CTTĐT - Thời gian qua, công tác phát triển, nâng cao chất lượng nguồn lực, trọng tâm là nâng cao chất lượng nhân lực khu vực nông nghiệp, nông thôn, nhân lực đồng bào dân tộc thiểu số; tạo việc làm gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động được tỉnh Yên Bái quan tâm, đẩy mạnh.
Lớp dạy nghề Điện tại trường Cao đẳng Nghề Yên Bái.
Giai đoạn 2021-2025 ngành Lao động - Thương binh và Xã hội đã triển khai có hiệu quả kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn. UBND tỉnh cũng đã ban hành kế hoạch về đào tạo nghề, giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Thực hiện tốt công tác tuyển sinh đào tạo nghề gắn với doanh nghiệp, thị trường lao động; việc tư vấn hỗ trợ tuyển dụng, cung ứng lao động cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, xây dựng, khai thác chế biến, dịch vụ thương mại trong và ngoài tỉnh được đẩy mạnh; công tác xuất khẩu lao động được triển khai hiệu quả góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp.
Nhờ thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nên trong 10 tháng năm 2024 toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho 20.908 lao động, đạt 104,5% kế hoạch, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó từ chương trình phát triển kinh tế xã hội 9.321 người, vay vốn Quỹ quốc gia giải quyết việc làm 2.972 người, xuất khẩu lao động 543 người, cung ứng lao động tỉnh ngoài 8.072 người. Đặc biệt trong tháng 10 có 470 lao động chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp. 10 tháng chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp cho 7.493 lao động, bằng 107% kế hoạch.
Thời gian tới, tỉnh Yên Bái tiếp tục đầu tư phát triển nâng cao chất lượng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; chú trọng đầu tư các ngành nghề trọng điểm. Triển khai thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo nghề, giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp; thực hiện tốt công tác hướng nghiệp, phân luồng, liên thông trong giáo dục nghề nghiệp; tổ chức đào tạo theo nhu cầu của thị trường lao động, nhất là những ngành nghề có lợi thế của tỉnh…
1483 lượt xem
Thanh Thủy
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Thời gian qua, công tác phát triển, nâng cao chất lượng nguồn lực, trọng tâm là nâng cao chất lượng nhân lực khu vực nông nghiệp, nông thôn, nhân lực đồng bào dân tộc thiểu số; tạo việc làm gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động được tỉnh Yên Bái quan tâm, đẩy mạnh. Giai đoạn 2021-2025 ngành Lao động - Thương binh và Xã hội đã triển khai có hiệu quả kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn. UBND tỉnh cũng đã ban hành kế hoạch về đào tạo nghề, giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Thực hiện tốt công tác tuyển sinh đào tạo nghề gắn với doanh nghiệp, thị trường lao động; việc tư vấn hỗ trợ tuyển dụng, cung ứng lao động cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, xây dựng, khai thác chế biến, dịch vụ thương mại trong và ngoài tỉnh được đẩy mạnh; công tác xuất khẩu lao động được triển khai hiệu quả góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp.
Nhờ thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nên trong 10 tháng năm 2024 toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho 20.908 lao động, đạt 104,5% kế hoạch, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó từ chương trình phát triển kinh tế xã hội 9.321 người, vay vốn Quỹ quốc gia giải quyết việc làm 2.972 người, xuất khẩu lao động 543 người, cung ứng lao động tỉnh ngoài 8.072 người. Đặc biệt trong tháng 10 có 470 lao động chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp. 10 tháng chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp cho 7.493 lao động, bằng 107% kế hoạch.
Thời gian tới, tỉnh Yên Bái tiếp tục đầu tư phát triển nâng cao chất lượng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; chú trọng đầu tư các ngành nghề trọng điểm. Triển khai thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo nghề, giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp; thực hiện tốt công tác hướng nghiệp, phân luồng, liên thông trong giáo dục nghề nghiệp; tổ chức đào tạo theo nhu cầu của thị trường lao động, nhất là những ngành nghề có lợi thế của tỉnh…