Mường Lò - Nghĩa Lộ, thị xã miền Tây của tỉnh Yên Bái, không chỉ nổi tiếng là vùng gạo trắng nước trong với cánh đồng Mường Lò lớn thứ hai ở vùng Tây Bắc, mà còn là nơi cư ngụ đông đúc và lâu đời của người Thái Đen với một bề dày văn hóa nổi tiếng với 6 điệu múa xòe cổ, một hoạt động không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Thái Đen Mường Lò. Nó gắn bó với người Thái trong từng hơi thở, trở thành một phong tục truyền thống, bản sắc văn hóa của vùng miền. Xòe Thái đã chính thức trở thành một trong 26 Di sản văn hóa Phi vật thể Quốc gia. Hàng năm, lễ hội Xòe Mường Lò được tổ chức nhằm tuyên truyền, quảng bá sâu rộng các giá trị văn hóa, hình ảnh về nét đẹp con người và quê hương Yên Bái.
Trình duyệt không hỗ trợ xem trực tuyến
1. Nguồn gốc Lễ hội
Xòe được dịch ra theo tiếng Thái ghi trong cuốn sách "Quám tố mương" - tức "Chuyện bản Mường" của người Thái Đen Tây Bắc có nghĩa là “xe”, xòe cổ là “xe cáu ké” nhằm chỉ một hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian tập thể của đồng bào dân tộc Thái. Có thể nói xòe là biểu hiện nghệ thuật dân gian Thái đặc trưng và trở thành biểu trưng cơ bản và là thành tố quan trọng trong giá trị văn hóa đặc thù của dân tộc Thái.
Mường Lò được người Thái Đen ở Tây Bắc Việt Nam coi là quê tổ, bởi thế đồng bào cũng quan niệm đây là nơi sản sinh ra các điệu xòe cổ, là ngọn nguồn của những vòng xòe. Xòe được hình thành và phát triển cùng với quá trình lịch sử hình thành bản sắc văn hóa truyền thống của cộng đồng người Thái, nó gắn liền với cuộc sống, sinh hoạt, thể hiện đời sống vật chất và tinh thần của người Thái. Người Thái khi đặt chân đến Mường Lò, kinh tế truyền thống là nông nghiệp, sống quần tụ trong các bản làng ở các vùng lòng chảo, ven các sông suối. Trong cuộc mưu sinh để tồn tại và phát triển, người Thái luôn cần cù sáng tạo trong lao động sản xuất, chinh phục thiên nhiên, anh dũng đấu tranh chống lại thú dữ. Mỗi khi hoàn thành một công việc trọng đại, chinh phục được thiên nhiên hay chiến thắng kẻ thù thú dữ mọi người lại nắm tay nhau không phân biệt nam, nữ, già, trẻ và nhảy múa ăn mừng quanh đống lửa. Hoạt động ấy được lặp đi lặp lại nhiều lần, dần dần được nâng lên cả động tác lẫn ý thức, hình thành lên các điệu xòe. Như vậy có thể nói chính từ môi trường tự nhiên, môi trường lao động sản xuất, khát vọng về cuộc sống tốt đẹp và nhu cầu về đời sống tinh thần của tộc người Thái đã hình thành nên những điệu xòe để mô phỏng những hoạt động lao động sản xuất từ việc khai phá đất đai, phát rẫy, trồng lúa, lấy nước và phản ánh đời sống văn hóa tinh thần của người Thái.
Ngày 27/12/2012, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 5079/QĐ-BVHTT&DL công nhận sáu điệu xòe cổ của người Thái ở thị xã Nghĩa Lộ (Mường Lò) tỉnh Yên Bái là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
2. Địa điểm tổ chức Lễ hội
Hội Xòe Mường Lò được tổ chức tại Thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái.
Bà Phạm Thị Thanh Trà - Bí thư Tỉnh ủy (nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái) trao quyết định công nhận Xòe Thái Mường Lò là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
3. Nội dung lễ hội Xòe Mường Lò
Hàng năm cứ vào tháng 9, tháng 10, tỉnh Yên Bái lại tổ chức “Lễ hội văn hóa - du lịch Mường Lò và khám phá danh thắng Quốc gia ruộng bậc thang Mù Cang Chải”, trong đó nổi bật là lễ hội Xòe Mường Lò của người Thái ở thị xã Nghĩa Lộ với sáu điệu xòe cổ hay được gọi theo tiếng Thái là "xé cáu ké" bao gồm: xòe vòng (xé vóng), vòng tròn vỗ tay (ỏm lọm tốp mư), tung khăn (nhôm khăn), bổ bốn (phá xí), tiến lùi (đổn hôn), nâng khăn mời rượu (khắm khăn mơi lảu) được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2017.
Những điệu xòe cổ chẳng khác nào một xã hội thu nhỏ của người Thái phản ánh cuộc sống, tâm tư, tình cảm, nguyện vọng bằng phương thức tư duy ngôn ngữ múa dân gian đã đem lại một sắc thái độc đáo. Cùng với những điệu khắp trữ tình, các điệu khèn, điệu pí... thì 6 điệu xòe cổ ăn sâu vào lòng người một cách tự nhiên. Điệu “khắm khen” tức điệu nắm tay nhau vòng tròn biểu hiện cho tình đoàn kết các dân tộc anh em trong cộng đồng người Việt. Điệu “khấm khăn mời lẩu” tức nâng khăn mời rượu tỏ lòng yêu quý và mến khách. Điệu “phá xí” tức bỏ bốn, tượng trưng cho bốn phương trời đất, sự đoàn kết trao đổi, tình cảm của con người. Điệu “đổn hôn” tức tiến, lùi và nhào ra phía trước, lùi về sau thể hiện việc dẫu trời đất có giông bão, sóng gió nhưng tình cảm con người với con người luôn gắn chặt bên nhau. Điệu “nhôm khăn” tức tung khăn thể hiện niềm vui mùa lúa thắng lợi, xây nhà mới, sinh con thêm cháu, cưới xin… Điệu “ỏm lọm tốp mư” vòng tròn cổ tay thể hiện sự vui mừng gặp gỡ, bịn rịn khi chia tay nhau sau mỗi cuộc xòe.
Xòe Thái có sự nhịp nhàng uyển chuyển của đôi chân theo nhịp khèn, trống rộn rã đến lúc cuồng nhiệt, ý nghĩa của những điệu xòe Mường Lò du khách dễ hòa nhập, múa xòe làm cho người lạ bỗng thành quen. Ngồi trên nhà sàn uống rượu, vừa múa xòe, nghe hát dân ca nhìn ra cánh đồng Mường Lò mùa lúa chín thì cảm giác thư thái tuyệt vời. Qua mỗi bước xòe, con người gần gũi, chan hòa với nhau hơn, yêu người, yêu đời để bước vào cuộc sống lao động, chiến đấu với niềm tin yêu trong sáng vô hạn. Khi ta lẫn vào vòng xòe mới cảm nhận được sự quyến rũ khó lường của xòe tay, cầm tay quyện tròn xung quanh đống lửa hồng rực sáng.
Vòng đại xòe Mường Lò thu hút hàng ngàn người dân, nghệ nhân, diễn viên tham gia xác nhận kỷ lục Việt Nam như một điểm nhấn văn hóa đặc biệt ở miền Tây Bắc. 6 điệu xòe cổ còn lưu giữ được đến ngày nay hội tụ nét tinh hoa nghệ thuật và toát lên tình cảm, đoàn kết các dân tộc anh em nơi đây - đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Người Mường Lò có câu: “Không xòe không tốt lúa, không xòe thóc cạn bồ”. Xòe Thái có nhiều điệu tiêu biểu như xòe quanh đống lửa, xòe nâng khăn mời rượu, xòe tiến lùi, xòe tung khăn, xòe vòng tròn vỗ tay... Âm thanh, vũ điệu của xòe vừa tưng bừng, vừa thôi thúc mọi người đến với vòng xòe. Tay trong tay xích lại nhau hơn, thân ái, quây quần, đầm ấm. Xòe không còn là của riêng người Thái mà đã trở thành tài sản vô giá của nhân dân các dân tộc Mường Lò - Nghĩa Lộ.
Xòe Thái có khăn đỏ dài quàng qua cổ, tô điểm thêm bộ áo váy đẹp và rất riêng. Người Thái có trang phục độc đáo. Phụ nữ mặc áo cỏm, đủ màu sắc, đính hàng khuy bạc hình bướm, nhện, ve sầu... chạy trên đường nẹp xẻ ngực, bó sát thân, ăn nhịp với váy dài màu thẫm, cuốn hình ống, có hoa văn ở gấu, thắt eo bằng thắt lưng xanh lá cây, đeo xà tích bạc bên hông. Đồ trang sức của phụ nữ như hoa tai, nhẫn vòng tay chủ yếu bằng bạc. Phụ nữ Thái đen đã có chồng phải “tằng cẩu” (búi tóc). Con gái Thái hầu hết có thân hình đẹp bởi được lao động, mặc áo bó từ nhỏ. Phụ nữ Thái đen đội khăn piêu nổi tiếng với các hình hoa văn thêu nhiều màu sắc sặc sỡ. Con gái Thái cũng rất khéo tay khi may thêu vải thổ cẩm - sản phẩm thể hiện tâm hồn dịu dàng, trong sáng nhất mà phụ nữ Thái vừa thầm lặng, vừa kiêu sa bày tỏ.
Múa xòe của các thiếu nữ xinh đẹp, da trắng hồng tựa như hoa ban nở, xòe say trong men rượu nếp Mường Lò, mọi người vừa nắm tay nhau xòe quanh đống lửa, vừa rót cho nhau chén rượu. Nghĩa Lộ Mường Lò đã tạo nên một văn hóa, phong tục xòe truyền thống trường tồn và không thể thiếu trong cuộc sống của cộng đồng dân tộc nơi đây.
4. Thông tin liên hệ
- Liên hệ đơn vị tổ chức lễ hội: UBND Thị xã Nghĩa Lộ; Điện thoại: 0216.3.870.454; Phòng Văn hóa và Thông tin Thị xã Nghĩa Lộ - Điện thoại: 02163.870160 - Email: vanhoanghialo@gmail.com
- Liên hệ Công ty Lữ hành: Công ty Cổ phần Du lịch Quốc tế Yên Bái - Điện thoại: 0216.3893.985; Giám đốc Công Ty: Ông Đặng Minh Khôi - điện thoại: 0919.855.220 - 0976.079.266.
* Cơ sở Lưu trú Thị xã Nghĩa Lộ:
STT
|
Tên cơ sở lưu trú
|
Tên chủ sở hữu
|
Địa chỉ
|
Điện thoại
|
Xếp hạng
|
1
|
Khách sạn Nghĩa Lộ
|
Nguyễn Hải Toàn
|
Tổ 11, phường Trung Tâm
|
02163870106
|
3 sao
|
2
|
Khách sạn Miền Tây
|
Phạm Tuyết Trinh
|
Tổ 7, phường Trung Tâm
|
02163870686
|
2 sao
|
3
|
Khách sạn Mường Lò
|
Hồ Thị Lê
|
Tổ 1, phường Tân An
|
02163872888
|
2 sao
|
4
|
Khách sạn Bảo Yến
|
Phùng Thị Lan
|
Tổ 6, phường Tân An
|
0913094596
|
|
5
|
Khách sạn Trung Thành
|
Trần Thị Nguyệt
|
Tổ 7,phường Cầu Thia
|
02163870405 0962492888
|
2 sao
|
6
|
Khách sạn Bảo Sơn
|
Phùng Hoàng Sơn
|
Tổ 6, phường Cầu Thia
|
02163877697
|
1 sao
|
7
|
Khách Sạn Bảo Trâm
|
|
Tổ 3, phường Pú Trạng
|
0983.615.280
|
|
8
|
Khách sạn 999
|
|
Nghĩa Phúc
|
0967883433 02163897999
|
|
9
|
Khách sạn Xổ Số
|
|
Phường Trung Tâm
|
0923.871.133
|
|
10
|
Nhà nghỉ Bảo Long
|
Bùi Gia Sáng
|
Tổ 6, phường Tân An
|
0833075025 0914686263
|
|
11
|
Nhà Nghỉ Hoàng Long
|
Hoàng Văn Chính
|
Tổ 19, phường Trung Tâm
|
096979.6622
|
|
12
|
Nhà nghỉ Hòa Yến 1
|
Nguyễn Văn Hòa
|
Tổ 20, phường Trung Tâm
|
0966726726
|
|
13
|
Nhà nghỉ Hải Yến
|
Đặng Quang Chung
|
Tổ 7, phường Cầu Thia
|
0973303277
|
|
14
|
Nhà nghỉ Việt Trung
|
|
Thôn Ả Hạ, xã Nghĩa Phúc
|
094658648
|
|
15
|
Nhà nghỉ Tâm Sơn
|
Đỗ Mạnh Dũng
|
Tổ 13, phường Pú Trạng
|
0383148945
|
|
16
|
Nhà nghỉ Dương Huỳnh
|
|
Bản Là Nàng, xã Nghĩa Lợi
|
0972.913.508
|
|
17
|
Nhà nghỉ Cu Mít
|
|
Chao Hạ 1, xã Nghĩa lợi
|
0974790036
|
|
18
|
Nhà nghỉ Hồng Ánh
|
|
Tổ 2, phường Tân An
|
0986.998.370
|
|
19
|
Nhà nghỉ Việt An
|
|
Tổ 19, phường Trung Tâm
|
0819767336
|
|
20
|
Nhà nghỉ Phương Thảo
|
Lê Ngọc Sơn
|
Chao Hạ 1, xã Nghĩa lợi
|
0963107878 0941255678
|
|
21
|
Nhà nghỉ Trung Hiếu
|
|
Tổ 9, phường Tân An
|
0988851667
|
|
22
|
Nhà nghỉ Linh Giang
|
Nguyễn Đức Bình
|
Tổ 4, phường Cầu Thia
|
02163897567
|
|
* Các hộ làm du lịch cộng đồng tại thị xã Nghĩa Lộ
STT
|
Tên cơ sở lưu trú
|
Địa chỉ
|
Điện thoại
|
1
|
Homestay Loan Khang
|
Bản Sà Rèn, xã Nghĩa Lợi
|
098.889.0853
|
2
|
Homestay Phượng Luật
|
Bản Đêu 3, xã Nghĩa An
|
097.821.4672
|
3
|
Homestay Tông Pọng
|
Tổ Tông Co 2, phường Tân An
|
0383.148.945
|
4
|
Homestay Hồng Chung
|
Bản Chao Hạ 1, xã Nghĩa Lợi
|
039.906.1335
|
5
|
Homestay Yến Bình
|
Bản Chao Hạ 1, xã Nghĩa Lợi
|
098.847.5350
|
6
|
Hoàng Văn Tính
|
Bản Chao Hạ 1, xã Nghĩa Lợi
|
085.203.9200
|
7
|
Trần Thị Thái
|
Bản Sà Rèn, xã Nghĩa Lợi
|
035.738.7941
|
8
|
Homestay Ngọc Chiêm
|
Bản Sà Rèn, xã Nghĩa Lợi
|
098.487.4981
|
9
|
Hoàng Văn Tính
|
Bản Chao Hạ 1, xã Nghĩa Lợi
|
085.203.9200
|
10
|
Lò Văn Trình
|
Bản Chao Hạ 1, xã Nghĩa Lợi
|
097.333.2748
|
11
|
Lò Văn Vượng
|
Bản Chao Hạ 1, xã Nghĩa Lợi
|
097.531.6772
|
12
|
Đinh Thị Nhình
|
Bản Đêu 2, xã Nghĩa An
|
039.453.8610
|
13
|
Hà Thị Chinh
|
Bản Đêu 2, xã Nghĩa An
|
034.524.2696
|
14
|
Chu Thị Dương
|
Bản Đêu 2, xã Nghĩa An
|
037.952.7872
|
15
|
Chu Văn Dậu
|
Bản Đêu 3, xã Nghĩa An
|
036.721.2836
|
16
|
Chị Dược
|
Nhà Sàn xã Nghĩa An
|
0968.999.127
|
17
|
Hoàng Đức Mạnh
|
Tổ Cang Nà, phường Trung Tâm
|
0982333092
|
18
|
Em Huệ
|
Nhà sàn bảo tồn phường Tân An
|
037 7962586
|
19
|
Homestay Thúy Nga
|
Ao Sen 3, phường Tân An
|
0981.171.288
|
20
|
Homestay Pơ Mu
|
Phường Pú Trạng
|
0916.892.893
|
21
|
Homestay Chinh Bi
|
Ao Luông 2, xã Sơn A, huyện Văn Chấn
|
0966678384
|
12498 lượt xem
Ban Biên tập
Mường Lò - Nghĩa Lộ, thị xã miền Tây của tỉnh Yên Bái, không chỉ nổi tiếng là vùng gạo trắng nước trong với cánh đồng Mường Lò lớn thứ hai ở vùng Tây Bắc, mà còn là nơi cư ngụ đông đúc và lâu đời của người Thái Đen với một bề dày văn hóa nổi tiếng với 6 điệu múa xòe cổ, một hoạt động không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Thái Đen Mường Lò. Nó gắn bó với người Thái trong từng hơi thở, trở thành một phong tục truyền thống, bản sắc văn hóa của vùng miền. Xòe Thái đã chính thức trở thành một trong 26 Di sản văn hóa Phi vật thể Quốc gia. Hàng năm, lễ hội Xòe Mường Lò được tổ chức nhằm tuyên truyền, quảng bá sâu rộng các giá trị văn hóa, hình ảnh về nét đẹp con người và quê hương Yên Bái. 1. Nguồn gốc Lễ hội
Xòe được dịch ra theo tiếng Thái ghi trong cuốn sách "Quám tố mương" - tức "Chuyện bản Mường" của người Thái Đen Tây Bắc có nghĩa là “xe”, xòe cổ là “xe cáu ké” nhằm chỉ một hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian tập thể của đồng bào dân tộc Thái. Có thể nói xòe là biểu hiện nghệ thuật dân gian Thái đặc trưng và trở thành biểu trưng cơ bản và là thành tố quan trọng trong giá trị văn hóa đặc thù của dân tộc Thái.
Mường Lò được người Thái Đen ở Tây Bắc Việt Nam coi là quê tổ, bởi thế đồng bào cũng quan niệm đây là nơi sản sinh ra các điệu xòe cổ, là ngọn nguồn của những vòng xòe. Xòe được hình thành và phát triển cùng với quá trình lịch sử hình thành bản sắc văn hóa truyền thống của cộng đồng người Thái, nó gắn liền với cuộc sống, sinh hoạt, thể hiện đời sống vật chất và tinh thần của người Thái. Người Thái khi đặt chân đến Mường Lò, kinh tế truyền thống là nông nghiệp, sống quần tụ trong các bản làng ở các vùng lòng chảo, ven các sông suối. Trong cuộc mưu sinh để tồn tại và phát triển, người Thái luôn cần cù sáng tạo trong lao động sản xuất, chinh phục thiên nhiên, anh dũng đấu tranh chống lại thú dữ. Mỗi khi hoàn thành một công việc trọng đại, chinh phục được thiên nhiên hay chiến thắng kẻ thù thú dữ mọi người lại nắm tay nhau không phân biệt nam, nữ, già, trẻ và nhảy múa ăn mừng quanh đống lửa. Hoạt động ấy được lặp đi lặp lại nhiều lần, dần dần được nâng lên cả động tác lẫn ý thức, hình thành lên các điệu xòe. Như vậy có thể nói chính từ môi trường tự nhiên, môi trường lao động sản xuất, khát vọng về cuộc sống tốt đẹp và nhu cầu về đời sống tinh thần của tộc người Thái đã hình thành nên những điệu xòe để mô phỏng những hoạt động lao động sản xuất từ việc khai phá đất đai, phát rẫy, trồng lúa, lấy nước và phản ánh đời sống văn hóa tinh thần của người Thái.
Ngày 27/12/2012, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 5079/QĐ-BVHTT&DL công nhận sáu điệu xòe cổ của người Thái ở thị xã Nghĩa Lộ (Mường Lò) tỉnh Yên Bái là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
2. Địa điểm tổ chức Lễ hội
Hội Xòe Mường Lò được tổ chức tại Thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái.
Bà Phạm Thị Thanh Trà - Bí thư Tỉnh ủy (nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái) trao quyết định công nhận Xòe Thái Mường Lò là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
3. Nội dung lễ hội Xòe Mường Lò
Hàng năm cứ vào tháng 9, tháng 10, tỉnh Yên Bái lại tổ chức “Lễ hội văn hóa - du lịch Mường Lò và khám phá danh thắng Quốc gia ruộng bậc thang Mù Cang Chải”, trong đó nổi bật là lễ hội Xòe Mường Lò của người Thái ở thị xã Nghĩa Lộ với sáu điệu xòe cổ hay được gọi theo tiếng Thái là "xé cáu ké" bao gồm: xòe vòng (xé vóng), vòng tròn vỗ tay (ỏm lọm tốp mư), tung khăn (nhôm khăn), bổ bốn (phá xí), tiến lùi (đổn hôn), nâng khăn mời rượu (khắm khăn mơi lảu) được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2017.
Những điệu xòe cổ chẳng khác nào một xã hội thu nhỏ của người Thái phản ánh cuộc sống, tâm tư, tình cảm, nguyện vọng bằng phương thức tư duy ngôn ngữ múa dân gian đã đem lại một sắc thái độc đáo. Cùng với những điệu khắp trữ tình, các điệu khèn, điệu pí... thì 6 điệu xòe cổ ăn sâu vào lòng người một cách tự nhiên. Điệu “khắm khen” tức điệu nắm tay nhau vòng tròn biểu hiện cho tình đoàn kết các dân tộc anh em trong cộng đồng người Việt. Điệu “khấm khăn mời lẩu” tức nâng khăn mời rượu tỏ lòng yêu quý và mến khách. Điệu “phá xí” tức bỏ bốn, tượng trưng cho bốn phương trời đất, sự đoàn kết trao đổi, tình cảm của con người. Điệu “đổn hôn” tức tiến, lùi và nhào ra phía trước, lùi về sau thể hiện việc dẫu trời đất có giông bão, sóng gió nhưng tình cảm con người với con người luôn gắn chặt bên nhau. Điệu “nhôm khăn” tức tung khăn thể hiện niềm vui mùa lúa thắng lợi, xây nhà mới, sinh con thêm cháu, cưới xin… Điệu “ỏm lọm tốp mư” vòng tròn cổ tay thể hiện sự vui mừng gặp gỡ, bịn rịn khi chia tay nhau sau mỗi cuộc xòe.
Xòe Thái có sự nhịp nhàng uyển chuyển của đôi chân theo nhịp khèn, trống rộn rã đến lúc cuồng nhiệt, ý nghĩa của những điệu xòe Mường Lò du khách dễ hòa nhập, múa xòe làm cho người lạ bỗng thành quen. Ngồi trên nhà sàn uống rượu, vừa múa xòe, nghe hát dân ca nhìn ra cánh đồng Mường Lò mùa lúa chín thì cảm giác thư thái tuyệt vời. Qua mỗi bước xòe, con người gần gũi, chan hòa với nhau hơn, yêu người, yêu đời để bước vào cuộc sống lao động, chiến đấu với niềm tin yêu trong sáng vô hạn. Khi ta lẫn vào vòng xòe mới cảm nhận được sự quyến rũ khó lường của xòe tay, cầm tay quyện tròn xung quanh đống lửa hồng rực sáng.
Vòng đại xòe Mường Lò thu hút hàng ngàn người dân, nghệ nhân, diễn viên tham gia xác nhận kỷ lục Việt Nam như một điểm nhấn văn hóa đặc biệt ở miền Tây Bắc. 6 điệu xòe cổ còn lưu giữ được đến ngày nay hội tụ nét tinh hoa nghệ thuật và toát lên tình cảm, đoàn kết các dân tộc anh em nơi đây - đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Người Mường Lò có câu: “Không xòe không tốt lúa, không xòe thóc cạn bồ”. Xòe Thái có nhiều điệu tiêu biểu như xòe quanh đống lửa, xòe nâng khăn mời rượu, xòe tiến lùi, xòe tung khăn, xòe vòng tròn vỗ tay... Âm thanh, vũ điệu của xòe vừa tưng bừng, vừa thôi thúc mọi người đến với vòng xòe. Tay trong tay xích lại nhau hơn, thân ái, quây quần, đầm ấm. Xòe không còn là của riêng người Thái mà đã trở thành tài sản vô giá của nhân dân các dân tộc Mường Lò - Nghĩa Lộ.
Xòe Thái có khăn đỏ dài quàng qua cổ, tô điểm thêm bộ áo váy đẹp và rất riêng. Người Thái có trang phục độc đáo. Phụ nữ mặc áo cỏm, đủ màu sắc, đính hàng khuy bạc hình bướm, nhện, ve sầu... chạy trên đường nẹp xẻ ngực, bó sát thân, ăn nhịp với váy dài màu thẫm, cuốn hình ống, có hoa văn ở gấu, thắt eo bằng thắt lưng xanh lá cây, đeo xà tích bạc bên hông. Đồ trang sức của phụ nữ như hoa tai, nhẫn vòng tay chủ yếu bằng bạc. Phụ nữ Thái đen đã có chồng phải “tằng cẩu” (búi tóc). Con gái Thái hầu hết có thân hình đẹp bởi được lao động, mặc áo bó từ nhỏ. Phụ nữ Thái đen đội khăn piêu nổi tiếng với các hình hoa văn thêu nhiều màu sắc sặc sỡ. Con gái Thái cũng rất khéo tay khi may thêu vải thổ cẩm - sản phẩm thể hiện tâm hồn dịu dàng, trong sáng nhất mà phụ nữ Thái vừa thầm lặng, vừa kiêu sa bày tỏ.
Múa xòe của các thiếu nữ xinh đẹp, da trắng hồng tựa như hoa ban nở, xòe say trong men rượu nếp Mường Lò, mọi người vừa nắm tay nhau xòe quanh đống lửa, vừa rót cho nhau chén rượu. Nghĩa Lộ Mường Lò đã tạo nên một văn hóa, phong tục xòe truyền thống trường tồn và không thể thiếu trong cuộc sống của cộng đồng dân tộc nơi đây.
4. Thông tin liên hệ
- Liên hệ đơn vị tổ chức lễ hội: UBND Thị xã Nghĩa Lộ; Điện thoại: 0216.3.870.454; Phòng Văn hóa và Thông tin Thị xã Nghĩa Lộ - Điện thoại: 02163.870160 - Email: vanhoanghialo@gmail.com
- Liên hệ Công ty Lữ hành: Công ty Cổ phần Du lịch Quốc tế Yên Bái - Điện thoại: 0216.3893.985; Giám đốc Công Ty: Ông Đặng Minh Khôi - điện thoại: 0919.855.220 - 0976.079.266.
* Cơ sở Lưu trú Thị xã Nghĩa Lộ:
STT
Tên cơ sở lưu trú
Tên chủ sở hữu
Địa chỉ
Điện thoại
Xếp hạng
1
Khách sạn Nghĩa Lộ
Nguyễn Hải Toàn
Tổ 11, phường Trung Tâm
02163870106
3 sao
2
Khách sạn Miền Tây
Phạm Tuyết Trinh
Tổ 7, phường Trung Tâm
02163870686
2 sao
3
Khách sạn Mường Lò
Hồ Thị Lê
Tổ 1, phường Tân An
02163872888
2 sao
4
Khách sạn Bảo Yến
Phùng Thị Lan
Tổ 6, phường Tân An
0913094596
5
Khách sạn Trung Thành
Trần Thị Nguyệt
Tổ 7,phường Cầu Thia
02163870405 0962492888
2 sao
6
Khách sạn Bảo Sơn
Phùng Hoàng Sơn
Tổ 6, phường Cầu Thia
02163877697
1 sao
7
Khách Sạn Bảo Trâm
Tổ 3, phường Pú Trạng
0983.615.280
8
Khách sạn 999
Nghĩa Phúc
0967883433 02163897999
9
Khách sạn Xổ Số
Phường Trung Tâm
0923.871.133
10
Nhà nghỉ Bảo Long
Bùi Gia Sáng
Tổ 6, phường Tân An
0833075025 0914686263
11
Nhà Nghỉ Hoàng Long
Hoàng Văn Chính
Tổ 19, phường Trung Tâm
096979.6622
12
Nhà nghỉ Hòa Yến 1
Nguyễn Văn Hòa
Tổ 20, phường Trung Tâm
0966726726
13
Nhà nghỉ Hải Yến
Đặng Quang Chung
Tổ 7, phường Cầu Thia
0973303277
14
Nhà nghỉ Việt Trung
Thôn Ả Hạ, xã Nghĩa Phúc
094658648
15
Nhà nghỉ Tâm Sơn
Đỗ Mạnh Dũng
Tổ 13, phường Pú Trạng
0383148945
16
Nhà nghỉ Dương Huỳnh
Bản Là Nàng, xã Nghĩa Lợi
0972.913.508
17
Nhà nghỉ Cu Mít
Chao Hạ 1, xã Nghĩa lợi
0974790036
18
Nhà nghỉ Hồng Ánh
Tổ 2, phường Tân An
0986.998.370
19
Nhà nghỉ Việt An
Tổ 19, phường Trung Tâm
0819767336
20
Nhà nghỉ Phương Thảo
Lê Ngọc Sơn
Chao Hạ 1, xã Nghĩa lợi
0963107878 0941255678
21
Nhà nghỉ Trung Hiếu
Tổ 9, phường Tân An
0988851667
22
Nhà nghỉ Linh Giang
Nguyễn Đức Bình
Tổ 4, phường Cầu Thia
02163897567
* Các hộ làm du lịch cộng đồng tại thị xã Nghĩa Lộ
STT
Tên cơ sở lưu trú
Địa chỉ
Điện thoại
1
Homestay Loan Khang
Bản Sà Rèn, xã Nghĩa Lợi
098.889.0853
2
Homestay Phượng Luật
Bản Đêu 3, xã Nghĩa An
097.821.4672
3
Homestay Tông Pọng
Tổ Tông Co 2, phường Tân An
0383.148.945
4
Homestay Hồng Chung
Bản Chao Hạ 1, xã Nghĩa Lợi
039.906.1335
5
Homestay Yến Bình
Bản Chao Hạ 1, xã Nghĩa Lợi
098.847.5350
6
Hoàng Văn Tính
Bản Chao Hạ 1, xã Nghĩa Lợi
085.203.9200
7
Trần Thị Thái
Bản Sà Rèn, xã Nghĩa Lợi
035.738.7941
8
Homestay Ngọc Chiêm
Bản Sà Rèn, xã Nghĩa Lợi
098.487.4981
9
Hoàng Văn Tính
Bản Chao Hạ 1, xã Nghĩa Lợi
085.203.9200
10
Lò Văn Trình
Bản Chao Hạ 1, xã Nghĩa Lợi
097.333.2748
11
Lò Văn Vượng
Bản Chao Hạ 1, xã Nghĩa Lợi
097.531.6772
12
Đinh Thị Nhình
Bản Đêu 2, xã Nghĩa An
039.453.8610
13
Hà Thị Chinh
Bản Đêu 2, xã Nghĩa An
034.524.2696
14
Chu Thị Dương
Bản Đêu 2, xã Nghĩa An
037.952.7872
15
Chu Văn Dậu
Bản Đêu 3, xã Nghĩa An
036.721.2836
16
Chị Dược
Nhà Sàn xã Nghĩa An
0968.999.127
17
Hoàng Đức Mạnh
Tổ Cang Nà, phường Trung Tâm
0982333092
18
Em Huệ
Nhà sàn bảo tồn phường Tân An
037 7962586
19
Homestay Thúy Nga
Ao Sen 3, phường Tân An
0981.171.288
20
Homestay Pơ Mu
Phường Pú Trạng
0916.892.893
21
Homestay Chinh Bi
Ao Luông 2, xã Sơn A, huyện Văn Chấn
0966678384
Các bài khác
- Lễ hội quế huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (15/08/2016)
- Lễ hội Cơm mới đền Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái (15/08/2016)
- Lễ Vu Lan - Chùa Ngọc Am, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái (15/08/2016)
- Lễ hội Xên Mường của đồng bào Thái Mường Lò (15/08/2016)
- Lễ hội cầu mưa của người Thái Mường Lò, Thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái (15/08/2016)
- Lễ hội Xên Đông - Nét đẹp văn hóa của người Thái, xã Hạnh Sơn, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái (15/08/2016)
- Lễ hội Lồng Tồng của các dân tộc tỉnh Yên Bái (15/08/2016)
Xem thêm »