CTTĐT - Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng trong sản xuất gắn với xây dựng nông thôn mới, huyện Văn Yên đã tổ chức thực hiện Đề án gắn với chương trình phát triển kinh tế nông nghiệp trọng tâm, tập trung đẩy mạnh phát triển bền vững các loại cây trồng, vật nuôi có thế mạnh của huyện thành vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh tập trung theo hướng mở rộng diện tích, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm; sản xuất theo chuỗi, liên kết từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm ổn định, bền vững.
Đồng chí Luyện Hữu Chung - Bí thư Huyện uỷ Văn Yên kiểm tra mô hình HTX rau an toàn Q&C xã Đại Phác
Từ đầu năm 2020 đến nay, Đề án phát triển chăn nuôi đã được huyện thực hiện giải ngân 17/17 cơ sở, với tổng kinh phí đã giải ngân 430 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch, trong đó: Hỗ trợ 5 cơ sở chăn nuôi trâu, bò quy mô 10 con/cơ sở,( mức hỗ trợ 20 triệu đồng/hộ): Hỗ trợ 4 cơ sở chăn nuôi lợn thịt có quy mô 100 con/lứa/cơ sở ( mức hỗ trợ 30 triệu đồng/cơ sở), tổng kinh phí thực hiện là 120 triệu đồng; Hỗ trợ 5 cơ sở chăn nuôi lợn nái sinh sản có quy mô từ 15 con trở lên/cơ sở (mức hỗ trợ 30 triệu đồng/cơ sở) tổng kinh phí thực hiện là 150 triệu đồng; Hỗ trợ 3 cơ sở chăn nuôi lợn kết hợp 5 con lợn nái và 50 con lợn thịt ( mức hỗ trợ 20 triệu đồng/cơ sở) với tổng kinh phí 60 triệu đồng.
Thực hiện Đề án phát triển dâu tằm năm 2020 với kế hoạch được giao trồng mới 125 ha; UBND huyện đã chỉ đạo ngành chuyên môn đôn đốc UBND các xã tuyên truyền, vận động Nhân dân đăng ký diện tích trồng đảm bảo kế hoạch năm. Tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch COVID-19, giá kén tằm xuống thấp, nên tiến độ triển khai Đề án còn gặp nhiều khó khăn; đến nay đã trồng được 24,2 ha, bằng 19,4% kế hoạch (tại các xã Lâm Giang, Tân Hợp, Yên Hợp, Xuân Ái, Đông Cuông, Đại Phác, Yên Phú, Đông An); các ngành chuyên môn của huyện cũng đã tổ chức nghiệm thu 35/37 bộ né tằm cho các hộ đã đăng ký
Triển khai thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), các ngành chức năng của huyện đã tập trung hướng dẫn các địa phương xây dựng 6 sản phẩm đạt hạng 3 sao (đó là Sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ quế, Tinh dầu quế, Trà Quế, Quế thuốc lá, Quế thanh, bột Quế), đến nay đã được công nhận 3/6 sản phẩm, còn 03 sản phẩm còn lại, dự kiến trong tháng 12 sẽ được công nhận là sản phẩm đạt hạng 3 sao.
Thực hiện Đề án hỗ trợ nâng cao chất lượng về xúc tiến thương mại cho các sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản, hiện nay Hội đồng thẩm định của huyện đã thẩm định xong, đang hoàn thiện hồ sơ tài chính để giải ngân Dự án hỗ trợ chứng nhận cây ăn quả có múi theo tiêu chuẩn VietGap cho Doanh nghiệp tư nhân Đông Yến, dự kiến tháng 12/2020 dự án sẽ được cấp giấy chứng nhận
Song song với đó UBND huyện đã Chỉ đạo triển khai chính sách đặc thù hỗ trợ sản xuất nông nghiệp năm 2020 theo Nghị quyết số 13 của HĐND tỉnh Yên Bái. Đối với lĩnh vực chăn nuôi: Đến nay, đã thực hiện nghiệm thu và giải ngân 2 đợt cho 207 hộ gia đình với tổng số tiền 1 tỷ 935 triệu đồng. Cùng với đó, UBND huyện đã ban hành Quyết định phê duyệt dự án, danh sách, kinh phí cho các hộ thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ sản xuất nông nghiệp năm 2020 để ứng phó với dịch bệnh COVID-19, với tổng diện tích 735,2 ha, 4.832 hộ, 729,1 triệu đồng kinh phí hỗ trợ. Diện tích thực hiện tập trung ở các xã vùng trọng điểm trồng ngô đông trên đất 2 vụ lúa của huyện, hiện cây ngô đang sinh trưởng, phát triển tốt, diện tích ngô nếp, ngô ngọt đang cho thu hoạch.
UBND huyện cũng đã phối hợp với các sở, ban, ngành của tỉnh và các đơn vị liên quan triển khai “Dự án trang trại nuôi lợn khép kín công nghệ cao kết hợp trồng cây ăn quả công nghệ tưới Israel” - công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIX tại xã Đông An./.
1480 lượt xem
Theo Trang TTĐT huyện Văn Yên
Cổng thông tin điện tử tỉnh - Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng trong sản xuất gắn với xây dựng nông thôn mới, huyện Văn Yên đã tổ chức thực hiện Đề án gắn với chương trình phát triển kinh tế nông nghiệp trọng tâm, tập trung đẩy mạnh phát triển bền vững các loại cây trồng, vật nuôi có thế mạnh của huyện thành vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh tập trung theo hướng mở rộng diện tích, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm; sản xuất theo chuỗi, liên kết từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm ổn định, bền vững.Từ đầu năm 2020 đến nay, Đề án phát triển chăn nuôi đã được huyện thực hiện giải ngân 17/17 cơ sở, với tổng kinh phí đã giải ngân 430 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch, trong đó: Hỗ trợ 5 cơ sở chăn nuôi trâu, bò quy mô 10 con/cơ sở,( mức hỗ trợ 20 triệu đồng/hộ): Hỗ trợ 4 cơ sở chăn nuôi lợn thịt có quy mô 100 con/lứa/cơ sở ( mức hỗ trợ 30 triệu đồng/cơ sở), tổng kinh phí thực hiện là 120 triệu đồng; Hỗ trợ 5 cơ sở chăn nuôi lợn nái sinh sản có quy mô từ 15 con trở lên/cơ sở (mức hỗ trợ 30 triệu đồng/cơ sở) tổng kinh phí thực hiện là 150 triệu đồng; Hỗ trợ 3 cơ sở chăn nuôi lợn kết hợp 5 con lợn nái và 50 con lợn thịt ( mức hỗ trợ 20 triệu đồng/cơ sở) với tổng kinh phí 60 triệu đồng.
Thực hiện Đề án phát triển dâu tằm năm 2020 với kế hoạch được giao trồng mới 125 ha; UBND huyện đã chỉ đạo ngành chuyên môn đôn đốc UBND các xã tuyên truyền, vận động Nhân dân đăng ký diện tích trồng đảm bảo kế hoạch năm. Tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch COVID-19, giá kén tằm xuống thấp, nên tiến độ triển khai Đề án còn gặp nhiều khó khăn; đến nay đã trồng được 24,2 ha, bằng 19,4% kế hoạch (tại các xã Lâm Giang, Tân Hợp, Yên Hợp, Xuân Ái, Đông Cuông, Đại Phác, Yên Phú, Đông An); các ngành chuyên môn của huyện cũng đã tổ chức nghiệm thu 35/37 bộ né tằm cho các hộ đã đăng ký
Triển khai thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), các ngành chức năng của huyện đã tập trung hướng dẫn các địa phương xây dựng 6 sản phẩm đạt hạng 3 sao (đó là Sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ quế, Tinh dầu quế, Trà Quế, Quế thuốc lá, Quế thanh, bột Quế), đến nay đã được công nhận 3/6 sản phẩm, còn 03 sản phẩm còn lại, dự kiến trong tháng 12 sẽ được công nhận là sản phẩm đạt hạng 3 sao.
Thực hiện Đề án hỗ trợ nâng cao chất lượng về xúc tiến thương mại cho các sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản, hiện nay Hội đồng thẩm định của huyện đã thẩm định xong, đang hoàn thiện hồ sơ tài chính để giải ngân Dự án hỗ trợ chứng nhận cây ăn quả có múi theo tiêu chuẩn VietGap cho Doanh nghiệp tư nhân Đông Yến, dự kiến tháng 12/2020 dự án sẽ được cấp giấy chứng nhận
Song song với đó UBND huyện đã Chỉ đạo triển khai chính sách đặc thù hỗ trợ sản xuất nông nghiệp năm 2020 theo Nghị quyết số 13 của HĐND tỉnh Yên Bái. Đối với lĩnh vực chăn nuôi: Đến nay, đã thực hiện nghiệm thu và giải ngân 2 đợt cho 207 hộ gia đình với tổng số tiền 1 tỷ 935 triệu đồng. Cùng với đó, UBND huyện đã ban hành Quyết định phê duyệt dự án, danh sách, kinh phí cho các hộ thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ sản xuất nông nghiệp năm 2020 để ứng phó với dịch bệnh COVID-19, với tổng diện tích 735,2 ha, 4.832 hộ, 729,1 triệu đồng kinh phí hỗ trợ. Diện tích thực hiện tập trung ở các xã vùng trọng điểm trồng ngô đông trên đất 2 vụ lúa của huyện, hiện cây ngô đang sinh trưởng, phát triển tốt, diện tích ngô nếp, ngô ngọt đang cho thu hoạch.
UBND huyện cũng đã phối hợp với các sở, ban, ngành của tỉnh và các đơn vị liên quan triển khai “Dự án trang trại nuôi lợn khép kín công nghệ cao kết hợp trồng cây ăn quả công nghệ tưới Israel” - công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIX tại xã Đông An./.