Ngày 4/7/2013, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Quyết định số 793/QĐ-UBND công nhận Di tích lịch sử văn hóa thành cổ Pác Pha, xã Minh Xuân và Yên Thắng, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
Cụ Hoàng Văn Tân và anh Nông Văn Đại người dân ở thôn 14 xã Minh Xuân bên Di tích thành cổ (Ảnh: Báo Yên Bái)
1. Tên gọi Di tích
Di tích lịch sử - văn hóa thành cổ Pác Pha, xã Minh Xuân và Yên Thắng, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
2. Loại hình Di tích
Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
3. Quyết định công bố Di tích
Quyết định số 793/QĐ-UBND ngày 4/7/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái công nhận Di tích thành cổ Pác Pha, xã Minh Xuân và Yên Thắng, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
4. Địa điểm Di tích
Di tích thành cổ Pác Pha tọa lạc trên diện tích khá rộng, được khoanh vùng bảo vệ trên 6.000m2. Trải qua gần 500 năm, do chiến tranh kéo dài, di dân tự do, sự hủy hoại của thiên nhiên cùng với tác động của con người nên thành cổ Pác Pha không còn nguyên vẹn, chỉ còn lại dấu tích chủ yếu ở khu vực xã Minh Xuân và Yên Thắng, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
5. Sơ lược lịch sử Di tích
Thành cổ Pác Pha một công trình kiến trúc được xây dựng cách đây gần 500 năm bởi An Tây vương gia quốc công Vũ Văn Mật xây đắp thế kỷ XVI thuộc xã Đà Lương, Tổng Lâm Trường Hạ, Châu Lục Yên, Trấn Tuyên Quang, hiện nay thành cổ này thuộc địa phận thôn Trần Phú, Thôn Trang Thành, xã Minh Xuân và thôn Thâm Pồng, thôn Làng Già, xã Yên Thắng, huyện Lục Yên. Thành được xây dựng dưới dãy núi Pác Pha, núi Thăn Mu Đoóng và dãy núi đá vôi có đỉnh Vàng Anh cao hơn 1.300m so với mực nước biển, hiểm trở tạo thành tường thành vững chắc, xung quanh có ngòi Biệc và ngòi Vặc tạo thành hào ngăn cách.
Thành cổ Pác Pha gắn liền với việc củng cố, xây dựng phát triển lực lượng của họ Vũ trong suốt gần 200 năm, bởi vậy Di tích này có rất nhiều giá trị. Về mặt quân sự: thành là nơi đồn trú của quân lính, là nơi phòng thủ hoặc tấn công khi bị họ Mạc và các lực lượng đối lập đánh chiếm, đồng thời cũng là nơi trấn giữ vùng biên ải Đại Việt.
Thành cổ Pác Pha thể hiện sự sáng tạo độc đáo, tài tình của ông cha ta trong việc chống lại kẻ thù, biết dựa vào địa hình thiên nhiên để xây dựng thành trì vững chắc, vừa là nơi để trồng trọt, sản xuất, vừa là nơi để quân đội luyện tập.
Trong suốt chiều dài lịch sử chiến tranh Lê - Mạc, thành còn chứng kiến nhiều sự kiện chính trị, quân sự, văn hóa - xã hội thể hiện qua các cuộc phòng thủ nhà Mạc. Cũng tại đây, họ Vũ đã xây dựng vùng đất này đông đúc, trù phú, làm cho nhân dân có ý thức tự lực, tự cường, có cuộc sống thanh bình, điều này đã tạo nên giá trị lịch sử của thành cổ Pác Pha. Bên cạnh đó, giá trị về văn hóa cũng được đánh giá cao bởi đó là dấu tích của họ Vũ trong công cuộc phù Lê diệt Mạc. Thành Pác Pha gắn với dòng chảy văn hóa tiêu biểu của nhân dân các dân tộc vùng biên viễn, nhất là gắn với đền Đại Cại - Hắc Y.
Hiện nay, khu vực thôn 14 xã Minh Xuân là nơi thành cổ còn giữ lại được nhiều nhất với 4 đoạn, dài gần 700m, đó cũng là các phần đất đã được giao cho các gia đình quản lý, sử dụng. Trên mặt thành cổ, bà con đã trồng nhiều loại cây như tre, vầu. Tuy thành Pác Pha không còn nguyên vẹn nhưng bà con nhân dân nơi đây luôn tự hào với truyền thống lịch sử của địa phương trong cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt là với dòng họ Vũ đã có công tạo dựng nên vùng đất Lục Yên đông đúc, trù phú, yên bình.
Di tích thành cổ Pác Pha, xã Minh Xuân và Yên Thắng, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái mang đầy đủ những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học và được Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
3734 lượt xem
Ban Biên tập
Ngày 4/7/2013, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Quyết định số 793/QĐ-UBND công nhận Di tích lịch sử văn hóa thành cổ Pác Pha, xã Minh Xuân và Yên Thắng, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.1. Tên gọi Di tích
Di tích lịch sử - văn hóa thành cổ Pác Pha, xã Minh Xuân và Yên Thắng, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
2. Loại hình Di tích
Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
3. Quyết định công bố Di tích
Quyết định số 793/QĐ-UBND ngày 4/7/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái công nhận Di tích thành cổ Pác Pha, xã Minh Xuân và Yên Thắng, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
4. Địa điểm Di tích
Di tích thành cổ Pác Pha tọa lạc trên diện tích khá rộng, được khoanh vùng bảo vệ trên 6.000m2. Trải qua gần 500 năm, do chiến tranh kéo dài, di dân tự do, sự hủy hoại của thiên nhiên cùng với tác động của con người nên thành cổ Pác Pha không còn nguyên vẹn, chỉ còn lại dấu tích chủ yếu ở khu vực xã Minh Xuân và Yên Thắng, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
5. Sơ lược lịch sử Di tích
Thành cổ Pác Pha một công trình kiến trúc được xây dựng cách đây gần 500 năm bởi An Tây vương gia quốc công Vũ Văn Mật xây đắp thế kỷ XVI thuộc xã Đà Lương, Tổng Lâm Trường Hạ, Châu Lục Yên, Trấn Tuyên Quang, hiện nay thành cổ này thuộc địa phận thôn Trần Phú, Thôn Trang Thành, xã Minh Xuân và thôn Thâm Pồng, thôn Làng Già, xã Yên Thắng, huyện Lục Yên. Thành được xây dựng dưới dãy núi Pác Pha, núi Thăn Mu Đoóng và dãy núi đá vôi có đỉnh Vàng Anh cao hơn 1.300m so với mực nước biển, hiểm trở tạo thành tường thành vững chắc, xung quanh có ngòi Biệc và ngòi Vặc tạo thành hào ngăn cách.
Thành cổ Pác Pha gắn liền với việc củng cố, xây dựng phát triển lực lượng của họ Vũ trong suốt gần 200 năm, bởi vậy Di tích này có rất nhiều giá trị. Về mặt quân sự: thành là nơi đồn trú của quân lính, là nơi phòng thủ hoặc tấn công khi bị họ Mạc và các lực lượng đối lập đánh chiếm, đồng thời cũng là nơi trấn giữ vùng biên ải Đại Việt.
Thành cổ Pác Pha thể hiện sự sáng tạo độc đáo, tài tình của ông cha ta trong việc chống lại kẻ thù, biết dựa vào địa hình thiên nhiên để xây dựng thành trì vững chắc, vừa là nơi để trồng trọt, sản xuất, vừa là nơi để quân đội luyện tập.
Trong suốt chiều dài lịch sử chiến tranh Lê - Mạc, thành còn chứng kiến nhiều sự kiện chính trị, quân sự, văn hóa - xã hội thể hiện qua các cuộc phòng thủ nhà Mạc. Cũng tại đây, họ Vũ đã xây dựng vùng đất này đông đúc, trù phú, làm cho nhân dân có ý thức tự lực, tự cường, có cuộc sống thanh bình, điều này đã tạo nên giá trị lịch sử của thành cổ Pác Pha. Bên cạnh đó, giá trị về văn hóa cũng được đánh giá cao bởi đó là dấu tích của họ Vũ trong công cuộc phù Lê diệt Mạc. Thành Pác Pha gắn với dòng chảy văn hóa tiêu biểu của nhân dân các dân tộc vùng biên viễn, nhất là gắn với đền Đại Cại - Hắc Y.
Hiện nay, khu vực thôn 14 xã Minh Xuân là nơi thành cổ còn giữ lại được nhiều nhất với 4 đoạn, dài gần 700m, đó cũng là các phần đất đã được giao cho các gia đình quản lý, sử dụng. Trên mặt thành cổ, bà con đã trồng nhiều loại cây như tre, vầu. Tuy thành Pác Pha không còn nguyên vẹn nhưng bà con nhân dân nơi đây luôn tự hào với truyền thống lịch sử của địa phương trong cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt là với dòng họ Vũ đã có công tạo dựng nên vùng đất Lục Yên đông đúc, trù phú, yên bình.
Di tích thành cổ Pác Pha, xã Minh Xuân và Yên Thắng, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái mang đầy đủ những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học và được Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
Các bài khác
- Di tích đền Phúc Linh, xã Lâm Giang, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (13/08/2019)
- Di tích chùa và đền Bách Lẫm, phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái (13/08/2019)
- Di Tích đình và đền Quy Mông, xã Quy Mông, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái (13/08/2019)
- Di tích Cổng Đục - Đồn Cao, phường Nguyễn Phúc, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái (13/08/2019)
- Di tích chùa Ngọc Am, phường Hồng Hà, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái (13/08/2019)
- Di tích đình làng Dọc, xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái (13/08/2019)
- Di tích đền Tuần Quán, phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái (13/08/2019)
- Di tích đền Thác Bà, thị trấn Thác Bà, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái (13/08/2019)
- Di tích đình Làng Xây, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái (13/08/2019)
- Di tích đền Hóa Cuông, xã Hòa Cuông, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái (13/08/2019)
Xem thêm »