CTTĐT - Ngày 20/7, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Pháp lệnh Động viên công nghiệp (2003 - 2018). Đồng chí Trương Hòa Bình - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ dự và chủ trì Hội nghị.
Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Chiến Thắng và các đại biểu dự hội nghị trực tuyến tại điểm cầu Yên Bái
Tham dự Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái có đồng chí Nguyễn Chiến Thắng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Lãnh đạo Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; đại diện một số sở, ban, ngành của tỉnh.
Qua 15 năm thực hiện Pháp lệnh Động viên công nghiệp, các cấp, các ngành đã thực hiện và đã đạt được một số kết quả quan trọng các nội dung quy định trong Pháp lệnh; huy động các doanh nghiệp công nghiệp ngoài lực lượng vũ trang tham gia sản xuất, sửa chữa trang bị cho Quân đội, góp phần tăng cường tiềm lực quốc phòng của đất nước.
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo nhiệm vụ động viên công nghiệp đã được cấp ủy, chính quyền địa phương, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quan tâm, nghiên cứu quán triệt, đề ra chủ trương, giải pháp. Đã xây dựng, ban hành được một số văn bản, từng bước hoàn thiện cơ chế quản lý, tổ chức triển khai thực hiện. Công tác quán triệt, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Pháp lệnh đã được tổ chức thực hiện nghiêm túc, với sự tham gia của nhiều bộ, ngành, địa phương. Phổ biến, tuyên truyền rộng rãi đến các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, đến từng doanh nghiệp công nghiệp và nhân dân bằng nhiều hình thức, tạo sự chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm của cả hệ thống chỉnh trị và toàn dân đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tiến hành đầu tư, xây dựng, đưa vào sử dụng, duy trì năng lực một số dây chuyền động viên công nghiệp để sản xuất, sửa chữa trang bị và sẵn sàng động viên khi cần thiết. Căn cứ vào kế hoạch xây dựng khu vực phòng thủ, một số địa phương đã xác định và có kế hoạch chuẩn bị địa điểm di chuyển cho các doanh nghiệp công nghiệp thuộc diện động viên công nghiệp phải di chuyển khi chiến tranh xảy ra. Chủ động diễn tập động viên công nghiệp khi diễn tập khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố ở nhiều mức độ.
Các doanh nghiệp công nghiệp khi tham gia nhiệm vụ động viên công nghiệp được bảo đảm đầy đủ, kịp thời tài liệu công nghệ, trang thiết bị, vật tư để hoàn chỉnh dây chuyền, sản xuất thử và khi sản xuất, sửa chữa trang bị để duy trì năng lực dây chuyền…
Tuy nhiên, việc huy động năng lực của các doanh nghiệp công nghiệp thực hiện nhiệm vụ động viên công nghiệp vẫn chưa tương xứng với tiềm lực công nghiệp của đất nước, còn nhỏ lẻ và phân tán, hiệu quả chưa cao…
Các đại biểu dự hội nghị trực tuyến tại điểm cầu Yên Bái
Để thực hiện tốt nhiệm vụ động viên công nghiệp, trong thời gian tới, các cấp các ngành, các địa phương tiếp tục quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện tích cực hơn nữa các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã được đề ra các Nghị quyết của Bộ Chính trị và của Ban Chấp hành Trung ương.
Hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách, bảo đảm tính đồng bộ, đổi mới và hiệu quả. Tổ chức rà soát nội dung và tình hình thực hiện các văn bản về động viên công nghiệp để xây dựng, hoàn thiện đồng bộ hệ thống cơ chế, chính sách về động viên công nghiệp theo hướng đổi mới, cải cách hành chính, phù hợp với chiến lược bảo đảm trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong mọi tình huống. Chú trọng xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù để huy động tối đa các nguồn lực công nghiệp; mở rộng phạm vi, đối tượng, thành phần, tạo hành lang pháp lý quan trọng để triển khai thực hiện nhiệm vụ động viên công nghiệp.
Triển thực hiện công tác khảo sát năng lực sản xuất, sửa chữa của các doanh nghiệp công nghiệp. Đánh giá chính xác, quản lý chặt chẽ tiềm lực công nghiệp, khả năng huy động các doanh nghiệp công nghiệp tham gia động viên công nghiệp bảo đảm trang bị cho nền quốc phòng khi có chiến tranh trên từng địa phương, từng vùng, từng hướng. Huy động tối đa mọi tiềm lực của công nghiệp dân sinh; đặc biệt là các ngành có khả năng tham gia sâu, thiết thực vào nhiệm vụ động viên công nghiệp sản xuất, sửa chữa trang bị cho Quân đội.
Xây dựng Kế hoạch Nhà nước về động viên công nghiệp. Định hướng, chỉ đạo, đồng bộ các cơ sở dữ liệu để xây dựng kế hoạch động viên công nghiệp của các bộ, ngành, tổng công ty, ủy ban nhân dân cấp tỉnh và kế hoạch của từng doanh nghiệp công nghiệp; xác định bố trí chiến lược trong xây dựng các dự án chuẩn bị động viên công nghiệp, danh mục sản phẩm; tạo yếu tố chủ động triển khai nhiệm vụ động viên công nghiệp ở các cấp.
Duy trì năng lực các dây chuyền động viên công nghiệp đã được xây dựng. Tiếp tục hoàn thiện công nghệ sản xuất, sửa chữa để duy trì và nâng cao chất lượng, độ tin cậy, ổn định của sản phẩm, bảo đảm tuyệt đối an toàn trong quá trình sản xuất; nâng cao khả năng sẵn sàng động viên của các dây chuyền động viên công nghiệp khi cần thiết.
Tiếp tục triển khai xây dựng các dây chuyền động viên công nghiệp. Khai thác thế mạnh, khả năng của từng vùng, từng địa phương, từng doanh nghiệp công nghiệp để triển khai thực hiện nhiệm vụ động viên công nghiệp phù hợp với chiến lược trang bị của lực lượng vũ trang nhân dân; đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong mọi tình huống.
1814 lượt xem
Tiến Lập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Ngày 20/7, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Pháp lệnh Động viên công nghiệp (2003 - 2018). Đồng chí Trương Hòa Bình - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ dự và chủ trì Hội nghị.Tham dự Hội nghị tại điểm cầu Yên Bái có đồng chí Nguyễn Chiến Thắng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Lãnh đạo Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; đại diện một số sở, ban, ngành của tỉnh.
Qua 15 năm thực hiện Pháp lệnh Động viên công nghiệp, các cấp, các ngành đã thực hiện và đã đạt được một số kết quả quan trọng các nội dung quy định trong Pháp lệnh; huy động các doanh nghiệp công nghiệp ngoài lực lượng vũ trang tham gia sản xuất, sửa chữa trang bị cho Quân đội, góp phần tăng cường tiềm lực quốc phòng của đất nước.
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo nhiệm vụ động viên công nghiệp đã được cấp ủy, chính quyền địa phương, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quan tâm, nghiên cứu quán triệt, đề ra chủ trương, giải pháp. Đã xây dựng, ban hành được một số văn bản, từng bước hoàn thiện cơ chế quản lý, tổ chức triển khai thực hiện. Công tác quán triệt, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Pháp lệnh đã được tổ chức thực hiện nghiêm túc, với sự tham gia của nhiều bộ, ngành, địa phương. Phổ biến, tuyên truyền rộng rãi đến các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, đến từng doanh nghiệp công nghiệp và nhân dân bằng nhiều hình thức, tạo sự chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm của cả hệ thống chỉnh trị và toàn dân đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tiến hành đầu tư, xây dựng, đưa vào sử dụng, duy trì năng lực một số dây chuyền động viên công nghiệp để sản xuất, sửa chữa trang bị và sẵn sàng động viên khi cần thiết. Căn cứ vào kế hoạch xây dựng khu vực phòng thủ, một số địa phương đã xác định và có kế hoạch chuẩn bị địa điểm di chuyển cho các doanh nghiệp công nghiệp thuộc diện động viên công nghiệp phải di chuyển khi chiến tranh xảy ra. Chủ động diễn tập động viên công nghiệp khi diễn tập khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố ở nhiều mức độ.
Các doanh nghiệp công nghiệp khi tham gia nhiệm vụ động viên công nghiệp được bảo đảm đầy đủ, kịp thời tài liệu công nghệ, trang thiết bị, vật tư để hoàn chỉnh dây chuyền, sản xuất thử và khi sản xuất, sửa chữa trang bị để duy trì năng lực dây chuyền…
Tuy nhiên, việc huy động năng lực của các doanh nghiệp công nghiệp thực hiện nhiệm vụ động viên công nghiệp vẫn chưa tương xứng với tiềm lực công nghiệp của đất nước, còn nhỏ lẻ và phân tán, hiệu quả chưa cao…
Các đại biểu dự hội nghị trực tuyến tại điểm cầu Yên Bái
Để thực hiện tốt nhiệm vụ động viên công nghiệp, trong thời gian tới, các cấp các ngành, các địa phương tiếp tục quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện tích cực hơn nữa các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã được đề ra các Nghị quyết của Bộ Chính trị và của Ban Chấp hành Trung ương.
Hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách, bảo đảm tính đồng bộ, đổi mới và hiệu quả. Tổ chức rà soát nội dung và tình hình thực hiện các văn bản về động viên công nghiệp để xây dựng, hoàn thiện đồng bộ hệ thống cơ chế, chính sách về động viên công nghiệp theo hướng đổi mới, cải cách hành chính, phù hợp với chiến lược bảo đảm trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong mọi tình huống. Chú trọng xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù để huy động tối đa các nguồn lực công nghiệp; mở rộng phạm vi, đối tượng, thành phần, tạo hành lang pháp lý quan trọng để triển khai thực hiện nhiệm vụ động viên công nghiệp.
Triển thực hiện công tác khảo sát năng lực sản xuất, sửa chữa của các doanh nghiệp công nghiệp. Đánh giá chính xác, quản lý chặt chẽ tiềm lực công nghiệp, khả năng huy động các doanh nghiệp công nghiệp tham gia động viên công nghiệp bảo đảm trang bị cho nền quốc phòng khi có chiến tranh trên từng địa phương, từng vùng, từng hướng. Huy động tối đa mọi tiềm lực của công nghiệp dân sinh; đặc biệt là các ngành có khả năng tham gia sâu, thiết thực vào nhiệm vụ động viên công nghiệp sản xuất, sửa chữa trang bị cho Quân đội.
Xây dựng Kế hoạch Nhà nước về động viên công nghiệp. Định hướng, chỉ đạo, đồng bộ các cơ sở dữ liệu để xây dựng kế hoạch động viên công nghiệp của các bộ, ngành, tổng công ty, ủy ban nhân dân cấp tỉnh và kế hoạch của từng doanh nghiệp công nghiệp; xác định bố trí chiến lược trong xây dựng các dự án chuẩn bị động viên công nghiệp, danh mục sản phẩm; tạo yếu tố chủ động triển khai nhiệm vụ động viên công nghiệp ở các cấp.
Duy trì năng lực các dây chuyền động viên công nghiệp đã được xây dựng. Tiếp tục hoàn thiện công nghệ sản xuất, sửa chữa để duy trì và nâng cao chất lượng, độ tin cậy, ổn định của sản phẩm, bảo đảm tuyệt đối an toàn trong quá trình sản xuất; nâng cao khả năng sẵn sàng động viên của các dây chuyền động viên công nghiệp khi cần thiết.
Tiếp tục triển khai xây dựng các dây chuyền động viên công nghiệp. Khai thác thế mạnh, khả năng của từng vùng, từng địa phương, từng doanh nghiệp công nghiệp để triển khai thực hiện nhiệm vụ động viên công nghiệp phù hợp với chiến lược trang bị của lực lượng vũ trang nhân dân; đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong mọi tình huống.