CTTĐT - Với diện tích lớn, giá trị kinh tế cao, cây Quế được tỉnh Yên Bái xác định là một trong 10 loại cây trồng chủ lực của tỉnh. Hiện tỉnh đang tập trung triển khai các giải pháp phát triển cây Quế một cách bền vững, ổn định và nâng cao giá trị các sản phẩm Quế Yên Bái.
Công nhân Hợp tác xã Quế hồi xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên sơ chế sản phẩm quế.
Yên Bái có trên 80 nghìn ha Quế, tập trung chủ yếu tại các huyện Trấn Yên, Văn Yên, Văn Chấn, Lục Yên, Yên Bình, trong đó diện tích trồng Quế tại Văn Yên là trên 45 nghìn ha; chiếm 55,7% diện tích Quế toàn tỉnh. Sản lượng khai thác hàng năm bình quân về vỏ Quế của tỉnh đạt khoảng 18.000 tấn; cành, lá tận thu trên 85.000 tấn để chế biến tinh dầu với sản lượng bình quân 600 tấn/năm; gỗ quế tận thu sau khai thác vỏ khoảng 200.000 m3/năm. Qua đó đã đem lại thu nhập ổn định cho người trồng Quế. Bình quân cứ mỗi 1ha Quế đem lại thu nhập khoảng trên trên 900 triệu đồng, đối với những nơi có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp và người trồng rừng thực hiện đúng quy trình kỹ thuật thì giá trị có thể tăng trên 1 tỷ đồng, thu nhập của các hộ gia đình lên tới hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Yên Bái có 16 nhà máy chiết xuất tinh dầu quế quy mô lớn sử dụng công nghệ lò hơi để chiết xuất tinh dầu, với tổng công suất khoảng 1.000 tấn sản phẩm tinh dầu/năm; hơn 400 cơ sở chế biến tinh dầu quế quy mô nhỏ lẻ của hộ gia đình hoạt động không thường xuyên, sản xuất theo phương pháp thủ công, mỗi năm sản xuất từ 300-800 kg/năm/1 cơ sở. Sản phẩm tinh dầu quế được sản xuất ra mới chỉ là sản phẩm tinh dầu thô với hàm lượng tinh dầu thấp đạt từ 82-85% và chủ yếu xuất khẩu sang các thị trường dễ tính như Trung Quốc, Đài Loan, Ấn Độ. Các sản phẩm chế biến đồ thủ công mỹ nghệ, bột quế... chủ yếu phục vụ cho nhu cầu trong nước. Do vậy giá trị sản phẩm Quế chưa cao.
Để phát triển cây Quế một cách bền vững, ổn định và nâng cao giá trị các sản phẩm Quế Yên Bái, trong giai đoạn tới, tỉnh Yên Bái định hướng phát triển vùng trồng Quế đến năm 2025 tại 5 huyện, gồm: Trấn Yên, Văn Yên, Văn Chấn, Lục Yên, Yên Bình với diện tích trên 80 nghìn ha. Tập trung phát triển vùng Quế tập trung, chuyên canh, tuân thủ các quy định của Nhà nước về an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường, có liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm Quế. Phấn đấu diện tích Quế tập trung chuyên canh toàn tỉnh đạt 35 nghìn ha, với 20 nghìn ha được cấp chứng nhận hữu cơ. Trong đó tỉnh sẽ hỗ trợ phát triển sản xuất Quế bền vững theo hướng hữu cơ đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, nhằm đưa sản phẩm Quế Yên Bái thâm nhập vào các thị trường phát triển, có thu nhập cao như Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản… Gắn sản xuất quế theo chuỗi giá trị từ sản xuất, khai thác, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, chú trọng chế biến sâu, chế biến tinh nhằm đem lại các sản phẩm có giá trị cao. Quy hoạch các cơ sở chế biến vỏ quế, gỗ quế và tinh dầu quế theo hướng bền vững, hướng tới việc áp dụng các công nghệ chế biến và quy trình quản lý chất lượng tốt cho sản phẩm nhằm nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm Quế. Nhân rộng các mô hình phát triển Quế theo hướng thâm canh, sản xuất Quế hữu cơ hướng đến cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững.
3001 lượt xem
Thu Nga
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Với diện tích lớn, giá trị kinh tế cao, cây Quế được tỉnh Yên Bái xác định là một trong 10 loại cây trồng chủ lực của tỉnh. Hiện tỉnh đang tập trung triển khai các giải pháp phát triển cây Quế một cách bền vững, ổn định và nâng cao giá trị các sản phẩm Quế Yên Bái.Yên Bái có trên 80 nghìn ha Quế, tập trung chủ yếu tại các huyện Trấn Yên, Văn Yên, Văn Chấn, Lục Yên, Yên Bình, trong đó diện tích trồng Quế tại Văn Yên là trên 45 nghìn ha; chiếm 55,7% diện tích Quế toàn tỉnh. Sản lượng khai thác hàng năm bình quân về vỏ Quế của tỉnh đạt khoảng 18.000 tấn; cành, lá tận thu trên 85.000 tấn để chế biến tinh dầu với sản lượng bình quân 600 tấn/năm; gỗ quế tận thu sau khai thác vỏ khoảng 200.000 m3/năm. Qua đó đã đem lại thu nhập ổn định cho người trồng Quế. Bình quân cứ mỗi 1ha Quế đem lại thu nhập khoảng trên trên 900 triệu đồng, đối với những nơi có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp và người trồng rừng thực hiện đúng quy trình kỹ thuật thì giá trị có thể tăng trên 1 tỷ đồng, thu nhập của các hộ gia đình lên tới hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Yên Bái có 16 nhà máy chiết xuất tinh dầu quế quy mô lớn sử dụng công nghệ lò hơi để chiết xuất tinh dầu, với tổng công suất khoảng 1.000 tấn sản phẩm tinh dầu/năm; hơn 400 cơ sở chế biến tinh dầu quế quy mô nhỏ lẻ của hộ gia đình hoạt động không thường xuyên, sản xuất theo phương pháp thủ công, mỗi năm sản xuất từ 300-800 kg/năm/1 cơ sở. Sản phẩm tinh dầu quế được sản xuất ra mới chỉ là sản phẩm tinh dầu thô với hàm lượng tinh dầu thấp đạt từ 82-85% và chủ yếu xuất khẩu sang các thị trường dễ tính như Trung Quốc, Đài Loan, Ấn Độ. Các sản phẩm chế biến đồ thủ công mỹ nghệ, bột quế... chủ yếu phục vụ cho nhu cầu trong nước. Do vậy giá trị sản phẩm Quế chưa cao.
Để phát triển cây Quế một cách bền vững, ổn định và nâng cao giá trị các sản phẩm Quế Yên Bái, trong giai đoạn tới, tỉnh Yên Bái định hướng phát triển vùng trồng Quế đến năm 2025 tại 5 huyện, gồm: Trấn Yên, Văn Yên, Văn Chấn, Lục Yên, Yên Bình với diện tích trên 80 nghìn ha. Tập trung phát triển vùng Quế tập trung, chuyên canh, tuân thủ các quy định của Nhà nước về an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường, có liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm Quế. Phấn đấu diện tích Quế tập trung chuyên canh toàn tỉnh đạt 35 nghìn ha, với 20 nghìn ha được cấp chứng nhận hữu cơ. Trong đó tỉnh sẽ hỗ trợ phát triển sản xuất Quế bền vững theo hướng hữu cơ đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, nhằm đưa sản phẩm Quế Yên Bái thâm nhập vào các thị trường phát triển, có thu nhập cao như Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản… Gắn sản xuất quế theo chuỗi giá trị từ sản xuất, khai thác, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, chú trọng chế biến sâu, chế biến tinh nhằm đem lại các sản phẩm có giá trị cao. Quy hoạch các cơ sở chế biến vỏ quế, gỗ quế và tinh dầu quế theo hướng bền vững, hướng tới việc áp dụng các công nghệ chế biến và quy trình quản lý chất lượng tốt cho sản phẩm nhằm nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm Quế. Nhân rộng các mô hình phát triển Quế theo hướng thâm canh, sản xuất Quế hữu cơ hướng đến cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững.