CTTĐT - Tỉnh Yên Bái đặt mục tiêu tiếp tục duy trì 45 nhóm chỉ số tại 7 trụ cột đạt điểm tối đa; triển khai các nhiệm vụ để cải thiện 50 nhóm chỉ số tại 7 trụ cột chưa đạt điểm, đạt điểm thấp (dự kiến tăng 183,93 điểm so với năm 2022).
Đồng chí Trần Huy Tuấn - Chủ tịch UBND tỉnh thăm gian hàng giới thiệu công nghệ số của Viettel Yên Bái
Các nhiệm vụ và giải pháp bao gồm:
Nhận thức số: Triển khai đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền về chuyển đổi số; tập trung truyền thông đa phương tiện, ứng dụng các nền tảng, công nghệ số, hệ thống thông tin cơ sở nhằm nâng cao cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người dân.
Thể chế số: Tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ chuyển đổi số của Trung ương, của tỉnh; rà soát, kiến nghị với cấp có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung, khắc phục những bất cập trong các cơ chế, chính sách về chuyển đổi số hiện hành.
Hạ tầng số: Triển khai đồng bộ các giải pháp xóa các vùng lõm sóng, trắng sóng di động 3G, 4G, phấn đấu đến hết năm 2025 toàn tỉnh không còn vùng lõm sóng, trắng sóng di động 3G, 4G; thực hiện tắt sóng 2G, 3G theo lộ trình của Bộ Thông tin và Truyền thông; tập trung phát triển vùng phủ sóng di động 5G. Tuyên truyền, vận động, triển khai các chính sách trợ giá của doanh nghiệp, đồng thời vận động các nguồn tài trợ hợp pháp để nâng cao tỷ lệ số gia đình, tỷ lệ người dân trưởng thành có điện thoại thông minh hoặc thiết bị thông minh. Triển khai các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng thiết bị đầu cuối, kết nối, đảm bảo an toàn cho các hệ thống thông tin tại các cơ quan, đơn vị, địa phương.
Nhân lực số: triển khai các chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; thu hút sinh viên nhóm ngành công nghệ thông tin, chuyển đổi số tốt nghiệp về công tác, làm việc trong các cơ quan, đơn vị Nhà nước trên địa bàn tỉnh. Đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng số, an toàn thông tin cơ bản và nâng cao cho cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan, đơn vị Nhà nước trên địa bàn tỉnh; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng số và an toàn thông tin cho đội ngũ cán bộ chuyên trách tham mưu thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số của tỉnh.
Chính quyền số: nâng cấp Cổng Thông tin điện tử tỉnh, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh đảm bảo quy chuẩn của Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông. Xây dựng kho dữ liệu, Cổng dữ liệu mở; nền tảng về phân tích, xử lý dữ liệu tổng hợp tập trung; nền tảng quản trị tổng thể, thống nhất toàn tỉnh phục vụ hoạt động chỉ đạo, điều hành và quản trị nội bộ của cơ quan Nhà nước. Triển khai các ứng dụng trí trí tuệ nhân tạo (AI) trong hoạt động của chính quyền; tích hợp AI trong các nền tảng dùng chung của tỉnh.
Kinh tế số: triển khai tuyên truyền, phổ biến, đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng số, nhất là kỹ năng quản trị số cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể. Tuyên truyền, vận động doanh nghiệp tham gia chương trình hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; Định hướng, tư vấn, hướng dẫn, khuyến khích, thúc đẩy ứng dụng công nghệ số trong các ngành, lĩnh vực kinh tế, các khâu trong chuỗi sản xuất - chế biến - bao tiêu sản phẩm để qua đó gia tăng giá trị kinh tế số/GRDP của tỉnh. Mời gọi, tạo điều kiện và có cơ chế thu hút doanh nghiệp công nghệ số vào tỉnh đầu tư sản xuất kinh doanh để phát triển, nâng cao số lượng doanh nghiệp công nghệ số trên địa bàn tỉnh.
Xã hội số: Chỉ đạo triển khai, mở rộng kênh tương tác các nền tảng số phục vụ, đáp ứng nhu cầu tiếp cận thông tin, tương tác với chính quyền của người dân, doanh nghiệp; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến; sử dụng các dịch vụ số trên môi trường mạng; hỗ trợ người dân mở tài khoản ngân hàng, sử dụng các nền tảng số thanh toán không dùng tiền mặt trong các giao dịch chi tiêu tài chính hằng ngày.
An toàn thông tin mạng: Chỉ đạo rà soát, xây dựng và phê duyệt hồ sơ đề xuất cấp độ cho tất cả hệ thống thông tin của các cơ quan nhà nước, đảm bảo 100% hệ thống thông tin được phê duyệt hồ sơ đề xuất cấp độ, được triển khai đầy đủ phương án bảo vệ theo hồ sơ đề xuất cấp độ đã được phê duyệt, được kiểm tra, đánh giá theo quy định và được giám sát trực tiếp và kết nối chia sẻ dữ liệu với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia ...
UBND tỉnh Yên Bái cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho cho các cơ quan, đơn vị nhằm duy trì, nâng cao chất lượng các chỉ số, góp phần nâng cao thứ hạng chỉ số chuyển đổi số (DTI) tỉnh Yên Bái năm 2024 và các năm tiếp theo.
3206 lượt xem
Ban Biên tập
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Tỉnh Yên Bái đặt mục tiêu tiếp tục duy trì 45 nhóm chỉ số tại 7 trụ cột đạt điểm tối đa; triển khai các nhiệm vụ để cải thiện 50 nhóm chỉ số tại 7 trụ cột chưa đạt điểm, đạt điểm thấp (dự kiến tăng 183,93 điểm so với năm 2022).Các nhiệm vụ và giải pháp bao gồm:
Nhận thức số: Triển khai đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền về chuyển đổi số; tập trung truyền thông đa phương tiện, ứng dụng các nền tảng, công nghệ số, hệ thống thông tin cơ sở nhằm nâng cao cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người dân.
Thể chế số: Tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ chuyển đổi số của Trung ương, của tỉnh; rà soát, kiến nghị với cấp có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung, khắc phục những bất cập trong các cơ chế, chính sách về chuyển đổi số hiện hành.
Hạ tầng số: Triển khai đồng bộ các giải pháp xóa các vùng lõm sóng, trắng sóng di động 3G, 4G, phấn đấu đến hết năm 2025 toàn tỉnh không còn vùng lõm sóng, trắng sóng di động 3G, 4G; thực hiện tắt sóng 2G, 3G theo lộ trình của Bộ Thông tin và Truyền thông; tập trung phát triển vùng phủ sóng di động 5G. Tuyên truyền, vận động, triển khai các chính sách trợ giá của doanh nghiệp, đồng thời vận động các nguồn tài trợ hợp pháp để nâng cao tỷ lệ số gia đình, tỷ lệ người dân trưởng thành có điện thoại thông minh hoặc thiết bị thông minh. Triển khai các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng thiết bị đầu cuối, kết nối, đảm bảo an toàn cho các hệ thống thông tin tại các cơ quan, đơn vị, địa phương.
Nhân lực số: triển khai các chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; thu hút sinh viên nhóm ngành công nghệ thông tin, chuyển đổi số tốt nghiệp về công tác, làm việc trong các cơ quan, đơn vị Nhà nước trên địa bàn tỉnh. Đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng số, an toàn thông tin cơ bản và nâng cao cho cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan, đơn vị Nhà nước trên địa bàn tỉnh; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng số và an toàn thông tin cho đội ngũ cán bộ chuyên trách tham mưu thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số của tỉnh.
Chính quyền số: nâng cấp Cổng Thông tin điện tử tỉnh, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh đảm bảo quy chuẩn của Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông. Xây dựng kho dữ liệu, Cổng dữ liệu mở; nền tảng về phân tích, xử lý dữ liệu tổng hợp tập trung; nền tảng quản trị tổng thể, thống nhất toàn tỉnh phục vụ hoạt động chỉ đạo, điều hành và quản trị nội bộ của cơ quan Nhà nước. Triển khai các ứng dụng trí trí tuệ nhân tạo (AI) trong hoạt động của chính quyền; tích hợp AI trong các nền tảng dùng chung của tỉnh.
Kinh tế số: triển khai tuyên truyền, phổ biến, đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng số, nhất là kỹ năng quản trị số cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể. Tuyên truyền, vận động doanh nghiệp tham gia chương trình hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; Định hướng, tư vấn, hướng dẫn, khuyến khích, thúc đẩy ứng dụng công nghệ số trong các ngành, lĩnh vực kinh tế, các khâu trong chuỗi sản xuất - chế biến - bao tiêu sản phẩm để qua đó gia tăng giá trị kinh tế số/GRDP của tỉnh. Mời gọi, tạo điều kiện và có cơ chế thu hút doanh nghiệp công nghệ số vào tỉnh đầu tư sản xuất kinh doanh để phát triển, nâng cao số lượng doanh nghiệp công nghệ số trên địa bàn tỉnh.
Xã hội số: Chỉ đạo triển khai, mở rộng kênh tương tác các nền tảng số phục vụ, đáp ứng nhu cầu tiếp cận thông tin, tương tác với chính quyền của người dân, doanh nghiệp; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến; sử dụng các dịch vụ số trên môi trường mạng; hỗ trợ người dân mở tài khoản ngân hàng, sử dụng các nền tảng số thanh toán không dùng tiền mặt trong các giao dịch chi tiêu tài chính hằng ngày.
An toàn thông tin mạng: Chỉ đạo rà soát, xây dựng và phê duyệt hồ sơ đề xuất cấp độ cho tất cả hệ thống thông tin của các cơ quan nhà nước, đảm bảo 100% hệ thống thông tin được phê duyệt hồ sơ đề xuất cấp độ, được triển khai đầy đủ phương án bảo vệ theo hồ sơ đề xuất cấp độ đã được phê duyệt, được kiểm tra, đánh giá theo quy định và được giám sát trực tiếp và kết nối chia sẻ dữ liệu với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia ...
UBND tỉnh Yên Bái cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho cho các cơ quan, đơn vị nhằm duy trì, nâng cao chất lượng các chỉ số, góp phần nâng cao thứ hạng chỉ số chuyển đổi số (DTI) tỉnh Yên Bái năm 2024 và các năm tiếp theo.