Ngày 26/9, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành Chỉ thị số 04/CT-NHNN về các giải pháp của ngành Ngân hàng, nhằm góp phần hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng của bão Yagi, qua đó khôi phục và thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế.
Vùng bưởi "tiến Vua" bị thiệt hại nặng nề sau mưa lũ ở Yên Bái
"Khẩn trương trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định về việc phân loại tài sản có, mức trích lập dự phòng rủi ro, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro, hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn, thiệt hại do ảnh hưởng của cơn bão; xây dựng và ban hành Thông tư hướng dẫn các tổ chức tín dụng (TCTD) cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khách hàng gặp khó khăn trong việc trả nợ", nội dung Chỉ thị nêu.
Trước ảnh hưởng của cơn bão số 3 đã gây thiệt hại nặng nề về người, tài sản, hoạt động sản xuất kinh doanh và ảnh hưởng mọi mặt đến đời sống của người dân, nhất là sản xuất nông nghiệp, dịch vụ, du lịch tại 26 địa phương khu vực miền Bắc và Thanh Hóa, NHNN đã kịp thời chỉ đạo các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện các giải pháp hỗ trợ khách hàng ngay từ khi cơn bão xảy ra.
Trong thời gian tới, nhiệm vụ khắc phục hậu quả cơn bão là rất lớn khi tài sản, sức khỏe người dân bị tổn thất và ảnh hưởng nghiêm trọng. Thực hiện Nghị quyết số 143/NQ-CP của Chính phủ ngày 17/9, Thống đốc NHNN yêu cầu các đơn vị thuộc NHNN, các TCTD khẩn trương, kịp thời thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nhằm khôi phục và thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế.
Đối với các đơn vị thuộc NHNN Trung ương và các tỉnh, thành, Thống đốc yêu cầu tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, phối hợp đồng bộ, hài hòa, chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác góp phần hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối và hệ thống ngân hàng. Trong đó, cần chủ động nghiên cứu những tác động, ảnh hưởng của cơn bão số 3 đến việc điều hành chính sách tiền tệ, đặc biệt là hạn mức tín dụng, nhu cầu vốn và thanh khoản cho nền kinh tế nói chung, ngân hàng thương mại nói riêng để có các giải pháp điều hành phù hợp.
Theo Chỉ thị, NHNN yêu cầu các đơn vị tiếp tục tham mưu cho Thống đốc NHNN chỉ đạo các TCTD thực hiện các giải pháp như: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn, giảm lãi vay cho các khách hàng, xây dựng các chương trình tín dụng mới với lãi suất ưu đãi phù hợp, tiếp tục cho vay mới đối với khách hàng để khôi phục sản xuất kinh doanh sau bão.
Tham mưu cho Thống đốc NHNN báo cáo cấp có thẩm quyền thực hiện khoanh nợ đối với khách hàng bị thiệt hại nặng nề về vốn vay, tài sản hình thành từ vốn vay do hậu quả bão lũ xảy ra trên phạm vi rộng theo quy định tại Nghị định số 55 và Nghị định 116 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn và các văn bản hưởng dẫn của NHNN.
Thống đốc yêu cầu các TCTD khẩn trương chỉ đạo các chi nhánh, phòng giao dịch tại 26 tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng của bão cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay cho vay khách hàng theo quy định pháp luật hiện hành; thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ giữ nguyên nhóm nợ, khoanh nợ, cho vay mới đối với khách hàng thuộc đối tượng theo quy định tại Nghị định số 55, Nghị định 116 và các văn bản hướng dẫn của NHNN về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn. Ngân hàng Chính sách xã hội xử lý nợ bị rủi ro cho khách hàng vay vốn bị thiệt hại do ảnh hưởng của cơn bão số 3 theo Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg ngày 28/7/2010 và Quyết định số 08/2021/QĐ-TTg ngày 11/5/2021 của Thủ tướng Chính phủ.
Thống đốc cũng yêu cầu các TCTD tiếp tục triển khai có hiệu quả các giải pháp hướng tín dụng đối với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng kinh tế theo chủ trương của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Xây dựng các chương trình, các gói tín dụng mới với lãi suất phù hợp; tiếp tục cho vay mới trên tinh thần cải cách thủ tục hành chính, cắt bỏ phiền hà, khẩn trương xét duyệt cho vay mới và tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng cho người vay nhất là vấn đề tài sản bảo đảm, hạn mức tín dụng nhằm giúp khách hàng khắc phục khó khăn, ổn định sản xuất kinh doanh sau bão.
Nội dung Chỉ thị nêu rõ: Hệ thống ngân hàng vẫn phải đảm bảo các nguyên tắc đối với an toàn của TCTD, không để lợi dụng, trục lợi chính sách. Các tổ chức Hiệp hội trong ngành Ngân hàng tiếp tục phát huy vai trò kết nối các TCTD, tạo sự đồng thuận, thống nhất giữa các ngân hàng thành viên trong triển khai các giải pháp cơ cấu lại thời hạn trả nợ, cho vay mới nhằm tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.
(Theo CAND)
1407 lượt xem
Ngày 26/9, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành Chỉ thị số 04/CT-NHNN về các giải pháp của ngành Ngân hàng, nhằm góp phần hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng của bão Yagi, qua đó khôi phục và thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế."Khẩn trương trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định về việc phân loại tài sản có, mức trích lập dự phòng rủi ro, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro, hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn, thiệt hại do ảnh hưởng của cơn bão; xây dựng và ban hành Thông tư hướng dẫn các tổ chức tín dụng (TCTD) cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khách hàng gặp khó khăn trong việc trả nợ", nội dung Chỉ thị nêu.
Trước ảnh hưởng của cơn bão số 3 đã gây thiệt hại nặng nề về người, tài sản, hoạt động sản xuất kinh doanh và ảnh hưởng mọi mặt đến đời sống của người dân, nhất là sản xuất nông nghiệp, dịch vụ, du lịch tại 26 địa phương khu vực miền Bắc và Thanh Hóa, NHNN đã kịp thời chỉ đạo các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện các giải pháp hỗ trợ khách hàng ngay từ khi cơn bão xảy ra.
Trong thời gian tới, nhiệm vụ khắc phục hậu quả cơn bão là rất lớn khi tài sản, sức khỏe người dân bị tổn thất và ảnh hưởng nghiêm trọng. Thực hiện Nghị quyết số 143/NQ-CP của Chính phủ ngày 17/9, Thống đốc NHNN yêu cầu các đơn vị thuộc NHNN, các TCTD khẩn trương, kịp thời thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nhằm khôi phục và thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế.
Đối với các đơn vị thuộc NHNN Trung ương và các tỉnh, thành, Thống đốc yêu cầu tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, phối hợp đồng bộ, hài hòa, chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác góp phần hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối và hệ thống ngân hàng. Trong đó, cần chủ động nghiên cứu những tác động, ảnh hưởng của cơn bão số 3 đến việc điều hành chính sách tiền tệ, đặc biệt là hạn mức tín dụng, nhu cầu vốn và thanh khoản cho nền kinh tế nói chung, ngân hàng thương mại nói riêng để có các giải pháp điều hành phù hợp.
Theo Chỉ thị, NHNN yêu cầu các đơn vị tiếp tục tham mưu cho Thống đốc NHNN chỉ đạo các TCTD thực hiện các giải pháp như: Cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn, giảm lãi vay cho các khách hàng, xây dựng các chương trình tín dụng mới với lãi suất ưu đãi phù hợp, tiếp tục cho vay mới đối với khách hàng để khôi phục sản xuất kinh doanh sau bão.
Tham mưu cho Thống đốc NHNN báo cáo cấp có thẩm quyền thực hiện khoanh nợ đối với khách hàng bị thiệt hại nặng nề về vốn vay, tài sản hình thành từ vốn vay do hậu quả bão lũ xảy ra trên phạm vi rộng theo quy định tại Nghị định số 55 và Nghị định 116 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn và các văn bản hưởng dẫn của NHNN.
Thống đốc yêu cầu các TCTD khẩn trương chỉ đạo các chi nhánh, phòng giao dịch tại 26 tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng của bão cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay cho vay khách hàng theo quy định pháp luật hiện hành; thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ giữ nguyên nhóm nợ, khoanh nợ, cho vay mới đối với khách hàng thuộc đối tượng theo quy định tại Nghị định số 55, Nghị định 116 và các văn bản hướng dẫn của NHNN về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn. Ngân hàng Chính sách xã hội xử lý nợ bị rủi ro cho khách hàng vay vốn bị thiệt hại do ảnh hưởng của cơn bão số 3 theo Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg ngày 28/7/2010 và Quyết định số 08/2021/QĐ-TTg ngày 11/5/2021 của Thủ tướng Chính phủ.
Thống đốc cũng yêu cầu các TCTD tiếp tục triển khai có hiệu quả các giải pháp hướng tín dụng đối với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng kinh tế theo chủ trương của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Xây dựng các chương trình, các gói tín dụng mới với lãi suất phù hợp; tiếp tục cho vay mới trên tinh thần cải cách thủ tục hành chính, cắt bỏ phiền hà, khẩn trương xét duyệt cho vay mới và tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng cho người vay nhất là vấn đề tài sản bảo đảm, hạn mức tín dụng nhằm giúp khách hàng khắc phục khó khăn, ổn định sản xuất kinh doanh sau bão.
Nội dung Chỉ thị nêu rõ: Hệ thống ngân hàng vẫn phải đảm bảo các nguyên tắc đối với an toàn của TCTD, không để lợi dụng, trục lợi chính sách. Các tổ chức Hiệp hội trong ngành Ngân hàng tiếp tục phát huy vai trò kết nối các TCTD, tạo sự đồng thuận, thống nhất giữa các ngân hàng thành viên trong triển khai các giải pháp cơ cấu lại thời hạn trả nợ, cho vay mới nhằm tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.
(Theo CAND)
Các bài khác
- Đảm bảo kết nối, tích hợp, chia sẻ thông tin, dữ liệu phục vụ họp, chỉ đạo, điều hành trực tuyến về phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
(27/09/2024)
- Triển khai hỗ trợ về miễn giảm, thuế cho đối tượng bị tổn thất do bão lũ (25/09/2024)
- Thủ tướng chỉ đạo triển khai các giải pháp bảo đảm cung ứng xăng dầu (24/09/2024)
- Trình Quốc hội điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (24/09/2024)
- Đến 2050, quy mô doanh thu công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam đạt trên 100 tỷ USD/năm (23/09/2024)
- 5 thủ tục hành chính mới ban hành, sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực trồng trọt (18/09/2024)
- Chính phủ ban hành 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh (18/09/2024)
- Sửa đổi một số Nghị định quy định chi tiết về đầu tư theo phương thức PPP (18/09/2024)
- 2 dịch vụ sự nghiệp công thiết yếu sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực tài chính (17/09/2024)
- Tăng cường công tác vận hành, điều tiết hồ chứa thủy điện, đảm bảo an toàn hệ thống đê (14/09/2024)
Xem thêm »