Mỗi lớp ghép không quá 15 học sinh và không quá hai trình độ. Trường hợp đặc biệt lớp ghép có thể ghép ba trình độ nhưng không quá 10 học sinh.
Dạy học đúng, đủ nội dung chương trình môn Toán, Tiếng Việt
Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học và các quy định liên quan đến tổ chức dạy học lớp ghép, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành công văn hướng dẫn tổ chức dạy học lớp ghép cấp tiểu học.
Theo đó, lớp ghép là lớp học có học sinh ở hai nhóm trình độ (lớp) khác nhau trở lên cùng học và do một giáo viên trực tiếp giảng dạy trong cùng một thời gian nhằm đạt được mục tiêu giáo dục của từng nhóm trình độ.
Trong quá trình tổ chức dạy học lớp ghép cần bảo đảm các mục đích thực hiện bình đẳng trong tiếp cận giáo dục, bảo đảm quyền được học tập và phát triển toàn diện của học sinh. Thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học là giáo dục bắt buộc và từng bước nâng cao chất lượng giáo dục ở vùng khó khăn. Tạo điều kiện để các địa phương, các cơ sở giáo dục thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học một cách chủ động, linh hoạt và hiệu quả.
Tổ chức dạy học lớp ghép cần bảo đảm học sinh được học các môn học, hoạt động giáo dục bắt buộc và được tổ chức học tập 2 buổi/ngày theo quy định của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
Mỗi lớp ghép không quá 15 học sinh và không quá hai trình độ. Trường hợp đặc biệt lớp ghép có thể ghép ba trình độ nhưng không quá 10 học sinh. Lớp ghép hai trình độ hoặc lớp ghép ba trình độ đều được tính là một đơn vị lớp ghép. Ưu tiên tổ chức lớp ghép gồm các trình độ liền nhau và hạn chế ghép lớp trình độ không liền nhau.
Mỗi lớp ghép cần bố trí đủ không gian, được trang bị đồ dùng, thiết bị dạy học theo quy định, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng lớp ghép, từng nhóm trình độ và đặc thù khi tổ chức dạy học lớp ghép.
Dạy học đúng, đủ nội dung chương trình môn Toán, Tiếng Việt
Khi xây dựng Kế hoạch dạy học lớp ghép cần chú trọng thực hiện một số nội dung sau: Đối với môn Tiếng Việt, môn Toán, thực hiện dạy học đúng, đủ nội dung chương trình môn học theo quy định cho từng nhóm trình độ, trong đó đặc biệt quan tâm hoạt động củng cố, tăng cường tiếng Việt đối với học sinh trình độ lớp 1, lớp 2.
Đối với các môn học, hoạt động giáo dục bắt buộc khác ngoài môn Tiếng Việt, môn Toán, khi xây dựng kế hoạch dạy học môn học, hoạt động giáo dục, cần tổ chức cho giáo viên nghiên cứu, rà soát nội dung chương trình môn học (các mạch nội dung, yêu cầu cần đạt...), sách giáo khoa để xác định nội dung trọng tâm và thiết kế các chủ đề dạy học theo hướng tích hợp nội môn (thiết kế các chủ đề dạy học trong cùng môn học) hoặc liên môn (xây dựng các chủ đề dạy học có nội dung gần nhau của các môn học) bảo đảm yêu cầu cần đạt của các môn học, hoạt động giáo dục theo quy định đối với các nhóm trình độ khác nhau.
Khi thiết kế chủ đề dạy học tích hợp cần lựa chọn nội dung chương trình môn học, hoạt động giáo dục của nhóm trình độ thấp hơn làm cơ sở, nội dung chương trình môn học, hoạt động giáo dục của nhóm trình độ cao được xem là phần mở rộng; phải xác định được yêu cầu cần đạt theo quy định của chương trình các môn học, hoạt động giáo dục và yêu cầu về phẩm chất, năng lực theo từng trình độ tương ứng để bảo đảm tổ chức dạy học đạt chất lượng theo quy định.
1768 lượt xem
Theo Chinhphu.vn
Mỗi lớp ghép không quá 15 học sinh và không quá hai trình độ. Trường hợp đặc biệt lớp ghép có thể ghép ba trình độ nhưng không quá 10 học sinh.Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học và các quy định liên quan đến tổ chức dạy học lớp ghép, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành công văn hướng dẫn tổ chức dạy học lớp ghép cấp tiểu học.
Theo đó, lớp ghép là lớp học có học sinh ở hai nhóm trình độ (lớp) khác nhau trở lên cùng học và do một giáo viên trực tiếp giảng dạy trong cùng một thời gian nhằm đạt được mục tiêu giáo dục của từng nhóm trình độ.
Trong quá trình tổ chức dạy học lớp ghép cần bảo đảm các mục đích thực hiện bình đẳng trong tiếp cận giáo dục, bảo đảm quyền được học tập và phát triển toàn diện của học sinh. Thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học là giáo dục bắt buộc và từng bước nâng cao chất lượng giáo dục ở vùng khó khăn. Tạo điều kiện để các địa phương, các cơ sở giáo dục thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học một cách chủ động, linh hoạt và hiệu quả.
Tổ chức dạy học lớp ghép cần bảo đảm học sinh được học các môn học, hoạt động giáo dục bắt buộc và được tổ chức học tập 2 buổi/ngày theo quy định của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
Mỗi lớp ghép không quá 15 học sinh và không quá hai trình độ. Trường hợp đặc biệt lớp ghép có thể ghép ba trình độ nhưng không quá 10 học sinh. Lớp ghép hai trình độ hoặc lớp ghép ba trình độ đều được tính là một đơn vị lớp ghép. Ưu tiên tổ chức lớp ghép gồm các trình độ liền nhau và hạn chế ghép lớp trình độ không liền nhau.
Mỗi lớp ghép cần bố trí đủ không gian, được trang bị đồ dùng, thiết bị dạy học theo quy định, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng lớp ghép, từng nhóm trình độ và đặc thù khi tổ chức dạy học lớp ghép.
Dạy học đúng, đủ nội dung chương trình môn Toán, Tiếng Việt
Khi xây dựng Kế hoạch dạy học lớp ghép cần chú trọng thực hiện một số nội dung sau: Đối với môn Tiếng Việt, môn Toán, thực hiện dạy học đúng, đủ nội dung chương trình môn học theo quy định cho từng nhóm trình độ, trong đó đặc biệt quan tâm hoạt động củng cố, tăng cường tiếng Việt đối với học sinh trình độ lớp 1, lớp 2.
Đối với các môn học, hoạt động giáo dục bắt buộc khác ngoài môn Tiếng Việt, môn Toán, khi xây dựng kế hoạch dạy học môn học, hoạt động giáo dục, cần tổ chức cho giáo viên nghiên cứu, rà soát nội dung chương trình môn học (các mạch nội dung, yêu cầu cần đạt...), sách giáo khoa để xác định nội dung trọng tâm và thiết kế các chủ đề dạy học theo hướng tích hợp nội môn (thiết kế các chủ đề dạy học trong cùng môn học) hoặc liên môn (xây dựng các chủ đề dạy học có nội dung gần nhau của các môn học) bảo đảm yêu cầu cần đạt của các môn học, hoạt động giáo dục theo quy định đối với các nhóm trình độ khác nhau.
Khi thiết kế chủ đề dạy học tích hợp cần lựa chọn nội dung chương trình môn học, hoạt động giáo dục của nhóm trình độ thấp hơn làm cơ sở, nội dung chương trình môn học, hoạt động giáo dục của nhóm trình độ cao được xem là phần mở rộng; phải xác định được yêu cầu cần đạt theo quy định của chương trình các môn học, hoạt động giáo dục và yêu cầu về phẩm chất, năng lực theo từng trình độ tương ứng để bảo đảm tổ chức dạy học đạt chất lượng theo quy định.