CTTĐT - Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng lớn, nhà cách mạng thiên tài, nhà tuyên truyền kiệt xuất của Việt Nam trong thế kỷ XX. Người không chỉ vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác - Lênin, đề ra đường lối chiến lược, sách lược cho cách mạng Việt Nam, mà còn tuyên truyền phổ biến và tổ chức thực hiện nhiều phong trào thi đua yêu nước đặc biệt là các phong trào thi đua xây dựng củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái dự Tết trồng cây Đời đời nhớ ơn Bác Hồ và tháng phát động trồng rừng năm 2020
Tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước
Sinh thời, Bác Hồ luôn coi trọng việc tổ chức, động viên phong trào thi đua yêu nước. Người coi đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của mọi thời kỳ cách mạng, bởi đó chính là nền tảng, là động lực của sự phát triển, là nhân tố quan trọng quyết định thắng lợi của sự nghiệp cách mạng, bảo đảm cho sự phát triển bền vững của quốc gia, dân tộc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua. Và những người thi đua là những người yêu nước nhất”. Mục đích và ý nghĩa của thi đua rất rộng lớn và sâu sắc: “Thi đua chẳng những bồi dưỡng tinh thần đoàn kết và tinh thần yêu nước của dân tộc ta, mà lại làm cho nhân dân ta đoàn kết với nhân dân lao động thế giới. Thi đua là góp sức giữ gìn hòa bình và dân chủ thế giới”. Đồng thời, Người yêu cầu, trong phong trào thi đua yêu nước “phải luôn luôn nâng cao tinh thần yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội; ý thức làm chủ tập thể, cần kiệm xây dựng đất nước; chịu đựng mọi gian khổ, khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành mọi nhiệm vụ”.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, xác định phương hướng, lựa chọn nội dung thi đua phải bám sát yêu cầu nhiệm vụ của từng địa phương, đơn vị, động viên cổ vũ mọi người tích cực làm tốt những công việc làm hàng ngày. Người nhắc nhở: “Tưởng lầm rằng thi đua là một việc khác với những công việc hàng ngày. Thật ra, công việc hàng ngày chính là nền tảng thi đua”. Khi nội dung thi đua được xác định, phải đề ra mục tiêu, mức độ phấn đấu thật sự khoa học, phù hợp với tình hình thực tế và luôn yêu cầu cao để mọi người cùng phấn đấu. Theo Người: “Mức thi đua phải tiến dần dần và tiến mãi mãi... Trí khôn, sáng kiến, học hỏi, tiến bộ và tinh thần hy sinh của người ta không có giới hạn, nó cứ tiến mãi. Cho nên mức thi đua cũng không có hạn, nó cũng tiến lên mãi”.
Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ: “Thi đua phải có sự lãnh đạo đúng”, có sự chỉ đạo thống nhất, có sự phối hợp chặt chẽ giữa tổ chức đảng với tổ chức chính quyền và đoàn thể quần chúng. Người chỉ ra những nơi phong trào thi đua yếu kém là do có khuyết điểm trong công tác tổ chức lãnh đạo phong trào. Người nhắc nhở: “Tổ chức và lãnh đạo còn kém, không phát triển được hết sáng kiến và năng lực của quần chúng”. Người luôn yêu cầu cán bộ phải thật sự mẫu mực, luôn gương mẫu trong phong trào thi đua, thực sự là tấm gương sáng để cấp dưới và quần chúng noi theo.
Cùng với sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, thống nhất của tổ chức đảng các cấp, sự gương mẫu và sâu sát, tỉ mỉ của đội ngũ cán bộ, để thi đua có chất lượng và hiệu quả cao, cần phải có kế hoạch khoa học, với nhiều biện pháp tổ chức thực hiện chu đáo, chặt chẽ. Đồng thời, phải có quyết tâm cao, tránh đánh trống bỏ dùi, đầu voi đuôi chuột, đúng như Hồ Chí Minh đã tổng kết: “Để bảo đảm phong trào thi đua thắng lợi vẻ vang, cần có hai điều: một là cán bộ và công nhân phải thấm nhuần đạo đức cách mạng, ý thức trách nhiệm và tinh thần làm chủ tập thể; hai là kế hoạch 10 phần thì biện pháp phải 20 phần và quyết tâm 30 phần”.
Nói về vai trò của thi đua, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, phong trào thi đua càng phát triển tốt đẹp, tất nhiên càng nảy nở nhiều cá nhân, tập thể tiên tiến, điển hình cho phong trào; đề cao sáng kiến của quần chúng và phổ biến rộng rãi; Người nhắc nhở: “Sáng kiến và kinh nghiệm cũng như những con suối nhỏ chảy vào sông to, những con sông to chảy vào bể cả. Không biết quý trọng sáng kiến và phổ biến kinh nghiệm tức là lãng phí của dân tộc”.
Đối với những cá nhân điển hình tiên tiến khi đã trở thành anh hùng, chiến sĩ thi đua vẫn phải giúp đỡ họ tiếp tục phấn đấu, không tự kiêu, tự mãn, tự tư, tự lợi. Người dạy: “Tách rời tập thể thì dù tài giỏi mấy, một cá nhân cũng không làm được gì. Cho nên càng có thành tích, thì càng phải cố gắng, càng phải khiêm tốn… Các anh hùng và chiến sĩ thi đua cần phải luôn luôn dắt dìu, giúp đỡ những người chung quanh mình cùng tiến bộ”.
Người quan niệm thi đua phải luôn gắn liền với việc tổng kết, đánh giá và khen thưởng kịp thời. Người thường xuyên nhắc nhở các ngành, các cấp, các địa phương: “Sau đợt thi đua, phải thiết thực kiểm tra, tổng kết, phổ biến kinh nghiệm, khen thưởng những người kiểu mẫu, nâng đỡ những người kém cỏi”. Không những biểu dương, khen thưởng, nhân rộng các cá nhân điển hình tiên tiến tiêu biểu được xây dựng, bình chọn qua các cấp, các ngành mà còn phải biểu dương, khen thưởng kịp thời những gương “người tốt, việc tốt” trong cuộc sống hằng ngày. Điều này đã động viên, khích lệ kịp thời hàng nghìn gương “người tốt, việc tốt”. Người coi đó là một trong những cách tốt nhất “để hằng ngày giáo dục lẫn nhau”, “để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới”.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả các phong trào thi đua
Quán triệt và thực hiện tư tưởng của Người, trong những năm qua, phong trào thi đua yêu nước trong công tác Mặt trận đã được MTTQ các cấp thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ. Phong trào thi đua ngày càng thực chất, có chiều sâu, đáp ứng được yêu cầu đổi mới, tâm tư nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân nên được đông đảo các tầng lớp nhân dân nhiệt tình hưởng ứng.
Phong trào thi đua chăm lo xây dựng củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đặc biệt chú trọng xây dựng mô hình 177 tập thể, 20 hộ gia đình và 94 cá nhân điển hình tiên tiến học tập và làm theo Bác. Phong trào thi đua“Xây dựng chùa cảnh văn hóa giai đoạn 2017-2022” được đồng bào Phật giáo người đi chùa chấp hành tốt thể hiện nét đẹp trong văn hóa lễ hội, tâm linh của người dân địa phương; phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, sống tốt đời đẹp đạo trong đồng bào công giáo, sống tốt đời đẹp đạo đã đi sâu vào đời sống đồng bào công giáo, củng cố thêm lòng tin của nhân dân, đồng bào các dân tộc, tôn giáo đối với Đảng, chính quyền và Mặt trận, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế xã hội.
Toàn tỉnh hiện nay có 68/157 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (43%), có 10/23 phường, thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh được công nhận là “Phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị” (43%), MTTQ các cấp đóng góp tích cực vào 19 tiêu chí; duy trì củng cố trên 800 mô hình về các lĩnh vực ở tổ dân phố, thôn, bản, khu dân cư; năm 2019 thành lập, duy trì 2.500 tổ tự quản, trên 100 tổ hợp tác phát huy cao độ tinh thần sáng tạo tự quản của nhân dân trong tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.
Nhân dân tích cực đóng góp tiền của, công sức, đất đai để xây dựng cơ sở hạ tầng, hiến trên 520 nghìn m2 đất, gần 40.000 ngày công lao động, đóng góp làm được trên 80 công trình cơ sở hạ tầng nông thôn, thực hiện kiên cố hóa mở 900 km đường giao thông nông thôn...
Qua 5 năm vận động, quỹ người nghèo các cấp đã huy động được trên 50 tỷ đồng, trong đó tiền mặt trên 30 tỷ đồng còn lại là ngày công lao động và vật liệu quy thành tiền; làm mới và sửa chữa được 10.000 ngôi nhà dột nát cho hộ nghèo, hỗ trợ thăm hỏi 25.000 lượt hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn. Những nỗ lực cố gắng đó đã góp phần thực hiện có hiệu quả chương trình giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội của tỉnh, tỷ lệ giảm hộ nghèo bình quân hàng năm đạt từ 4-6%, giảm từ 20,56% (năm 2014) xuống còn 11,56% (năm 2019).
Các hoạt động văn hóa xã hội có nhiều chuyển biến, đời sống văn hóa tinh thần và sức khỏe của nhân dân được nâng lên đáng kể, toàn tỉnh hiện có 859/1.364 KDC đạt tiêu chuẩn KDC văn hóa (đạt 63%) có 169.727/213.794 hộ gia đình đạt chuẩn văn hóa (đạt 79 %); có 893/1.364 thôn, bản, tổ dân phố đạt chuẩn văn hóa, đạt 65%); có 1.178/1.378 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa, đạt 85 %.
Các mô hình bảo vệ môi trường, an toàn giao thông, an ninh trật tự, an toàn thực phẩm…được thành lập mới và duy trì hoạt động hiệu quả, hiện có 1.655 tổ tự quản bảo vệ môi trường ở KDC; 237 mô hình về xử lý chất thải tại cộng đồng; 103.115 hộ gia đình đăng ký sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn; 132 mô hình bảo vệ ANTQ, 248 mô hình bảo đảm ATGT, 118 mô hình bảo đảm an toàn thực phẩm.
Cuộc vận động đã có tác động tích cực đến toàn xã hội, các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh; người tiêu dùng và các cơ quan, đơn vị, tổ chức nhận thức đầy đủ hơn về trách nhiệm, quyền lợi đối với sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước, từ đó thay đổi thái độ, hành vi ưu tiên mua sắm, tiêu dùng hàng thương hiệu Việt; số người tiêu dùng mua sắm hàng Việt trên địa bàn tỉnh tăng lên đáng kể, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao sức cạnh tranh của hàng thương hiệu Việt và phát triển thị trường nội địa.
Phong trào thi đua đoàn kết tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, tham gia giám sát, phản biện được MTTQ các tổ chức cho nhân dân tham gia xây dựng Đảng, hệ thống chính trị bằng nhiều hình thức phong phú. Đặc biệt là công tác vận động nhân dân tham gia giám sát việc tu dưỡng, rèn luyện của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu; Mặt trận Tổ quốc các cấp trong tỉnh tổ chức 217 đoàn giám sát (cấp tỉnh 21, cấp huyện 115, cấp xã 81); tham gia 658 cuộc giám sát (cấp tỉnh 60, cấp huyện 183, cấp xã 415). Ban Thanh tra nhân dân xã phường, thị trấn giám sát được 2.416 cuộc; Ban giám sát đầu tư của cộng đồng giám sát được 2.806 dự án đầu tư.
Đổi mới công tác khen thưởng và nhân điển hình tiên tiến
Từ phong trào thi đua yêu nước, đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực, đội ngũ cán bộ MTTQ cũng được rèn luyện và trưởng thành về mọi mặt thể hiện được tính tiêu biểu, tính đại diện của MTTQ góp phần nâng cao, khẳng định vị thế, vai trò của MTTQ trước nhân dân và toàn xã hội, làm cho vườn hoa thi đua yêu nước ngày càng phát triển rực rỡ và có sự lan toả mạnh mẽ. 5 năm qua MTTQ tỉnh đã tổ chức 07 Hội nghị biểu dương, tuyên dương khen thưởng 509 điển hình tiên tiến các lĩnh vực. Khen thưởng công tác hằng năm cho 105 tập thể, 101 cá nhân, và khen nhiều tập thể, cá nhân theo các chuyên đề, đợt khác. Điển hình như các tập thể Ủy ban MTTQ huyện Trấn Yên, Văn Yên, thành phố Yên Bái; MTTQ các xã Báo Đáp, Việt Thành (Trấn Yên); Chế Cu Nha (Mù Cang Chải; Hát Lừu (Trạm Tấu); các cá nhân như Bà Tráng Thị Nhà, Bí thư Chi bộ, Trưởng Ban CTMT thôn Khuôn Bổ, xã Hồng Ca huyện Trấn Yên; Ông Giàng A Dao, xã Bản Mù, Ông Giàng A Lềnh, thôn Mo Nhang, xã Trạm Tấu, Ông Giàng A Dình, Bí thư Chi bộ, Trưởng Ban CTMT bản Thào Chua Chải, xã Chế Cu Nha, Ông Lờ A Dê, bản Xéo Dì Hồ A, xã Lao Chải; Ông Hà Thanh Ngôn, thôn Khánh Trung, xã Minh Chuẩn, huyện Lục Yên.... Ông Phạm Văn Ngọc, Trưởng Ban họ giáo thị trấn Cổ Phúc huyện Trấn Yên; Ông Đỗ Lâm Triết, thôn Đồng Tâm, xã An Thịnh, huyện Văn Yên...
Trong công tác khen thưởng chú trọng khen thưởng tập thể nhỏ, người lao động, làm việc trực tiếp ở cơ sở, vùng sâu vùng xa và vùng dân tộc thiểu số, các cá nhân, điển hình ở cơ sở như Chủ tịch MTTQ các xã phường, thị trấn; Trưởng Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư; Ban Thanh tra nhân dân và Ban Giám sát đầu tư cộng đồng; các chức sắc, chức việc tôn giáo, giáo dân tiêu biểu; người uy tín tiêu biểu trong các dân tộc thiếu số; cán bộ công chức trực tiếp tham mưu nhiệm vụ công tác.
Nhờ đổi mới, đã có những chuyển biến tích cực trong việc khen thưởng theo thẩm quyền và trình cấp trên khen thưởng đúng người, đúng việc, luôn bám sát, động viên thúc đẩy phong trào thi đua. Với những thành tích và kết quả đã đạt được trong 5 năm qua Ủy ban MTTQ tỉnh liên tục được nhận BẰng khen của UBND tỉnh, Ủy ban TW MTTQ VIệt Nam; Bằng khenc ủa Thử tướng CHính Phủ; Năm 2018, 2019 Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Yên được nhận cờ xuất sắc của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; 2018: Cờ thi đua của Thủ tướng Chính Phủ.
Bài học vận dụng
Từ thực tiễn các phong trào thi đua trong 5 năm qua cho thấy để phong trào thi đua thiết thực hiệu quả Phải quán triệt sâu sắc các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác thi đua khen thưởng. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Khơi dậy được lòng tự tôn dân tộc, tinh thần yêu nước, hăng hái thi đua của các tầng lớp nhân dân, tạo được sự đồng thuận xã hội và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân ở địa phương đạt kết quả.
Chương trình phối hợp thực hiện các phong trào thi đua giữa MTTQ các cấp với chính quyền và các tổ chức thành viên mang tính hiệu quả, thiết thực khi bám sát thực tiễn cuộc sống và lấy cơ sở làm xuất phát điểm. Chỉ đạo có trọng tâm, trọng điểm và kết hợp biểu dương, khen thưởng, nhân điển hình kịp thời. Các phong trào, các cuộc vận động của Mặt trận ngoài việc tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện còn phải có sự phối hợp quản lý, cung cấp phương tiện, điều kiện thực hiện của chính quyền. Thực tiễn cho thấy nơi nào chính quyền thể hiện trách nhiệm cao trong việc phối hợp với Mặt trận thì nơi đó hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng được phát huy đúng mức.
Đặc biệt nơi nào lựa chọn được người làm công tác Mặt trận thực sự có năng lực, uy tín, tâm huyết, phát huy được vai trò của các cá nhân điển hình tiên tiến, các già làng trưởng bản, người uy tín tiêu biểu thì nơi đó, hiệu quả phong trào thi đua thi đua, khen thưởng thể hiện rõ nét, thúc đẩy được phong trào thi đua trong nhân dân./.
1284 lượt xem
Theo Trang TTĐT Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Yên Bái
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng lớn, nhà cách mạng thiên tài, nhà tuyên truyền kiệt xuất của Việt Nam trong thế kỷ XX. Người không chỉ vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác - Lênin, đề ra đường lối chiến lược, sách lược cho cách mạng Việt Nam, mà còn tuyên truyền phổ biến và tổ chức thực hiện nhiều phong trào thi đua yêu nước đặc biệt là các phong trào thi đua xây dựng củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.Tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước
Sinh thời, Bác Hồ luôn coi trọng việc tổ chức, động viên phong trào thi đua yêu nước. Người coi đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của mọi thời kỳ cách mạng, bởi đó chính là nền tảng, là động lực của sự phát triển, là nhân tố quan trọng quyết định thắng lợi của sự nghiệp cách mạng, bảo đảm cho sự phát triển bền vững của quốc gia, dân tộc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua. Và những người thi đua là những người yêu nước nhất”. Mục đích và ý nghĩa của thi đua rất rộng lớn và sâu sắc: “Thi đua chẳng những bồi dưỡng tinh thần đoàn kết và tinh thần yêu nước của dân tộc ta, mà lại làm cho nhân dân ta đoàn kết với nhân dân lao động thế giới. Thi đua là góp sức giữ gìn hòa bình và dân chủ thế giới”. Đồng thời, Người yêu cầu, trong phong trào thi đua yêu nước “phải luôn luôn nâng cao tinh thần yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội; ý thức làm chủ tập thể, cần kiệm xây dựng đất nước; chịu đựng mọi gian khổ, khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành mọi nhiệm vụ”.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, xác định phương hướng, lựa chọn nội dung thi đua phải bám sát yêu cầu nhiệm vụ của từng địa phương, đơn vị, động viên cổ vũ mọi người tích cực làm tốt những công việc làm hàng ngày. Người nhắc nhở: “Tưởng lầm rằng thi đua là một việc khác với những công việc hàng ngày. Thật ra, công việc hàng ngày chính là nền tảng thi đua”. Khi nội dung thi đua được xác định, phải đề ra mục tiêu, mức độ phấn đấu thật sự khoa học, phù hợp với tình hình thực tế và luôn yêu cầu cao để mọi người cùng phấn đấu. Theo Người: “Mức thi đua phải tiến dần dần và tiến mãi mãi... Trí khôn, sáng kiến, học hỏi, tiến bộ và tinh thần hy sinh của người ta không có giới hạn, nó cứ tiến mãi. Cho nên mức thi đua cũng không có hạn, nó cũng tiến lên mãi”.
Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ: “Thi đua phải có sự lãnh đạo đúng”, có sự chỉ đạo thống nhất, có sự phối hợp chặt chẽ giữa tổ chức đảng với tổ chức chính quyền và đoàn thể quần chúng. Người chỉ ra những nơi phong trào thi đua yếu kém là do có khuyết điểm trong công tác tổ chức lãnh đạo phong trào. Người nhắc nhở: “Tổ chức và lãnh đạo còn kém, không phát triển được hết sáng kiến và năng lực của quần chúng”. Người luôn yêu cầu cán bộ phải thật sự mẫu mực, luôn gương mẫu trong phong trào thi đua, thực sự là tấm gương sáng để cấp dưới và quần chúng noi theo.
Cùng với sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, thống nhất của tổ chức đảng các cấp, sự gương mẫu và sâu sát, tỉ mỉ của đội ngũ cán bộ, để thi đua có chất lượng và hiệu quả cao, cần phải có kế hoạch khoa học, với nhiều biện pháp tổ chức thực hiện chu đáo, chặt chẽ. Đồng thời, phải có quyết tâm cao, tránh đánh trống bỏ dùi, đầu voi đuôi chuột, đúng như Hồ Chí Minh đã tổng kết: “Để bảo đảm phong trào thi đua thắng lợi vẻ vang, cần có hai điều: một là cán bộ và công nhân phải thấm nhuần đạo đức cách mạng, ý thức trách nhiệm và tinh thần làm chủ tập thể; hai là kế hoạch 10 phần thì biện pháp phải 20 phần và quyết tâm 30 phần”.
Nói về vai trò của thi đua, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, phong trào thi đua càng phát triển tốt đẹp, tất nhiên càng nảy nở nhiều cá nhân, tập thể tiên tiến, điển hình cho phong trào; đề cao sáng kiến của quần chúng và phổ biến rộng rãi; Người nhắc nhở: “Sáng kiến và kinh nghiệm cũng như những con suối nhỏ chảy vào sông to, những con sông to chảy vào bể cả. Không biết quý trọng sáng kiến và phổ biến kinh nghiệm tức là lãng phí của dân tộc”.
Đối với những cá nhân điển hình tiên tiến khi đã trở thành anh hùng, chiến sĩ thi đua vẫn phải giúp đỡ họ tiếp tục phấn đấu, không tự kiêu, tự mãn, tự tư, tự lợi. Người dạy: “Tách rời tập thể thì dù tài giỏi mấy, một cá nhân cũng không làm được gì. Cho nên càng có thành tích, thì càng phải cố gắng, càng phải khiêm tốn… Các anh hùng và chiến sĩ thi đua cần phải luôn luôn dắt dìu, giúp đỡ những người chung quanh mình cùng tiến bộ”.
Người quan niệm thi đua phải luôn gắn liền với việc tổng kết, đánh giá và khen thưởng kịp thời. Người thường xuyên nhắc nhở các ngành, các cấp, các địa phương: “Sau đợt thi đua, phải thiết thực kiểm tra, tổng kết, phổ biến kinh nghiệm, khen thưởng những người kiểu mẫu, nâng đỡ những người kém cỏi”. Không những biểu dương, khen thưởng, nhân rộng các cá nhân điển hình tiên tiến tiêu biểu được xây dựng, bình chọn qua các cấp, các ngành mà còn phải biểu dương, khen thưởng kịp thời những gương “người tốt, việc tốt” trong cuộc sống hằng ngày. Điều này đã động viên, khích lệ kịp thời hàng nghìn gương “người tốt, việc tốt”. Người coi đó là một trong những cách tốt nhất “để hằng ngày giáo dục lẫn nhau”, “để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới”.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả các phong trào thi đua
Quán triệt và thực hiện tư tưởng của Người, trong những năm qua, phong trào thi đua yêu nước trong công tác Mặt trận đã được MTTQ các cấp thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ. Phong trào thi đua ngày càng thực chất, có chiều sâu, đáp ứng được yêu cầu đổi mới, tâm tư nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân nên được đông đảo các tầng lớp nhân dân nhiệt tình hưởng ứng.
Phong trào thi đua chăm lo xây dựng củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đặc biệt chú trọng xây dựng mô hình 177 tập thể, 20 hộ gia đình và 94 cá nhân điển hình tiên tiến học tập và làm theo Bác. Phong trào thi đua“Xây dựng chùa cảnh văn hóa giai đoạn 2017-2022” được đồng bào Phật giáo người đi chùa chấp hành tốt thể hiện nét đẹp trong văn hóa lễ hội, tâm linh của người dân địa phương; phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, sống tốt đời đẹp đạo trong đồng bào công giáo, sống tốt đời đẹp đạo đã đi sâu vào đời sống đồng bào công giáo, củng cố thêm lòng tin của nhân dân, đồng bào các dân tộc, tôn giáo đối với Đảng, chính quyền và Mặt trận, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế xã hội.
Toàn tỉnh hiện nay có 68/157 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (43%), có 10/23 phường, thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh được công nhận là “Phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị” (43%), MTTQ các cấp đóng góp tích cực vào 19 tiêu chí; duy trì củng cố trên 800 mô hình về các lĩnh vực ở tổ dân phố, thôn, bản, khu dân cư; năm 2019 thành lập, duy trì 2.500 tổ tự quản, trên 100 tổ hợp tác phát huy cao độ tinh thần sáng tạo tự quản của nhân dân trong tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.
Nhân dân tích cực đóng góp tiền của, công sức, đất đai để xây dựng cơ sở hạ tầng, hiến trên 520 nghìn m2 đất, gần 40.000 ngày công lao động, đóng góp làm được trên 80 công trình cơ sở hạ tầng nông thôn, thực hiện kiên cố hóa mở 900 km đường giao thông nông thôn...
Qua 5 năm vận động, quỹ người nghèo các cấp đã huy động được trên 50 tỷ đồng, trong đó tiền mặt trên 30 tỷ đồng còn lại là ngày công lao động và vật liệu quy thành tiền; làm mới và sửa chữa được 10.000 ngôi nhà dột nát cho hộ nghèo, hỗ trợ thăm hỏi 25.000 lượt hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn. Những nỗ lực cố gắng đó đã góp phần thực hiện có hiệu quả chương trình giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội của tỉnh, tỷ lệ giảm hộ nghèo bình quân hàng năm đạt từ 4-6%, giảm từ 20,56% (năm 2014) xuống còn 11,56% (năm 2019).
Các hoạt động văn hóa xã hội có nhiều chuyển biến, đời sống văn hóa tinh thần và sức khỏe của nhân dân được nâng lên đáng kể, toàn tỉnh hiện có 859/1.364 KDC đạt tiêu chuẩn KDC văn hóa (đạt 63%) có 169.727/213.794 hộ gia đình đạt chuẩn văn hóa (đạt 79 %); có 893/1.364 thôn, bản, tổ dân phố đạt chuẩn văn hóa, đạt 65%); có 1.178/1.378 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa, đạt 85 %.
Các mô hình bảo vệ môi trường, an toàn giao thông, an ninh trật tự, an toàn thực phẩm…được thành lập mới và duy trì hoạt động hiệu quả, hiện có 1.655 tổ tự quản bảo vệ môi trường ở KDC; 237 mô hình về xử lý chất thải tại cộng đồng; 103.115 hộ gia đình đăng ký sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn; 132 mô hình bảo vệ ANTQ, 248 mô hình bảo đảm ATGT, 118 mô hình bảo đảm an toàn thực phẩm.
Cuộc vận động đã có tác động tích cực đến toàn xã hội, các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh; người tiêu dùng và các cơ quan, đơn vị, tổ chức nhận thức đầy đủ hơn về trách nhiệm, quyền lợi đối với sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước, từ đó thay đổi thái độ, hành vi ưu tiên mua sắm, tiêu dùng hàng thương hiệu Việt; số người tiêu dùng mua sắm hàng Việt trên địa bàn tỉnh tăng lên đáng kể, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao sức cạnh tranh của hàng thương hiệu Việt và phát triển thị trường nội địa.
Phong trào thi đua đoàn kết tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, tham gia giám sát, phản biện được MTTQ các tổ chức cho nhân dân tham gia xây dựng Đảng, hệ thống chính trị bằng nhiều hình thức phong phú. Đặc biệt là công tác vận động nhân dân tham gia giám sát việc tu dưỡng, rèn luyện của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu; Mặt trận Tổ quốc các cấp trong tỉnh tổ chức 217 đoàn giám sát (cấp tỉnh 21, cấp huyện 115, cấp xã 81); tham gia 658 cuộc giám sát (cấp tỉnh 60, cấp huyện 183, cấp xã 415). Ban Thanh tra nhân dân xã phường, thị trấn giám sát được 2.416 cuộc; Ban giám sát đầu tư của cộng đồng giám sát được 2.806 dự án đầu tư.
Đổi mới công tác khen thưởng và nhân điển hình tiên tiến
Từ phong trào thi đua yêu nước, đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực, đội ngũ cán bộ MTTQ cũng được rèn luyện và trưởng thành về mọi mặt thể hiện được tính tiêu biểu, tính đại diện của MTTQ góp phần nâng cao, khẳng định vị thế, vai trò của MTTQ trước nhân dân và toàn xã hội, làm cho vườn hoa thi đua yêu nước ngày càng phát triển rực rỡ và có sự lan toả mạnh mẽ. 5 năm qua MTTQ tỉnh đã tổ chức 07 Hội nghị biểu dương, tuyên dương khen thưởng 509 điển hình tiên tiến các lĩnh vực. Khen thưởng công tác hằng năm cho 105 tập thể, 101 cá nhân, và khen nhiều tập thể, cá nhân theo các chuyên đề, đợt khác. Điển hình như các tập thể Ủy ban MTTQ huyện Trấn Yên, Văn Yên, thành phố Yên Bái; MTTQ các xã Báo Đáp, Việt Thành (Trấn Yên); Chế Cu Nha (Mù Cang Chải; Hát Lừu (Trạm Tấu); các cá nhân như Bà Tráng Thị Nhà, Bí thư Chi bộ, Trưởng Ban CTMT thôn Khuôn Bổ, xã Hồng Ca huyện Trấn Yên; Ông Giàng A Dao, xã Bản Mù, Ông Giàng A Lềnh, thôn Mo Nhang, xã Trạm Tấu, Ông Giàng A Dình, Bí thư Chi bộ, Trưởng Ban CTMT bản Thào Chua Chải, xã Chế Cu Nha, Ông Lờ A Dê, bản Xéo Dì Hồ A, xã Lao Chải; Ông Hà Thanh Ngôn, thôn Khánh Trung, xã Minh Chuẩn, huyện Lục Yên.... Ông Phạm Văn Ngọc, Trưởng Ban họ giáo thị trấn Cổ Phúc huyện Trấn Yên; Ông Đỗ Lâm Triết, thôn Đồng Tâm, xã An Thịnh, huyện Văn Yên...
Trong công tác khen thưởng chú trọng khen thưởng tập thể nhỏ, người lao động, làm việc trực tiếp ở cơ sở, vùng sâu vùng xa và vùng dân tộc thiểu số, các cá nhân, điển hình ở cơ sở như Chủ tịch MTTQ các xã phường, thị trấn; Trưởng Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư; Ban Thanh tra nhân dân và Ban Giám sát đầu tư cộng đồng; các chức sắc, chức việc tôn giáo, giáo dân tiêu biểu; người uy tín tiêu biểu trong các dân tộc thiếu số; cán bộ công chức trực tiếp tham mưu nhiệm vụ công tác.
Nhờ đổi mới, đã có những chuyển biến tích cực trong việc khen thưởng theo thẩm quyền và trình cấp trên khen thưởng đúng người, đúng việc, luôn bám sát, động viên thúc đẩy phong trào thi đua. Với những thành tích và kết quả đã đạt được trong 5 năm qua Ủy ban MTTQ tỉnh liên tục được nhận BẰng khen của UBND tỉnh, Ủy ban TW MTTQ VIệt Nam; Bằng khenc ủa Thử tướng CHính Phủ; Năm 2018, 2019 Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Yên được nhận cờ xuất sắc của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; 2018: Cờ thi đua của Thủ tướng Chính Phủ.
Bài học vận dụng
Từ thực tiễn các phong trào thi đua trong 5 năm qua cho thấy để phong trào thi đua thiết thực hiệu quả Phải quán triệt sâu sắc các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác thi đua khen thưởng. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Khơi dậy được lòng tự tôn dân tộc, tinh thần yêu nước, hăng hái thi đua của các tầng lớp nhân dân, tạo được sự đồng thuận xã hội và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân ở địa phương đạt kết quả.
Chương trình phối hợp thực hiện các phong trào thi đua giữa MTTQ các cấp với chính quyền và các tổ chức thành viên mang tính hiệu quả, thiết thực khi bám sát thực tiễn cuộc sống và lấy cơ sở làm xuất phát điểm. Chỉ đạo có trọng tâm, trọng điểm và kết hợp biểu dương, khen thưởng, nhân điển hình kịp thời. Các phong trào, các cuộc vận động của Mặt trận ngoài việc tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện còn phải có sự phối hợp quản lý, cung cấp phương tiện, điều kiện thực hiện của chính quyền. Thực tiễn cho thấy nơi nào chính quyền thể hiện trách nhiệm cao trong việc phối hợp với Mặt trận thì nơi đó hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng được phát huy đúng mức.
Đặc biệt nơi nào lựa chọn được người làm công tác Mặt trận thực sự có năng lực, uy tín, tâm huyết, phát huy được vai trò của các cá nhân điển hình tiên tiến, các già làng trưởng bản, người uy tín tiêu biểu thì nơi đó, hiệu quả phong trào thi đua thi đua, khen thưởng thể hiện rõ nét, thúc đẩy được phong trào thi đua trong nhân dân./.