CTTĐT - Là một huyện có thế mạnh về nông nghiệp, với phần đa dân số là nông dân sinh sống ở các khu vực nông thôn, khắc ghi lời dạy Bác, Đảng bộ huyện Trấn Yên đã xác định phát triển nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, giá trị gia tăng, gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững chính là hướng đi đúng đắn, là giải pháp tối ưu giúp phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và hạnh phúc cho người dân trên địa bàn huyện.
.
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định vai trò quan trọng của nông dân và nông nghiệp. Người nhấn mạnh: “Trong công cuộc xây dựng nước nhà, Chính phủ trông mong vào nông dân, trông cậy vào nông nghiệp một phần lớn. Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh”. Người đặc biệt quan tâm phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống Nhân dân và coi đây là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Sau này, khi lên thăm Yên Bái, trong buổi nói chuyện vào sáng ngày 25/9/1958, Người đã ân cần căn dặn Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh phải tăng gia sản xuất để đời sống Nhân dân được sướng hơn, được ăn no mặc ấm.
Là một huyện có thế mạnh về nông nghiệp, với phần đa dân số là nông dân sinh sống ở các khu vực nông thôn, khắc ghi lời dạy Bác, Đảng bộ huyện Trấn Yên đã xác định phát triển nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, giá trị gia tăng, gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững chính là hướng đi đúng đắn, là giải pháp tối ưu giúp phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và hạnh phúc cho người dân trên địa bàn huyện.
Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, năm 2011, huyện Trấn Yên bắt tay vào xây dựng nông thôn mới trong điều kiện xuất phát điểm rất thấp, cơ sở hạ tầng thiếu thốn, trình độ phát triển của các xã không đồng đều; còn 6 xã và 46 thôn, bản đặc biệt khó khăn; thu nhập của người dân ở mức thấp; phong tục, tập quán và trình độ sản xuất còn lạc hậu; bà con nhân dân chưa hiểu nông thôn mới là gì; chưa biết xây dựng nông thôn mới sẽ mang lại những lợi ích gì,..
Vận dụng lời dạy của Bác, trong quá trình triển khai xây dựng nông thôn mới, huyện Trấn Yên đã tập trung cao độ cho công tác tập huấn, tuyên truyền và vận động. Trước hết là tập huấn để cán bộ trong hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở hiểu, nắm chắc mục tiêu, nhiệm vụ và các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới. Tiếp đó là mở rộng tuyên truyền đến đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân để mọi người hiểu rõ nông thôn mới là gì; xây dựng nông thôn mới mang lại lợi ích gì; vai trò của người dân trong xây dựng nông thôn mới là gì; mỗi người cần phải làm gì để góp phần xây dựng thành công nông thôn mới... Công tác tuyên truyền, vận động đã thúc đẩy chuyển biến về mặt nhận thức và hành động của người dân. Từ việc hiểu được bản thân chính là chủ thể xây dựng và hưởng thụ các thành quả nông thôn mới, người dân đã tích cực, chủ động tham gia thực hiện phong trào.
Đúng như Hồ Chủ tịch đã dạy“Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”, khi đã có được sự đồng thuận của nhân dân, công cuộc xây dựng nông thôn mới ở Trấn Yên gặp rất nhiều thuận lợi. Dân tham gia bàn bạc, hiến kế, hiến đất; dân góp công, góp của để xây dựng nông thôn mới... Với sự chung sức, đồng lòng của nhân dân, sự quyết tâm cao độ của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, đến năm 2019, toàn bộ 20 xã trong huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; huyện Trấn Yên cũng đã hoàn thành toàn bộ các tiêu chí của huyện nông thôn mới, được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định công nhận là huyện nông thôn mới, hoàn tất quá trình đưa Trấn Yên từ một vùng quê nghèo nàn, lạc hậu bước sang một trang mới, trở thành một điểm sáng tiêu biểu trong phong trào xây dựng nông thôn mới của tỉnh Yên Bái và khu vực Tây Bắc.
Những kết quả đạt được trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2020 đã đem đến cho Trấn Yên sự lột xác thực sự. Vẫn là vùng đất ấy, nguồn tài nguyên và con người ấy, từ khi triển khai xây dựng nông thôn mới, với mục tiêu rõ ràng, với cách làm khoa học, các tiềm năng, lợi thế được phát huy, giá trị của đất và các loại tài nguyên đã được nhân lên gấp bội lần, kinh tế - xã hội có bước phát triển vượt bậc, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt.
Với quan điểm xây dựng nông thôn mới là một quá trình lâu dài, thường xuyên và liên tục, có điểm bắt đầu nhưng không có điểm kết thúc, phát huy những kết quả đạt được trong giai đoạn 2010 - 2020, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XXII nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã xác định: “Phấn đấu xây dựng huyện Trấn Yên phát triển toàn diện gắn với mục tiêu trở thành huyện nông thôn mới nâng cao”.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII, trên cơ sở các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh về thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Trấn Yên đã khẩn trương cụ thể hoá thành các chương trình, kế hoạch của huyện để tổ chức thực hiện. Đảng bộ huyện đã định rõ mục tiêu tổng quát xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn 2021 - 2025 là: Tiếp tục triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, đưa quá trình đô thị hoá, đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững; thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn. Xây dựng huyện Trấn Yên đạt chuẩn huyện nông thôn mới nâng cao gắn với đô thị hóa, khai thác tốt tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững theo hướng xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc; xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ và từng bước hiện đại, bảo đảm môi trường, cảnh quan nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, giàu bản sắc văn hoá truyền thống, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững; triển khai có hiệu quả Chương trình mỗi xã một sản phẩm gắn với chuyển đổi số giai đoạn 2021 - 2025.
Mục tiêu cụ thể của huyện Trấn Yên trong giai đoạn 2021 - 2025
Về mục tiêu cụ thể, huyện Trấn Yên xác định, trong giai đoạn 2021 - 2025 duy trì 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới; 16 xã đạt tiêu chí nông thôn mới nâng cao; 06 xã đạt tiêu chí nông thôn mới kiểu mẫu; 90 thôn, bản đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; xây dựng ít nhất 02 mô hình xã thông minh; hoàn thành các tiêu chí đạt chuẩn huyện nông thôn mới nâng cao và được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao vào năm 2024; thực hiện Đề án phát triển các sản phẩm OCOP huyện Trấn Yên giai đoạn 2021 - 2025 gắn với chuyển đổi số; xây dựng thị trấn Cổ Phúc đạt tiêu chí đô thị loại IV; xã Hưng khánh, xã Báo Đáp đạt tiêu chí đô thị loại V.
Để hoàn thành mục tiêu này, Đảng bộ huyện Trấn Yên đề ra hệ thống các nhiệm vụ, giải pháp, bao gồm:
Một là, tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội trong xây dựng nông thôn mới; huy động cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân tham gia thực hiện.
Hai là, tăng cường tuyên truyền vận động để cán bộ, đảng viên và người dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, phương pháp, cách làm, cơ chế chính sách của Đảng, nhà nước, của tỉnh về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025; phát huy vai trò chủ thể của người dân; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở.
Ba là, thực hiện có hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025; phát triển mạnh các mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm; triển khai có hiệu quả chương trình OCOP và chương trình phát triển du lịch nông thôn gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống theo hướng bền vững.
Bốn là, đẩy mạnh và nâng cao chất lượng các dịch vụ hành chính công; nâng cao chất lượng hoạt động của chính quyền cơ sở; thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong nông thôn mới, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số, xây dựng nông thôn mới thông minh; ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp hiện đại, thúc đẩy chuyển đổi số trong nông nghiệp.
Năm là, huy động tối đa các nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp và nông thôn gắn với hiệu quả quản lý, khai thác sử dụng.
Sáu là, đẩy mạnh thực hiện chương trình bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng môi trường; xây dựng cảnh quan nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, giàu bản sắc văn hoá truyền thống, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.
Bảy là, tăng cường công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức xã và tập huấn và cán bộ thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới.
Tám là, thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng hàng năm và giai đoạn để kịp thời động viên, khen thưởng, biểu dương và tôn vinh các tập thể, cá nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình có thành tích xuất sắc trong việc tham gia thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2021 - 2025.
Chín là, tăng cường kiểm tra, giám sát, kịp thời tháo gỡ hoặc khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới theo các tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
Thực hiện đổi mới, phát triển theo hướng nông thôn mới nâng cao, đến nay huyện Trấn Yên đã có 03 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; 10 xã nông thôn mới nâng cao và 108 thôn nông thôn mới kiểu mẫu; 100% các tuyến đường từ huyện đến xã, đường liên xã, liên thôn, đường từ xã xuống thôn được kiên cố hóa; 80% tuyến đường ngõ, xóm đã được cứng hóa, tất cả các tuyến đường nội đồng, đường vào khu sản xuất được mở mới và nâng cấp đảm bảo đi lại thuận tiện phục vụ sản xuất nông nghiệp; hệ thống thủy lợi đảm bảo tưới tiêu cho toàn bộ diện tích sản xuất và phòng chống thiên tai; 100% thôn, bản có điện lưới quốc gia, hệ thống chợ nông thôn được xây dựng đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hóa của Nhân dân.
Trấn Yên đã hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung có liên kết theo chuỗi giá trị, điển hình là chuỗi liên kết sản xuất măng tre Bát Độ 4.200 ha, sản lượng măng thương phẩm 33.000 tấn, giá trị trên 200 tỷ đồng; vùng trồng dâu nuôi tằm trên 900 ha, sản lượng 1.400 tấn; vùng trồng quế trên 20.000 ha; có 743 cơ sở chăn nuôi phát triển theo hướng đảm bảo an toàn sinh học gắn với chuỗi giá trị; có 33 sản phẩm được tỉnh đánh giá phân xếp loại sản phẩm OCOP đạt từ 3 đến 4 sao, các sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP đã được đưa lên sàn giao dịch điện tử Voso.vn, Postmart.vn để giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm.
Chất lượng giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao đều được nâng cao. 100% các đơn vị trường học và trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia; 100% số xã có hội trường văn hóa đa năng, sân thể thao đạt chuẩn theo quy định; các nhà văn hóa, sân thể thao ở thôn với đầy đủ trang thiết bị đáp ứng sinh hoạt của cộng đồng. Bản sắc văn hóa tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc được bảo tồn, gìn giữ, phát huy. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định. Đời sống tinh thần của Nhân dân được cải thiện rõ rệt. Chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng lên. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng từ 11 triệu đồng (năm 2011) lên 48,4 triệu đồng năm 2022. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 28,01% (theo chuẩn nghèo 2011 - 2015) xuống còn 1,16 % năm 2021 (theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều 2016 - 2020); không còn hộ ở nhà tạm, nhà dột nát.
Thực hiện lời căn dặn của Bác, Đảng bộ huyện Trấn Yên đã quyết tâm cao độ trong việc đổi mới và phát triển theo theo hướng nông thôn mới nâng cao. Trong quá trình triển khai thực hiện phong trào, Đảng bộ huyện Trấn Yên luôn đề cao việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh về dân chủ và phát huy dân chủ; về tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc; về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; về ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; về xây dựng ý thức tôn trọng nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo đời sống nhân dân... Đây chính một trong những bài học kinh nghiệm quan trọng nhất giúp Đảng bộ huyện Trấn Yên huy động được tất thảy tinh thần và lực lượng của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân tham tham xây dựng nông thôn mới.
1707 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Là một huyện có thế mạnh về nông nghiệp, với phần đa dân số là nông dân sinh sống ở các khu vực nông thôn, khắc ghi lời dạy Bác, Đảng bộ huyện Trấn Yên đã xác định phát triển nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, giá trị gia tăng, gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững chính là hướng đi đúng đắn, là giải pháp tối ưu giúp phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và hạnh phúc cho người dân trên địa bàn huyện.Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định vai trò quan trọng của nông dân và nông nghiệp. Người nhấn mạnh: “Trong công cuộc xây dựng nước nhà, Chính phủ trông mong vào nông dân, trông cậy vào nông nghiệp một phần lớn. Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh”. Người đặc biệt quan tâm phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống Nhân dân và coi đây là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Sau này, khi lên thăm Yên Bái, trong buổi nói chuyện vào sáng ngày 25/9/1958, Người đã ân cần căn dặn Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh phải tăng gia sản xuất để đời sống Nhân dân được sướng hơn, được ăn no mặc ấm.
Là một huyện có thế mạnh về nông nghiệp, với phần đa dân số là nông dân sinh sống ở các khu vực nông thôn, khắc ghi lời dạy Bác, Đảng bộ huyện Trấn Yên đã xác định phát triển nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, giá trị gia tăng, gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững chính là hướng đi đúng đắn, là giải pháp tối ưu giúp phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và hạnh phúc cho người dân trên địa bàn huyện.
Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, năm 2011, huyện Trấn Yên bắt tay vào xây dựng nông thôn mới trong điều kiện xuất phát điểm rất thấp, cơ sở hạ tầng thiếu thốn, trình độ phát triển của các xã không đồng đều; còn 6 xã và 46 thôn, bản đặc biệt khó khăn; thu nhập của người dân ở mức thấp; phong tục, tập quán và trình độ sản xuất còn lạc hậu; bà con nhân dân chưa hiểu nông thôn mới là gì; chưa biết xây dựng nông thôn mới sẽ mang lại những lợi ích gì,..
Vận dụng lời dạy của Bác, trong quá trình triển khai xây dựng nông thôn mới, huyện Trấn Yên đã tập trung cao độ cho công tác tập huấn, tuyên truyền và vận động. Trước hết là tập huấn để cán bộ trong hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở hiểu, nắm chắc mục tiêu, nhiệm vụ và các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới. Tiếp đó là mở rộng tuyên truyền đến đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân để mọi người hiểu rõ nông thôn mới là gì; xây dựng nông thôn mới mang lại lợi ích gì; vai trò của người dân trong xây dựng nông thôn mới là gì; mỗi người cần phải làm gì để góp phần xây dựng thành công nông thôn mới... Công tác tuyên truyền, vận động đã thúc đẩy chuyển biến về mặt nhận thức và hành động của người dân. Từ việc hiểu được bản thân chính là chủ thể xây dựng và hưởng thụ các thành quả nông thôn mới, người dân đã tích cực, chủ động tham gia thực hiện phong trào.
Đúng như Hồ Chủ tịch đã dạy“Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”, khi đã có được sự đồng thuận của nhân dân, công cuộc xây dựng nông thôn mới ở Trấn Yên gặp rất nhiều thuận lợi. Dân tham gia bàn bạc, hiến kế, hiến đất; dân góp công, góp của để xây dựng nông thôn mới... Với sự chung sức, đồng lòng của nhân dân, sự quyết tâm cao độ của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, đến năm 2019, toàn bộ 20 xã trong huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; huyện Trấn Yên cũng đã hoàn thành toàn bộ các tiêu chí của huyện nông thôn mới, được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định công nhận là huyện nông thôn mới, hoàn tất quá trình đưa Trấn Yên từ một vùng quê nghèo nàn, lạc hậu bước sang một trang mới, trở thành một điểm sáng tiêu biểu trong phong trào xây dựng nông thôn mới của tỉnh Yên Bái và khu vực Tây Bắc.
Những kết quả đạt được trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2020 đã đem đến cho Trấn Yên sự lột xác thực sự. Vẫn là vùng đất ấy, nguồn tài nguyên và con người ấy, từ khi triển khai xây dựng nông thôn mới, với mục tiêu rõ ràng, với cách làm khoa học, các tiềm năng, lợi thế được phát huy, giá trị của đất và các loại tài nguyên đã được nhân lên gấp bội lần, kinh tế - xã hội có bước phát triển vượt bậc, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt.
Với quan điểm xây dựng nông thôn mới là một quá trình lâu dài, thường xuyên và liên tục, có điểm bắt đầu nhưng không có điểm kết thúc, phát huy những kết quả đạt được trong giai đoạn 2010 - 2020, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XXII nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã xác định: “Phấn đấu xây dựng huyện Trấn Yên phát triển toàn diện gắn với mục tiêu trở thành huyện nông thôn mới nâng cao”.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII, trên cơ sở các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh về thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Trấn Yên đã khẩn trương cụ thể hoá thành các chương trình, kế hoạch của huyện để tổ chức thực hiện. Đảng bộ huyện đã định rõ mục tiêu tổng quát xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn 2021 - 2025 là: Tiếp tục triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, đưa quá trình đô thị hoá, đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững; thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn. Xây dựng huyện Trấn Yên đạt chuẩn huyện nông thôn mới nâng cao gắn với đô thị hóa, khai thác tốt tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững theo hướng xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc; xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ và từng bước hiện đại, bảo đảm môi trường, cảnh quan nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, giàu bản sắc văn hoá truyền thống, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững; triển khai có hiệu quả Chương trình mỗi xã một sản phẩm gắn với chuyển đổi số giai đoạn 2021 - 2025.
Mục tiêu cụ thể của huyện Trấn Yên trong giai đoạn 2021 - 2025
Về mục tiêu cụ thể, huyện Trấn Yên xác định, trong giai đoạn 2021 - 2025 duy trì 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới; 16 xã đạt tiêu chí nông thôn mới nâng cao; 06 xã đạt tiêu chí nông thôn mới kiểu mẫu; 90 thôn, bản đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; xây dựng ít nhất 02 mô hình xã thông minh; hoàn thành các tiêu chí đạt chuẩn huyện nông thôn mới nâng cao và được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao vào năm 2024; thực hiện Đề án phát triển các sản phẩm OCOP huyện Trấn Yên giai đoạn 2021 - 2025 gắn với chuyển đổi số; xây dựng thị trấn Cổ Phúc đạt tiêu chí đô thị loại IV; xã Hưng khánh, xã Báo Đáp đạt tiêu chí đô thị loại V.
Để hoàn thành mục tiêu này, Đảng bộ huyện Trấn Yên đề ra hệ thống các nhiệm vụ, giải pháp, bao gồm:
Một là, tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội trong xây dựng nông thôn mới; huy động cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân tham gia thực hiện.
Hai là, tăng cường tuyên truyền vận động để cán bộ, đảng viên và người dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, phương pháp, cách làm, cơ chế chính sách của Đảng, nhà nước, của tỉnh về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025; phát huy vai trò chủ thể của người dân; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở.
Ba là, thực hiện có hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025; phát triển mạnh các mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm; triển khai có hiệu quả chương trình OCOP và chương trình phát triển du lịch nông thôn gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống theo hướng bền vững.
Bốn là, đẩy mạnh và nâng cao chất lượng các dịch vụ hành chính công; nâng cao chất lượng hoạt động của chính quyền cơ sở; thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong nông thôn mới, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số, xây dựng nông thôn mới thông minh; ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp hiện đại, thúc đẩy chuyển đổi số trong nông nghiệp.
Năm là, huy động tối đa các nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp và nông thôn gắn với hiệu quả quản lý, khai thác sử dụng.
Sáu là, đẩy mạnh thực hiện chương trình bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng môi trường; xây dựng cảnh quan nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, giàu bản sắc văn hoá truyền thống, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.
Bảy là, tăng cường công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức xã và tập huấn và cán bộ thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới.
Tám là, thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng hàng năm và giai đoạn để kịp thời động viên, khen thưởng, biểu dương và tôn vinh các tập thể, cá nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình có thành tích xuất sắc trong việc tham gia thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2021 - 2025.
Chín là, tăng cường kiểm tra, giám sát, kịp thời tháo gỡ hoặc khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới theo các tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
Thực hiện đổi mới, phát triển theo hướng nông thôn mới nâng cao, đến nay huyện Trấn Yên đã có 03 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; 10 xã nông thôn mới nâng cao và 108 thôn nông thôn mới kiểu mẫu; 100% các tuyến đường từ huyện đến xã, đường liên xã, liên thôn, đường từ xã xuống thôn được kiên cố hóa; 80% tuyến đường ngõ, xóm đã được cứng hóa, tất cả các tuyến đường nội đồng, đường vào khu sản xuất được mở mới và nâng cấp đảm bảo đi lại thuận tiện phục vụ sản xuất nông nghiệp; hệ thống thủy lợi đảm bảo tưới tiêu cho toàn bộ diện tích sản xuất và phòng chống thiên tai; 100% thôn, bản có điện lưới quốc gia, hệ thống chợ nông thôn được xây dựng đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hóa của Nhân dân.
Trấn Yên đã hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung có liên kết theo chuỗi giá trị, điển hình là chuỗi liên kết sản xuất măng tre Bát Độ 4.200 ha, sản lượng măng thương phẩm 33.000 tấn, giá trị trên 200 tỷ đồng; vùng trồng dâu nuôi tằm trên 900 ha, sản lượng 1.400 tấn; vùng trồng quế trên 20.000 ha; có 743 cơ sở chăn nuôi phát triển theo hướng đảm bảo an toàn sinh học gắn với chuỗi giá trị; có 33 sản phẩm được tỉnh đánh giá phân xếp loại sản phẩm OCOP đạt từ 3 đến 4 sao, các sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP đã được đưa lên sàn giao dịch điện tử Voso.vn, Postmart.vn để giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm.
Chất lượng giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao đều được nâng cao. 100% các đơn vị trường học và trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia; 100% số xã có hội trường văn hóa đa năng, sân thể thao đạt chuẩn theo quy định; các nhà văn hóa, sân thể thao ở thôn với đầy đủ trang thiết bị đáp ứng sinh hoạt của cộng đồng. Bản sắc văn hóa tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc được bảo tồn, gìn giữ, phát huy. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định. Đời sống tinh thần của Nhân dân được cải thiện rõ rệt. Chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng lên. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng từ 11 triệu đồng (năm 2011) lên 48,4 triệu đồng năm 2022. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 28,01% (theo chuẩn nghèo 2011 - 2015) xuống còn 1,16 % năm 2021 (theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều 2016 - 2020); không còn hộ ở nhà tạm, nhà dột nát.
Thực hiện lời căn dặn của Bác, Đảng bộ huyện Trấn Yên đã quyết tâm cao độ trong việc đổi mới và phát triển theo theo hướng nông thôn mới nâng cao. Trong quá trình triển khai thực hiện phong trào, Đảng bộ huyện Trấn Yên luôn đề cao việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh về dân chủ và phát huy dân chủ; về tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc; về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; về ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; về xây dựng ý thức tôn trọng nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo đời sống nhân dân... Đây chính một trong những bài học kinh nghiệm quan trọng nhất giúp Đảng bộ huyện Trấn Yên huy động được tất thảy tinh thần và lực lượng của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân tham tham xây dựng nông thôn mới.
Các bài khác
- Yên Bái tổ chức Hội nghị quán triệt, phổ biến Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở (26/09/2023)
- Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà tiếp xúc cử tri tại thành phố Yên Bái (25/09/2023)
- Văn Yên tổng kết trao giải Cuộc thi viết “Bác Hồ trong trái tim tôi” và khen thưởng 10 công trình, phần việc chào mừng kỷ niệm 65 năm Ngày Bác Hồ thăm Yên Bái (25/09/2023)
- Những thành tựu kinh tế - xã hội nổi bật 65 năm làm theo lời Bác dạy (25/09/2023)
- Điểm hoạt động của các đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh trong tuần qua (18-24/9/2023) (25/09/2023)
- Đoàn kết đồng lòng, tranh thủ thời cơ, phát huy nội lực, không ngừng đổi mới sáng tạo, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển theo đúng Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 (24/09/2023)
- Phát biểu của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại Lễ công bố Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, công nhận thành phố Yên Bái là đô thị loại II và trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhì cho Thành phố Yên Bái (24/09/2023)
- Yên Bái: Công bố quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; đón Huân chương Lao động hạng Nhì tặng cho thành phố Yên Bái và công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận thành phố Yên Bái là đô thị loại II (24/09/2023)
- Phát huy kết quả đạt được trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị (24/09/2023)
- Yên Bái: Tuyên dương 65 tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh (23/09/2023)
Xem thêm »