CTTĐT - Tại văn bản số 878/BTTTT-VP ngày 11/3/2022, Bộ Thông tin và Truyền thông đã trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Yên Bái về việc tăng cường kiểm tra trước các thông tin xấu độc, sai sự thật; tình trạng sản xuất, buôn bán thuốc, vật tư y tế giả, nâng giá cao đối với các mặt hàng y tế thiết yếu trong tình hình dịch bệnh Covid-19 ngày càng diễn biến phức tạp và khó lường.
Năm 2021, Trung tâm Xử lý tin giả đã xác thực thông tin và công bố 48 tin giả
Nội dung kiến nghị cụ thể như sau:
Cử tri kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các địa phương tăng cường kiểm tra trước các thông tin xấu độc, sai sự thật, tình trạng sản xuất, buôn bán thuốc, vật tư y tế giả, nâng giá cao đối với các mặt hàng y tế thiết yếu trong tình hình dịch bệnh Covid-19 ngày càng diễn biến phức tạp và khó lường. Ngăn chặn, kiểm soát nghiêm tình hình buôn bán hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, hàng không đảm bảo an toàn thực phẩm có chiều hướng gia tăng dịp cuối năm.
Bộ Thông tin và Truyền thông trả lời tại văn bản số 878/BTTTT-VP ngày 11/3/2022 như sau:
Lợi dụng dịch bệnh bùng phát, các thế lực thù địch đã tăng cường phát tán tin giả, tin sai sự thật về tình hình dịch bệnh và công tác phòng, chống dịch Covid- 19 để chống phá Đảng, Nhà nước ta, trong đó tập trung chủ yếu vào việc lợi dụng một số thông tin cá biệt về các trường hợp sản xuất, buôn bán thuốc, vật tư y tế giả, nâng giá cao đối với các mặt hàng y tế thiết yếu nhằm tung tin giả mạo tạo ra những hỗn loạn trong cộng đồng, gây đảo lộn đời sống sinh hoạt của người dân; chỉ trích, xuyên tạc công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 của Đảng, Nhà nước ta là sai lầm, vi phạm quyền con người; đưa tin giả với mưu đồ chia rẽ vùng, miền, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc; xuyên tạc chiến lược vắc-xin, chiến dịch tiêm chủng phòng, chống Covid-19...
Đáng chú ý là nhiều thông tin có nguồn từ các video clip của những người cách ly, người dân trong khu vực bị giãn cách, phong tỏa, tại các bệnh viện dã chiến.
Việc xuất hiện nhiều thông tin xấu độc cùng số lượng lớn các video clip “tự phát” được phát tán tràn lan trên không gian mạng đã làm giảm niềm tin của người dân vào công tác phòng, chống, dịch bệnh, gây hoang mang, bức xúc trong dư luận xã hội, nếu không xử lý tốt sẽ dễ phát sinh điểm nóng, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội tại địa phương, gây khó khăn cho công tác phòng, chống dịch bệnh của cả nước.
Để ngăn chặn hiệu quả hành vi vi phạm trên báo chí, trên môi trường mạng Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai thực hiện các giải pháp như sau:
- Truyền thông chủ động:
+ Phối hợp với Bộ Y tế thực hiện tốt công tác chỉ đạo các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin cơ sở định kỳ hàng ngày hoặc khi có tình huống mới, phát sinh nhằm tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật, giúp người dân nhận diện được nguồn thông tin chính thống, tin cậy và nguồn thông tin không chính thống, nhận biết được thông tin xấu độc cũng như thủ đoạn của các đối tượng lừa đảo để chủ động phòng tránh.
+ Ngày 25/8/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1438/QĐ- TTg về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid- 19, trong đó có thành lập Tiểu ban Truyền thông và giao Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông làm Trưởng Tiểu ban Truyền thông. Thực hiện nhiệm vụ được giao, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Trưởng Tiểu ban Truyền thông đã ban hành các Quyết định về Quy chế làm việc và phân công nhiệm vụ các thành viên Tiểu ban Truyền thông, thành lập Tổ công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại thành phố Hà Nội; ban hành Kế hoạch chung và 08 Kế hoạch tuần để chỉ đạo công tác truyền thông, công nghệ phòng, chống dịch Covid- 19 phù hợp với từng giai đoạn.
+ Chỉ đạo các lực lượng chia sẻ thông tin chính thống trên không gian mạng.
+ Phối hợp với UBND Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình livestream “Dân hỏi - Thành phố trả lời” để đối thoại với người dân thành phố, kịp thời giải tỏa những bức xúc của người dân.
- Tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, để kịp thời ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật. Nghiên cứu áp dụng các công cụ kỹ thuật để nâng cao hiệu quả quản lý.
- Phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan như Bộ Công an, Bộ Y tế, Bộ Công thương trong công tác quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm.
- Hướng dẫn, trao đổi nghiệp vụ, kinh nghiệm về công tác thanh tra với Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để triển khai đồng bộ và tập trung nguồn lực.
- Đối với các đối tượng có hành vi đăng, phát thông tin xấu độc, sai sự thật, bán và quảng cáo hàng giả, hàng nhái qua mạng, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản... bị phát hiện thì xử lý nghiêm minh và đăng tải công khai kết quả xử lý trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Đấu tranh không khoan nhượng với Facebook, Google, TikTok, buộc 3 doanh nghiệp này phải thực hiện yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông. Theo đó, lần đầu tiên Bộ Thông tin và Truyền thông đã yêu cầu được 3 doanh nghiệp này triển khai biện pháp (bằng bộ lọc, thuật toán, nhân sự...) để chủ động chặn lọc tối đa các thông tin, hình ảnh, ảnh hưởng tiêu cực đến công tác phòng, chống dịch của Việt Nam, đồng thời ngăn chặn, gỡ bỏ 100% thông tin vi phạm liên quan đến dịch bệnh Covid-19 theo yêu cầu của Bộ trong thời gian 12-24 giờ với các trường hợp cụ thể sau:
+ Tin giả, thông tin, hình ảnh sai sự thật, bịa đặt, xuyên tạc, suy diễn, không có cơ sở khoa học về các loại vắc xin Covid-19 như: tung tin tiêm vắc xin gây chết người, tiêm vắc xin không có hiệu quả phòng, chống dịch; về chính sách sử dụng Quỹ vắc xin phòng, chống Covid-19; về tình hình tại các điểm nóng, các biện pháp phòng, chống dịch của Chính phủ và các địa phương; thông tin kích động vùng miền, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, kích động người dân chống đối, không tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch của chính quyền địa phương...
+ Thông tin, hình ảnh có thể không sai sự thật nhưng ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả của công tác phòng, chống dịch, có tác động xấu đến tâm lý người dân, cụ thể như: thông tin về bức xúc, phản ứng bột phát, chống đối của người dân đối với các biện pháp phòng, chống dịch của chính quyền địa phương; thông tin hình ảnh đau thương, mất mát của người dân tạo tâm lý đau lòng như hình ảnh người bệnh, người chết tại các bệnh viện, cơ sở y tế, cơ sở cách ly, các nơi mai táng...
Kết quả đạt được:
- Kết quả rà soát 864 tên miền được sử dụng để cung cấp nội dung thông tin dễ gây nhầm lẫn với báo chí, đã thu hồi 45 tên miền, tạm dừng 12 tên miền, xử phạt vi phạm hành chính 3 trường hợp với tổng số tiền 72.500.000 đồng. Riêng đối với các hành vi đăng tải, lan truyền thông tin sai sự thật về tình hình dịch bệnh và công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, năm 2021 lực lượng thanh tra thông tin và truyền thông đã xử phạt vi phạm hành chính đối với 412 đối tượng với tổng số tiền phạt 2.573.500.000 đồng, nhắc nhở 457 đối tượng.
- Kết quả ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin xấu độc chống phá, xuyên tạc về tình hình dịch bệnh, gây ảnh hưởng tiêu cực đến công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên Facebook, YouTube, TikTok từ tháng 4/2021 đến ngày 28/02/2022 như sau:
+ Facebook đã chặn, gỡ bỏ 2.527 bài viết và 01 tài khoản giả mạo Bộ Y tế.
+ Google đã gỡ 3.159 video trên YouTube.
+ Tiktok đã chặn, gỡ 1.216 videos.
Tổng cộng: 6.902 bài viết, video và 01 tài khoản giả mạo Bộ Y tế.
- Năm 2021, Trung tâm xử lý tin giả (https://tingia.gov.vn) đã xác thực thông tin và công bố 48 tin giả (Tin giả liên quan đến thiên tai, dịch bệnh; Tin giả về An ninh, trật tự an toàn - xã hội; Đường link lừa đảo; Tài khoản giả mạo; Y tế, sức khỏe,...).
911 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Tại văn bản số 878/BTTTT-VP ngày 11/3/2022, Bộ Thông tin và Truyền thông đã trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Yên Bái về việc tăng cường kiểm tra trước các thông tin xấu độc, sai sự thật; tình trạng sản xuất, buôn bán thuốc, vật tư y tế giả, nâng giá cao đối với các mặt hàng y tế thiết yếu trong tình hình dịch bệnh Covid-19 ngày càng diễn biến phức tạp và khó lường.Nội dung kiến nghị cụ thể như sau:
Cử tri kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các địa phương tăng cường kiểm tra trước các thông tin xấu độc, sai sự thật, tình trạng sản xuất, buôn bán thuốc, vật tư y tế giả, nâng giá cao đối với các mặt hàng y tế thiết yếu trong tình hình dịch bệnh Covid-19 ngày càng diễn biến phức tạp và khó lường. Ngăn chặn, kiểm soát nghiêm tình hình buôn bán hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, hàng không đảm bảo an toàn thực phẩm có chiều hướng gia tăng dịp cuối năm.
Bộ Thông tin và Truyền thông trả lời tại văn bản số 878/BTTTT-VP ngày 11/3/2022 như sau:
Lợi dụng dịch bệnh bùng phát, các thế lực thù địch đã tăng cường phát tán tin giả, tin sai sự thật về tình hình dịch bệnh và công tác phòng, chống dịch Covid- 19 để chống phá Đảng, Nhà nước ta, trong đó tập trung chủ yếu vào việc lợi dụng một số thông tin cá biệt về các trường hợp sản xuất, buôn bán thuốc, vật tư y tế giả, nâng giá cao đối với các mặt hàng y tế thiết yếu nhằm tung tin giả mạo tạo ra những hỗn loạn trong cộng đồng, gây đảo lộn đời sống sinh hoạt của người dân; chỉ trích, xuyên tạc công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 của Đảng, Nhà nước ta là sai lầm, vi phạm quyền con người; đưa tin giả với mưu đồ chia rẽ vùng, miền, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc; xuyên tạc chiến lược vắc-xin, chiến dịch tiêm chủng phòng, chống Covid-19...
Đáng chú ý là nhiều thông tin có nguồn từ các video clip của những người cách ly, người dân trong khu vực bị giãn cách, phong tỏa, tại các bệnh viện dã chiến.
Việc xuất hiện nhiều thông tin xấu độc cùng số lượng lớn các video clip “tự phát” được phát tán tràn lan trên không gian mạng đã làm giảm niềm tin của người dân vào công tác phòng, chống, dịch bệnh, gây hoang mang, bức xúc trong dư luận xã hội, nếu không xử lý tốt sẽ dễ phát sinh điểm nóng, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội tại địa phương, gây khó khăn cho công tác phòng, chống dịch bệnh của cả nước.
Để ngăn chặn hiệu quả hành vi vi phạm trên báo chí, trên môi trường mạng Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai thực hiện các giải pháp như sau:
- Truyền thông chủ động:
+ Phối hợp với Bộ Y tế thực hiện tốt công tác chỉ đạo các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin cơ sở định kỳ hàng ngày hoặc khi có tình huống mới, phát sinh nhằm tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật, giúp người dân nhận diện được nguồn thông tin chính thống, tin cậy và nguồn thông tin không chính thống, nhận biết được thông tin xấu độc cũng như thủ đoạn của các đối tượng lừa đảo để chủ động phòng tránh.
+ Ngày 25/8/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1438/QĐ- TTg về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid- 19, trong đó có thành lập Tiểu ban Truyền thông và giao Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông làm Trưởng Tiểu ban Truyền thông. Thực hiện nhiệm vụ được giao, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Trưởng Tiểu ban Truyền thông đã ban hành các Quyết định về Quy chế làm việc và phân công nhiệm vụ các thành viên Tiểu ban Truyền thông, thành lập Tổ công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại thành phố Hà Nội; ban hành Kế hoạch chung và 08 Kế hoạch tuần để chỉ đạo công tác truyền thông, công nghệ phòng, chống dịch Covid- 19 phù hợp với từng giai đoạn.
+ Chỉ đạo các lực lượng chia sẻ thông tin chính thống trên không gian mạng.
+ Phối hợp với UBND Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình livestream “Dân hỏi - Thành phố trả lời” để đối thoại với người dân thành phố, kịp thời giải tỏa những bức xúc của người dân.
- Tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, để kịp thời ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật. Nghiên cứu áp dụng các công cụ kỹ thuật để nâng cao hiệu quả quản lý.
- Phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan như Bộ Công an, Bộ Y tế, Bộ Công thương trong công tác quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm.
- Hướng dẫn, trao đổi nghiệp vụ, kinh nghiệm về công tác thanh tra với Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để triển khai đồng bộ và tập trung nguồn lực.
- Đối với các đối tượng có hành vi đăng, phát thông tin xấu độc, sai sự thật, bán và quảng cáo hàng giả, hàng nhái qua mạng, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản... bị phát hiện thì xử lý nghiêm minh và đăng tải công khai kết quả xử lý trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Đấu tranh không khoan nhượng với Facebook, Google, TikTok, buộc 3 doanh nghiệp này phải thực hiện yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông. Theo đó, lần đầu tiên Bộ Thông tin và Truyền thông đã yêu cầu được 3 doanh nghiệp này triển khai biện pháp (bằng bộ lọc, thuật toán, nhân sự...) để chủ động chặn lọc tối đa các thông tin, hình ảnh, ảnh hưởng tiêu cực đến công tác phòng, chống dịch của Việt Nam, đồng thời ngăn chặn, gỡ bỏ 100% thông tin vi phạm liên quan đến dịch bệnh Covid-19 theo yêu cầu của Bộ trong thời gian 12-24 giờ với các trường hợp cụ thể sau:
+ Tin giả, thông tin, hình ảnh sai sự thật, bịa đặt, xuyên tạc, suy diễn, không có cơ sở khoa học về các loại vắc xin Covid-19 như: tung tin tiêm vắc xin gây chết người, tiêm vắc xin không có hiệu quả phòng, chống dịch; về chính sách sử dụng Quỹ vắc xin phòng, chống Covid-19; về tình hình tại các điểm nóng, các biện pháp phòng, chống dịch của Chính phủ và các địa phương; thông tin kích động vùng miền, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, kích động người dân chống đối, không tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch của chính quyền địa phương...
+ Thông tin, hình ảnh có thể không sai sự thật nhưng ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả của công tác phòng, chống dịch, có tác động xấu đến tâm lý người dân, cụ thể như: thông tin về bức xúc, phản ứng bột phát, chống đối của người dân đối với các biện pháp phòng, chống dịch của chính quyền địa phương; thông tin hình ảnh đau thương, mất mát của người dân tạo tâm lý đau lòng như hình ảnh người bệnh, người chết tại các bệnh viện, cơ sở y tế, cơ sở cách ly, các nơi mai táng...
Kết quả đạt được:
- Kết quả rà soát 864 tên miền được sử dụng để cung cấp nội dung thông tin dễ gây nhầm lẫn với báo chí, đã thu hồi 45 tên miền, tạm dừng 12 tên miền, xử phạt vi phạm hành chính 3 trường hợp với tổng số tiền 72.500.000 đồng. Riêng đối với các hành vi đăng tải, lan truyền thông tin sai sự thật về tình hình dịch bệnh và công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, năm 2021 lực lượng thanh tra thông tin và truyền thông đã xử phạt vi phạm hành chính đối với 412 đối tượng với tổng số tiền phạt 2.573.500.000 đồng, nhắc nhở 457 đối tượng.
- Kết quả ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin xấu độc chống phá, xuyên tạc về tình hình dịch bệnh, gây ảnh hưởng tiêu cực đến công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên Facebook, YouTube, TikTok từ tháng 4/2021 đến ngày 28/02/2022 như sau:
+ Facebook đã chặn, gỡ bỏ 2.527 bài viết và 01 tài khoản giả mạo Bộ Y tế.
+ Google đã gỡ 3.159 video trên YouTube.
+ Tiktok đã chặn, gỡ 1.216 videos.
Tổng cộng: 6.902 bài viết, video và 01 tài khoản giả mạo Bộ Y tế.
- Năm 2021, Trung tâm xử lý tin giả (https://tingia.gov.vn) đã xác thực thông tin và công bố 48 tin giả (Tin giả liên quan đến thiên tai, dịch bệnh; Tin giả về An ninh, trật tự an toàn - xã hội; Đường link lừa đảo; Tài khoản giả mạo; Y tế, sức khỏe,...).