năm 1945 - 1950, dưới sự kìm kẹp của quân Pháp, nhân dân ta sống khổ cực, đói ăn, thiếu mặc. Lúc bấy giờ, đồn Ca Vịnh của quân Pháp giữ vị trí rất quan trọng, có nhiệm vụ phòng thủ, đánh chặn các đoàn quân của ta tiến vào Nghĩa Lộ nên được trang bị hỏa lực mạnh cùng nhiều lính canh phòng cẩn mật.
Tháng 02/1951 quan hai Le-Roóc được điều tới chỉ huy đồn, quyết định chuyển đồn lên vị trí đồi Khau Coóc (đồn Ca Vịnh ngày nay) nằm ở cao điểm 309.0.
Khau Coóc có một vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng: Từ đây có thể dễ dàng đi vào Ba Khe để đi Văn Chấn hoặc đi xuôi theo Lương Thịnh, Kiên Thành để về Yên Bái. Từ điểm cao này có thể khống chế toàn bộ tuyến đường bộ chiến lược 13A từ thị xã Yên Bái vào Nghĩa Lộ, các xã Hồng Ca, Hưng Khánh và con đường vào Ba Khe. Do vậy, quân Pháp đã cho xây dựng tại đây hệ thống đồn bốt khá kiên cố, nhằm ngăn cản trước bước tiến công như vũ bão của quân và dân ta.
Chúng bố trí công sự trong đồn thành hai tuyến giao thông hào, tuyến ngoại vi và tuyến trong đồn theo hình chữ Z, rộng 1m, sâu từ 1,2 tới 1,3m. Giữa hai tuyến giao thông hào có các đường hào chạy ngang dọc nối tiếp nhau, giữa các hào chúng đắp các ổ đề kháng chiến đấu, khoảng 4 đến 5m một ổ. Ngoài ra còn xây đắp 6 lô cốt bằng đất, bên trong chèn gỗ, các lô cốt được tạo các lỗ Châu Mai để bắn ra khi đối phương tấn công. Những Lô cốt này được bố trí ở các góc tứ giác, nơi xung yếu để kiểm soát những nơi đối phương có thể tấn công vào đồn.
Bên ngoài hệ thống giao thông hào khoảng từ 5 tới 10m là ba lớp hàng rào dây thép gai, mỗi lớp rào cách nhau khoảng 1,5 tới 2m. Giữa các lớp hàng rào dây thép gai là các loại mìn được cài xen kẽ nhằm ngăn chặn làm chậm bước tiến công của đối phương, chung quanh đồn được phát quang xạ giới từ 150 tới 200m. Đồn có hai cổng, một ở phía Đông Nam đồn xuống trại con gái, một ở phía Tây đồn, đây là cửa chính đi đèo Hồng vào Nghĩa Lộ và cũng là đường quân Pháp bắt phu đi gánh nước từ khe Khang lên đồn. Tại phía Bắc và Phía Đông chân đồn chúng bắt dân đến ở lập khu gia binh.
Tháng 4 năm 1951, Tỉnh ủy Yên Bái triệu tập đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ hai, đại hội đã phân tích tình hình quân sự giữa ta và địch, đưa ra chủ chương: “Đối với vùng giặc pháp còn chiếm đóng, cần vận dụng những kinh nghiệm của công tác vùng hậu địch, tiếp tục tăng cường và củng cố cơ sở, phát triển chiến tranh du kích, thành lập các khu căn cứ du kích và các khu du kích trong lòng địch, tích cực củng cố chính quyền, xây dựng tổ chức Đảng và tổ chức quần chúng...”.
Thực hiện chủ trương của tỉnh Đảng bộ Yên Bái, đầu tháng 5 năm 1951 lực lượng du kích xã Hồng Ca đã phối hợp với đơn vị C47 quân chủ lực tổ chức phục kích quân Pháp khi chúng hành quân từ Hưng Khánh qua khu Ao Rùa, trong trận này ta tiêu diệt được 7 tên địch, làm bị thương nhiều tên, buộc chúng phải tháo chạy khỏi Hồng Ca. Cũng trong thời gian này các Đại đội 85, 86 (Huyện đội Văn Chấn), 87 (Huyện đội Trấn Yên ) và Đại đội 96 bộ đội địa phương, phối hợp với bộ đội chủ lực thường xuyên quấy rối địch tại đồn Ca Vịnh, ngăn không cho quân địch càn ra vùng phụ cận và vùng tạm chiếm.
Tháng 9 năm 1951, Bộ Tổng tư lệnh quyết định mở chiến dịch Lý Thường Kiệt, nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, đẩy mạnh chiến tranh du kích, tiêu diệt phỉ, củng cố phát triển Đảng sau lưng địch ở khu vực Tây Bắc, đồng thời để thăm dò những phản ứng từ phía địch khi ta tấn công lên núi rừng Tây Bắc. Để kịp thời phục vụ cho chiến dịch Lý Thường Kiệt, tỉnh Yên Bái đã huy động hơn 5.000 dân công, 302 tấn gạo, 3 tấn ngô, 241 trâu bò, 33 con lợn cung cấp cho bộ đội.
Trận đánh đồn Ca vịnh ngày 1/10/1951 bao gồm các Đại đội 501, 503, 505 và Đại đội hỏa lực 914, Tiểu đoàn 115, Trung đoàn 165, Đại đoàn 312 (sau này là Sư đoàn 312), cùng bộ đội địa phương (Đại đội 87 - Huyện đội huyện Trấn Yên) và dân quân du kích xã. Ngay từ những ngày cuối tháng 9 năm 1951, Trung đoàn 165, Đại đoàn 312 được lệnh của bộ tổng tư lệnh gấp rút từ căn cứ địa Liên Khu X (Hạ Hòa - Phú Thọ và Thịnh Hưng - Yên Bái) hành quân lên Tây Bắc tham gia chiến dịch Lý Thường Kiệt. Tại bến phà Âu Lâu, Trung đoàn 165 được nhân dân các xã Hợp Minh và Âu Lâu, huyện Trấn Yên bố trí thuyền phà đưa bộ đội qua sông an toàn, dân công và nhân dân địa phương phá đá mở đường, bắc cầu để bộ đội nhanh chóng chiếm lĩnh trận địa.
Trận đánh đồn Ca Vịnh ngày 1/10/1951 là một trong những thắng lợi quan trọng của quân và dân ta trong chiến dịch Lý Thường Kiệt. Thắng lợi này đã góp phần tiêu hao một phần sinh lực địch, phá vỡ một phần tuyến phòng thủ kiên cố bảo vệ phân khu Nghĩa Lộ, mở rộng thêm vùng giải phóng, phá thế bao vây uy hiếp của địch đối với căn cứ địa Việt Bắc từ hướng Tây.
Trận đánh đồn Ca Vịnh 1/10/1951 đã mở ra bước ngoặt đưa cuộc kháng chiến của nhân dân ta tiến sang một thời kỳ mới, thời kỳ quân ta tiến công và phản công trên khắp các chiến trường, tiến mạnh từ du kích chiến sang vận động chiến tạo sự thay đổi cục diện trên chiến trường có lợi cho ta, củng cố thêm lòng tin của nhân dân ta vào sự thắng lợi của cuộc kháng chiến. Với ý nghĩa lịch sử đó, di tích đồn Ca Vịnh xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên được Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
3152 lượt xem
Ban Biên tập
Ngày 21/6/2007, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Quyết định số 863/QĐ-UBND công nhận Di tích đồn Ca Vịnh xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh. 1. Tên Di tích
Di tích lịch sử - văn hóa đồn Ca Vịnh xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.
2. Tên gọi khác
Đồn Khau Coóc.
3. Loại hình Di tích
Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
4. Quyết định công bố Di tích
Quyết định số 863/QĐ-UBND ngày 21/6/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái công nhận Di tích đồn Ca Vịnh xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
5. Địa điểm và đường đến Di tích
Di tích đồn Ca Vịnh có tên gọi khác là đồn Khau Coóc thuộc xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Di tích cách trung tâm xã 1,5km, cách huyện Trấn Yên 40,5km, cách thành phố Yên Bái 32km.
Để đến được Di tích du khách có thể đi bằng đường bộ khá thuận lợi. Xuất phát từ thành phố Yên Bái qua cầu Yên Bái, theo đường Quốc lộ 37 tới km 26 + 500 rẽ phải theo đường liên xã khoảng 5,5km là tới Di tích.
6. Sơ lược lịch sử Di tích
Những năm 1945 - 1950, dưới sự kìm kẹp của quân Pháp, nhân dân ta sống khổ cực, đói ăn, thiếu mặc. Lúc bấy giờ, đồn Ca Vịnh của quân Pháp giữ vị trí rất quan trọng, có nhiệm vụ phòng thủ, đánh chặn các đoàn quân của ta tiến vào Nghĩa Lộ nên được trang bị hỏa lực mạnh cùng nhiều lính canh phòng cẩn mật.
Tháng 02/1951 quan hai Le-Roóc được điều tới chỉ huy đồn, quyết định chuyển đồn lên vị trí đồi Khau Coóc (đồn Ca Vịnh ngày nay) nằm ở cao điểm 309.0.
Khau Coóc có một vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng: Từ đây có thể dễ dàng đi vào Ba Khe để đi Văn Chấn hoặc đi xuôi theo Lương Thịnh, Kiên Thành để về Yên Bái. Từ điểm cao này có thể khống chế toàn bộ tuyến đường bộ chiến lược 13A từ thị xã Yên Bái vào Nghĩa Lộ, các xã Hồng Ca, Hưng Khánh và con đường vào Ba Khe. Do vậy, quân Pháp đã cho xây dựng tại đây hệ thống đồn bốt khá kiên cố, nhằm ngăn cản trước bước tiến công như vũ bão của quân và dân ta.
Chúng bố trí công sự trong đồn thành hai tuyến giao thông hào, tuyến ngoại vi và tuyến trong đồn theo hình chữ Z, rộng 1m, sâu từ 1,2 tới 1,3m. Giữa hai tuyến giao thông hào có các đường hào chạy ngang dọc nối tiếp nhau, giữa các hào chúng đắp các ổ đề kháng chiến đấu, khoảng 4 đến 5m một ổ. Ngoài ra còn xây đắp 6 lô cốt bằng đất, bên trong chèn gỗ, các lô cốt được tạo các lỗ Châu Mai để bắn ra khi đối phương tấn công. Những Lô cốt này được bố trí ở các góc tứ giác, nơi xung yếu để kiểm soát những nơi đối phương có thể tấn công vào đồn.
Bên ngoài hệ thống giao thông hào khoảng từ 5 tới 10m là ba lớp hàng rào dây thép gai, mỗi lớp rào cách nhau khoảng 1,5 tới 2m. Giữa các lớp hàng rào dây thép gai là các loại mìn được cài xen kẽ nhằm ngăn chặn làm chậm bước tiến công của đối phương, chung quanh đồn được phát quang xạ giới từ 150 tới 200m. Đồn có hai cổng, một ở phía Đông Nam đồn xuống trại con gái, một ở phía Tây đồn, đây là cửa chính đi đèo Hồng vào Nghĩa Lộ và cũng là đường quân Pháp bắt phu đi gánh nước từ khe Khang lên đồn. Tại phía Bắc và Phía Đông chân đồn chúng bắt dân đến ở lập khu gia binh.
Tháng 4 năm 1951, Tỉnh ủy Yên Bái triệu tập đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ hai, đại hội đã phân tích tình hình quân sự giữa ta và địch, đưa ra chủ chương: “Đối với vùng giặc pháp còn chiếm đóng, cần vận dụng những kinh nghiệm của công tác vùng hậu địch, tiếp tục tăng cường và củng cố cơ sở, phát triển chiến tranh du kích, thành lập các khu căn cứ du kích và các khu du kích trong lòng địch, tích cực củng cố chính quyền, xây dựng tổ chức Đảng và tổ chức quần chúng...”.
Thực hiện chủ trương của tỉnh Đảng bộ Yên Bái, đầu tháng 5 năm 1951 lực lượng du kích xã Hồng Ca đã phối hợp với đơn vị C47 quân chủ lực tổ chức phục kích quân Pháp khi chúng hành quân từ Hưng Khánh qua khu Ao Rùa, trong trận này ta tiêu diệt được 7 tên địch, làm bị thương nhiều tên, buộc chúng phải tháo chạy khỏi Hồng Ca. Cũng trong thời gian này các Đại đội 85, 86 (Huyện đội Văn Chấn), 87 (Huyện đội Trấn Yên ) và Đại đội 96 bộ đội địa phương, phối hợp với bộ đội chủ lực thường xuyên quấy rối địch tại đồn Ca Vịnh, ngăn không cho quân địch càn ra vùng phụ cận và vùng tạm chiếm.
Tháng 9 năm 1951, Bộ Tổng tư lệnh quyết định mở chiến dịch Lý Thường Kiệt, nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, đẩy mạnh chiến tranh du kích, tiêu diệt phỉ, củng cố phát triển Đảng sau lưng địch ở khu vực Tây Bắc, đồng thời để thăm dò những phản ứng từ phía địch khi ta tấn công lên núi rừng Tây Bắc. Để kịp thời phục vụ cho chiến dịch Lý Thường Kiệt, tỉnh Yên Bái đã huy động hơn 5.000 dân công, 302 tấn gạo, 3 tấn ngô, 241 trâu bò, 33 con lợn cung cấp cho bộ đội.
Trận đánh đồn Ca vịnh ngày 1/10/1951 bao gồm các Đại đội 501, 503, 505 và Đại đội hỏa lực 914, Tiểu đoàn 115, Trung đoàn 165, Đại đoàn 312 (sau này là Sư đoàn 312), cùng bộ đội địa phương (Đại đội 87 - Huyện đội huyện Trấn Yên) và dân quân du kích xã. Ngay từ những ngày cuối tháng 9 năm 1951, Trung đoàn 165, Đại đoàn 312 được lệnh của bộ tổng tư lệnh gấp rút từ căn cứ địa Liên Khu X (Hạ Hòa - Phú Thọ và Thịnh Hưng - Yên Bái) hành quân lên Tây Bắc tham gia chiến dịch Lý Thường Kiệt. Tại bến phà Âu Lâu, Trung đoàn 165 được nhân dân các xã Hợp Minh và Âu Lâu, huyện Trấn Yên bố trí thuyền phà đưa bộ đội qua sông an toàn, dân công và nhân dân địa phương phá đá mở đường, bắc cầu để bộ đội nhanh chóng chiếm lĩnh trận địa.
Trận đánh đồn Ca Vịnh ngày 1/10/1951 là một trong những thắng lợi quan trọng của quân và dân ta trong chiến dịch Lý Thường Kiệt. Thắng lợi này đã góp phần tiêu hao một phần sinh lực địch, phá vỡ một phần tuyến phòng thủ kiên cố bảo vệ phân khu Nghĩa Lộ, mở rộng thêm vùng giải phóng, phá thế bao vây uy hiếp của địch đối với căn cứ địa Việt Bắc từ hướng Tây.
Trận đánh đồn Ca Vịnh 1/10/1951 đã mở ra bước ngoặt đưa cuộc kháng chiến của nhân dân ta tiến sang một thời kỳ mới, thời kỳ quân ta tiến công và phản công trên khắp các chiến trường, tiến mạnh từ du kích chiến sang vận động chiến tạo sự thay đổi cục diện trên chiến trường có lợi cho ta, củng cố thêm lòng tin của nhân dân ta vào sự thắng lợi của cuộc kháng chiến. Với ý nghĩa lịch sử đó, di tích đồn Ca Vịnh xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên được Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
Các bài khác
- Di tích chùa Cường Thịnh, xã Cường Thịnh, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái (08/08/2019)
- Di tích Nơi thành lập Đội du kích Đá Xô, xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (08/08/2019)
- Di tích đồn Ba Khe, xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (08/08/2019)
- Di tích đình Yên Phú, xã Yên Phú, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (08/08/2019)
- Di tích Khảo cổ học Bến Mậu A, Thị trấn Mậu A, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (07/08/2019)
- Di tích đình Đông Thịnh, xã Phúc Lộc, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái (07/08/2019)
- Đình Lương Nham, phường Yên Thịnh, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái (07/08/2019)
- Di tích đình làng Yên, xã Tân Thịnh, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái (07/08/2019)
- Di tích Thành Viềng Công, xã Hạnh Sơn, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (06/08/2019)
- Di tích đình Bằng Là, xã Đại Lịch, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (06/08/2019)
Xem thêm »